Việt Nam Thời Báo

Vì sao Việt Nam ‘nhờ Mỹ tác động’ lên Google và Facebook?

Viễn Đông

VOA

Bóng của một người đàn ông và logo của Google.
Bóng của một người đàn ông và logo của Google.

Một thành viên chính phủ Việt Nam mới lên tiếng bác bỏ thông tin “bị ung thư giai đoạn cuối”, và “nhờ” Đại sứ Mỹ ở Hà Nội dùng ảnh hưởng của mình để hối thúc một số công ty của Hoa Kỳ phải có hành động liên quan tới các thông tin “xấu, độc” trên mạng.
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn hôm 21/3 kêu gọi ông Ted Osius “tác động để Google, Facebook có đại diện tại Việt Nam để dễ bàn bạc hơn khi xử lý những vấn đề liên quan đến pháp luật Việt Nam”, báo chí trong nước đưa tin.
Trước đó năm ngày, ông Tuấn nói trong một cuộc họp với các doanh nghiệp quảng cáo trên các trang mạng xã hội của Mỹ rằng danh dự, nhân phẩm của ông “bị xúc phạm” sau khi xuất hiện trên YouTube thông tin mà ông nói là “sai sự thật về sức khỏe của mình”.
Tối 22/3, VOA Việt Ngữ thấy một đoạn clip dài gần 23 phút có nội dung ông Tuấn “có nguy cơ ung thư vì ăn hải sản nhiễm độc” với hơn 5 nghìn lượt xem vẫn còn trên trang YouTube.
Tối 22/3, VOA Việt Ngữ thấy một đoạn clip dài gần 23 phút có nội dung ông Tuấn “có nguy cơ ung thư vì ăn hải sản nhiễm độc” với hơn 5 nghìn lượt xem vẫn còn trên trang YouTube.
“Các bạn thấy tôi có khỏe không. Tôi vừa xem trên YouTube một clip cho rằng, tôi bị bệnh ung thư giai đoạn cuối. Thực tế, tôi đang rất khỏe mạnh, không có vấn đề gì. Chúng ta thấy có những việc như thế và hôm nay, chúng ta gặp nhau ở đây bàn về vấn đề thông tin thất thiệt, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xuyên tạc được tung lên YouTube, các mạng khác”, tờ Soha News dẫn lời ông Tuấn nói như vậy, đồng thời hối thúc các doanh nghiệp trong nước ngưng quảng cáo trên YouTube và Facebook cũng như các trang mạng xã hội khác cho tới khi các thông tin “xấu, độc” chống chính quyền Hà Nội bị ngăn chặn.
Tối 22/3, VOA Việt Ngữ thấy một đoạn clip dài gần 23 phút có nội dung ông Tuấn “có nguy cơ ung thư vì ăn hải sản nhiễm độc” với hơn 5 nghìn lượt xem vẫn còn trên trang YouTube.
Về chuyện này, luật sư Hà Huy Sơn, người từng bào chữa cho thân chủ bị tung tin sai, nói: “Cái chuyện đó thì tôi cho rằng nó xâm phạm đời tư, bí mật riêng tư, đời sống của cá nhân, vi phạm bộ luật dân sự. Người bị cái tin đồn đấy thì người ta có thể là khởi kiện một vụ án dân sự ra tòa. Pháp luật bảo vệ quyền riêng tư của công dân”.
Theo Bộ trưởng Tuấn, Việt Nam đã có 52 triệu người có tài khoản trên mạng xã hội Facebook.
Theo Bộ trưởng Tuấn, Việt Nam đã có 52 triệu người có tài khoản trên mạng xã hội Facebook.
Ông nói thêm: “Trên đất Việt Nam, kể cả người nước ngoài cũng được bảo vệ trong không gian pháp luật như vậy. Luật dân sự tức là người đưa tin sai đấy phải xin lỗi. Và cái thứ hai phải bồi thường về thiệt hại vật chất và tinh thần do người bị hại người ta chứng minh được, chứ không phải là chịu trách nhiệm hình sự”.
Ông Tuấn không phải là quan chức Việt Nam đầu tiên vấp phải tin đồn “bị ung thư”. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hà Nội Nguyễn Đức Chung hay Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng cũng bị đồn như vậy trên YouTube.
Trong một dòng trạng thái trên Facebook, luật sư Trần Vũ Hải mới viết: Mạng xã hội ngày càng xuất hiện nhiều tin đồn. Những người có vai vế, tên tuổi cần làm quen với những tin đồn đó và biết cách ửng xử thích hợp. Nếu tin đồn vô bổ, lờ đi là cách tốt nhất. Nhưng có những tin đồn không thể lờ được, cần dập tan hoặc công khai đáp lại”.
Theo báo chí Việt Nam, trong cuộc gặp với Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, Đại sứ Ted Osius phản ánh về “việc Google đang rất lo ngại về các quy định của Nghị định 72 về việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và Thông tư 38 quy định chi tiết về việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới”.
Theo báo chí Việt Nam, trong cuộc gặp với Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, Đại sứ Ted Osius phản ánh về “việc Google đang rất lo ngại về các quy định của Nghị định 72 về việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và Thông tư 38 quy định chi tiết về việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới”.
