Việt Nam Thời Báo

Việt Nam và Campuchia lại đối mặt tại biên giới

Lê Nguyễn Hương Trà 
Theo FB Lê Nguyễn Hương Trà


Sáng nay 19.7, theo lời kêu gọi của ông Real Camerin – nghị viên đảng đối lập Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP), khoảng 2.000 người Campuchia đã tập trung tại Freedom Park, công viên trung tâm Phnom Penh và khởi hành đến khu vực biên giới để giám sát các cột mốc. Theo tin từ Phnom Penh, có hơn 40 xe lớn và nhiều phương tiện vận tải khác đã được sử dụng để đưa chuyển người đi.
Hình ảnh ghi lại hôm nay tại Phnom Penh và xung quanh khu vực cột mốc 203 thuộc địa bàn tỉnh Long An. Theo các trang điện tử của Campuchia đưa tin, chỉ có 100 người được đến gần tiếp cận cột mốc, số đông còn lại đứng phía xa. Hai ngày trước, trong cuộc hội đàm tại tỉnh Svay Rieng, đại diện chính phủ Campuchia đã cam kết với Việt Nam sẽ không để xảy ra vụ gây rối tương tự như ở Long An hồi cuối tháng 6, và tôn trọng các cam kết 2 nước.
Long An là tỉnh có đường biên dài hơn 132km, giáp với hai tỉnh của Campuchia là Svay Rieng và Pray Veng. Hôm nay, dù thời tiết xấu nhưng nhiều nông dân Long An đã cầm cờ tập trung tại khu vực cột mốc. Các bạn phóng viên cũng đã đổ về vùng biên giới từ sớm, nhưng chắc còn phải chờ… chỉ đạo!

* * *

Facebooker Ngô Thanh Tú chia sẻ:
Vào ngày 19/7, khoảng 2,000 người Khmer Cambodge từ Phnom Penh xuống tỉnh Svay Rieng để đến vùng biên giới với VN theo lời kêu gọi của Real Camerin – thành viên của đảng CNRP. Những người này sau đó đã bị lực lượng quân đội hoàng gia Campuchia ngăn chặn không cho xâm nhập vào vùng lãnh thổ. Vậy nhưng, trước sự phản đối quá mạnh mẽ của dân chúng, họ đành phải xuống nước.
Khoảng 100 người đã xâm nhập vào khu vực cột mốc 203, thuộc địa bàn do tỉnh Long An quản lý. Nghĩa là, họ đã xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam bất hợp pháp. Nhiều người trong số họ cầm theo gậy gộc để chuẩn bị cho cuộc ẩu đả nếu có xảy ra xô xát. Nhiều người đặt ra câu hỏi, đảng CNRP nói việc tổ chức cho hàng ngàn người xuống vùng biên giới nằm trong dự án “giám sát biên giới, tổ chức cho nông dân trồng trọt”, vậy lại mang theo gậy gộc để làm gì?
Trước đó, chính quyền tỉnh Svay Rieng nói rằng, họ chỉ chấp nhận cho 100 người xâm nhập vào vùng biên giới, còn những người khác phải đứng phía bên ngoài cách 500m tính từ đường biên giới. Cũng may, ông Trời đã thương hai dân tộc Việt-Miên nên đã đổ xuống một cơn mưa rất lớn.
Sau đây là những hình ảnh được lấy từ FB của một số thành viên đi theo đoàn “giám sát biên giới”:
11745563_10204466534804359_1969515313741315580_n.jpg
11223903_10204466627806684_790811742456518290_n.jpg

Các bạn có để ý miếng vải đỏ quấn quanh tay những người trong hình? Người trong giang hồ họ hiểu ý nghĩa có nó. Đó là quyết đổ máu. Đi giám sát biên giới mà mang theo gậy gộc, lại quyết đổ máu để làm gì nhỉ?
11705241_10203736332283501_376150788608542126_n.jpg
11745726_10203736374044545_3158278348221986852_n.jpg
11760320_10203736376404604_3469186560965459297_n.jpg
10471231_10203736339523682_2762295201001969330_n.jpg
11745467_10203736339563683_3398997856731355226_n.jpg
11755497_10203736343403779_5576069886320255463_n.jpg
11745432_10203736342123747_5278979104718334769_n.jpg
11745307_10203736342563758_8940386498097991857_n.jpg
11743010_10203736374084546_1350329683213724534_n.jpg
11752543_10203736374644560_4739777205399932696_n.jpg

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo