Việt Nam Thời Báo

Việt Nam từ chối không cho hai Dân biểu Đức thăm Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh

Những ngày trung tuần tháng 6 vừa qua, hai dân biểu liên bang Đức là ông Martin Patzelt và ông Philipp Lengsfeld đã sang Việt Nam với tư cách thành viên của Ủy ban Nhân quyền và Cứu trợ Nhân đạo của Quốc hội Liên bang Đức. Chuyến đi này của hai vị dân biểu do Quốc hội Liên bang Đức hỗ trợ trong khuôn khổ chương trình “Dân biểu bảo vệ Dân biểu”, một chương trình đã được mở rộng để bảo vệ cho cả cho những Người Bảo vệ Nhân quyền trên thế giới chứ không riêng gì cho các vị dân cử.
Hình ảnh của Martin Patzelt 20/06/2017 (DĐVN21) 
Trọng tâm của chuyến đi là tiếp tục tìm hiểu và thâu thập thông tin về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam cũng như thăm Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh trong tù, như ông Patzelt đã tuyên bố hồi tháng 4 năm ngoái.
Hình ảnh của Martin Patzelt 20/06/2017 (DĐVN21)
Nhà cầm quyền cộng sản đã từ chối không cho hai vị dân biểu thăm blogger Nguyễn Hữu Vinh trong tù, chẳng những thế còn dùng nhiều mánh khóe gây trở ngại khiến chuyến đi của hai vị dân biểu gặp khá nhiều khó khăn. Nhưng dân biểu Patzelt vốn xuất thân từ Cộng hòa Dân chủ Đức thời cộng sản cai trị nên nên ông thừa hiểu các thủ đoạn tiểu xảo của CSVN.
Trở về Đức, dân biểu Martin Patzelt đã lên tiếng: “tôi phải nói lên nỗi bất bình của tôi trước những yếu kém vẫn còn lớn về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Thật đáng tiếc là tôi đã không được phép thăm gặp blogger Nguyễn Hữu Vinh đang bị giam tù”.
Sau đây là ghi nhận của ông Martin Patzelt sau chuyến thăm Việt Nam vừa qua do Trần Việt chuyển dịch
Bài khác: ​Việt Nam từ chối không cho thăm nhà tranh đấu nhân quyền đang bị giam tù
Tác giả: Martin Patzelt
Bản dịch của Trần Việt​Với sự hỗ trợ của Quốc hội Liên bang Đức và trong tư cách là đại diện của Ủy ban Nhân quyền và Cứu trợ Nhân đạo, tôi cùng dân biểu đồng nghiệp Philipp Lengsfeld đến thăm Việt Nam tháng 6 năm 2017. Trọng tâm là để ủng hộ các nhà tranh đầu nhân quyền, những người mà chúng tôi hỗ trợ và bày tỏ tình đoàn kết trong khuôn khổ chương trình “Dân biểu bảo vệ dân biểu” của Quốc hội Liên bang Đức.
Đồng nghiệp Lengsfeld hỗ trợ luật sư Lê Quốc Quân, người đã được thả khỏi nhà giam nhưng trước sau vẫn bị áp lực của nhà chức trách. Tôi yểm trợ blogger Nguyễn Hữu Vinh, người vẫn còn bị giam tù.
Hình ảnh của Martin Patzelt 20/06/2017 (DĐVN21)
Trong chuyến thăm này chúng tôi đã đến thăm trại giam nơi Nguyễn Hữu Vinh đang ngồi tù, điều rất quan trọng đối với tôi. Trong cuộc trao đổi với ban quản lý nhà tù, chúng tôi đã nhấn mạnh sự cần thiết đối xử bình đẳng giữa tù nhân “thường phạm” và tù nhân chính trị. Cơ quan chức năng Việt Nam đã không cho phép gặp tù nhân chúng tôi muốn gặp.
Việc tiếp xúc với thân nhân của những người bị cầm tù chỉ thực hiện được một phần. Ở Việt Nam, gia đình của tù nhân chính trị bị áp lực nặng nề từ cơ quan chức năng cũng như của bọn gọi là “công dân lo lắng” hay “công dân tức giận”.
Trong dịp tiếp xúc với đại diện các cộng đồng tôn giáo và đại diện xã hội dân sự cũng như trong chuyến viếng thăm một nữ tu viện, chúng tôi nhận được thông tin về tình hình nhân quyền ở Việt Nam nói chung. Ở đây vấn đề được nêu ra là về các trường hợp tra tấn và tử vong không rõ nguyên nhân khi bị giam giữ, và tình hình của những cộng đồng tôn giáo không đăng ký chính thức. Các cuộc trao đổi cho thấy rõ ràng một lần nữa rằng xã hội mất đi những đóng góp quý giá khi bị chính phủ ngăn chặn vì lo sợ những đóng góp đó.
Philipp Lengsfeld và tôi cảm ơn Chính phủ Việt Nam và các cơ quan hữu trách đã cho cơ hội thăm nhà tù và các tỉnh bị thiệt hại bởi các thảm họa môi trường. Đồng thời tôi phải nói lên nỗi bất bình của tôi trước những yếu kém vẫn còn lớn về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Thật đáng tiếc là tôi đã không được phép thăm gặp blogger Nguyễn Hữu Vinh đang bị giam tù.
Theo DĐVN21

Tin bài liên quan:

TT Putin gặp riêng Chủ tịch Trần Đại Quang để trao đổi chuyện gì?

Phan Thanh Hung

VNTB – Có khởi tố về hành vi đưa hối lộ trong vụ án nhà báo Lê Duy Phong?

Phan Thanh Hung

Trung Quốc cản lãnh đạo Ủy ban Nobel dự tang lễ Lưu Hiểu Ba

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.