Trong cuộc gặp với Đại sứ Mỹ tại Việt Nam hôm 21/3, theo Infonet, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết rằng “Google [công ty sở hữu YouTube] mới xử lý được hơn 40 clip trong số khoảng 8.000 clip độc hại”.
“Đặc biệt, Google chỉ chặn clip để người ở Việt Nam không xem được, còn người ở nước ngoài vẫn xem được, trong khi yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông là khi thấy clip vi phạm thì phải gỡ bỏ hoàn toàn”, ông Tuấn được trích lời nói.
Về đề nghị gỡ bỏ video của Việt Nam, luật sư Hà Huy Sơn nhận định: “Tôi không biết YouTube có hoạt động kinh doanh ở Việt Nam hay không. Nếu mà có đăng ký hoạt động kinh doanh ở Việt Nam thì nó mới là đối tượng điều chỉnh của pháp luật Việt Nam. Nếu mà họ có đăng ký kinh doanh ở Việt Nam thì cái việc đưa các nguồn tin xâm phạm đời tư, trái với quy định của pháp luật Việt Nam thì cái yêu cầu dỡ bỏ thông tin đấy tôi cho rằng là cũng có cơ sở pháp lý”.
Hình ảnh logo của YouTube trong mắt của một người sử dụng.
Hình ảnh logo của YouTube trong mắt của một người sử dụng.
Trong một thông cáo gửi cho báo chí, YouTube cho biết rằng “chúng tôi có các chính sách rõ ràng về các yêu cầu gỡ bỏ từ các chính phủ khắp thế giới”.
“Chúng tôi dựa vào các chính phủ thông báo cho chúng tôi các nội dung mà họ tin là trái phép thông qua các kênh chính thống, và nếu thấy hợp lý, chúng tôi sẽ thực hiện việc hạn chế sau khi xem xét kỹ lưỡng”, thông cáo viết tiếp. “Mọi yêu cầu này đều được theo dõi và đưa vào ‘Báo cáo Minh bạch’ của chúng tôi”.
Ông Tuấn không phải là quan chức Việt Nam đầu tiên vấp phải tin đồn “bị ung thư”. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hà Nội Nguyễn Đức Chung hay Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng cũng bị đồn như vậy trên YouTube.
Trong một dòng trạng thái trên Facebook, luật sư Trần Vũ Hải mới viết: Mạng xã hội ngày càng xuất hiện nhiều tin đồn. Những người có vai vế, tên tuổi cần làm quen với những tin đồn đó và biết cách ửng xử thích hợp. Nếu tin đồn vô bổ, lờ đi là cách tốt nhất. Nhưng có những tin đồn không thể lờ được, cần dập tan hoặc công khai đáp lại”.
Theo báo chí Việt Nam, trong cuộc gặp với Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, Đại sứ Ted Osius phản ánh về “việc Google đang rất lo ngại về các quy định của Nghị định 72 về việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và Thông tư 38 quy định chi tiết về việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới”.
Theo báo chí Việt Nam, trong cuộc gặp với Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, Đại sứ Ted Osius phản ánh về “việc Google đang rất lo ngại về các quy định của Nghị định 72 về việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và Thông tư 38 quy định chi tiết về việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới”.
Trong cuộc gặp với Đại sứ Mỹ tại Việt Nam hôm 21/3, theo Infonet, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết rằng “Google [công ty sở hữu YouTube] mới xử lý được hơn 40 clip trong số khoảng 8.000 clip độc hại”.
“Đặc biệt, Google chỉ chặn clip để người ở Việt Nam không xem được, còn người ở nước ngoài vẫn xem được, trong khi yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông là khi thấy clip vi phạm thì phải gỡ bỏ hoàn toàn”, ông Tuấn được trích lời nói.
Về đề nghị gỡ bỏ video của Việt Nam, luật sư Hà Huy Sơn nhận định: “Tôi không biết YouTube có hoạt động kinh doanh ở Việt Nam hay không. Nếu mà có đăng ký hoạt động kinh doanh ở Việt Nam thì nó mới là đối tượng điều chỉnh của pháp luật Việt Nam. Nếu mà họ có đăng ký kinh doanh ở Việt Nam thì cái việc đưa các nguồn tin xâm phạm đời tư, trái với quy định của pháp luật Việt Nam thì cái yêu cầu dỡ bỏ thông tin đấy tôi cho rằng là cũng có cơ sở pháp lý”.
Hình ảnh logo của YouTube trong mắt của một người sử dụng.
Hình ảnh logo của YouTube trong mắt của một người sử dụng.
Trong một thông cáo gửi cho báo chí, YouTube cho biết rằng “chúng tôi có các chính sách rõ ràng về các yêu cầu gỡ bỏ từ các chính phủ khắp thế giới”.
“Chúng tôi dựa vào các chính phủ thông báo cho chúng tôi các nội dung mà họ tin là trái phép thông qua các kênh chính thống, và nếu thấy hợp lý, chúng tôi sẽ thực hiện việc hạn chế sau khi xem xét kỹ lưỡng”, thông cáo viết tiếp. “Mọi yêu cầu này đều được theo dõi và đưa vào ‘Báo cáo Minh bạch’ của chúng tôi”.

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo