VNTB – 100 năm Cách mạng tháng Mười: Lý tưởng ơi, chỉ có mày là có thực! (Phần 5)

Lê Phú Khải (VNTB) Lê Nin sau này định nghĩa đấu tranh giai cấp là: cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống người hữu sản hay giai cấp tư sản.

Boris Enxin và Mikhail Gorbachev

Thử lý giải


Một buổi sáng đẹp trời cuối tháng 8 năm 1991, tôi đang ngồi làm việc tại nhà riêng, nơi tôi thường trú tại TP.Mỹ Tho bên bờ sông Tiền êm ả, một người lao xe máy vào sân nhà, hối hả đưa tin về cuộc đảo chính Goocbachôp ở Liên Xô. Anh ta là một cán bộ của văn phòng ủy ban tỉnh. Anh cho biết, thường vụ tỉnh ủy đã cho dắt 1 con bò về buộc ở trụ sở tỉnh ủy. Đợi đến chiều nay ( 21-8-1991) Goocbachôp bị bắt thì sẽ mổ bò ăn mừng (!) Anh hỏi ý kiến tôi, một nhà báo mới đi Liên Xô về, liệu Goocbachôp có bị bắt không? Tôi trả lời dứt khoát: Chiều nay sẻ thả bò ra !
Chiều tối hôm đó căn nhà nhỏ của tôi ngồi trật cứng các vị, tạm gọi là trí thức của tỉnh. Mọi người hỏi tôi vì sao nhà báo lại trả lời một cách chắc mẩm như định đóng cột là “ chiều nay sẽ thả bò”?!
Tôi phân giải: Đầu năm tôi có ở Liên Xô và đã thấy tận mắt, nghe tận tai người Xô Viết đã chán ngán chủ nghĩa XH như thế nào. Tôi đã nhìn thấy những sỹ quan và binh lính đứng gác trên quảng trường đỏ Mátxcơva vẻ chán trường đến tột độ. Họ sẽ không bắn vào ai cả. Cho dù ông giám đóc KGB hay ông Bộ trưởng quốc phòng Liên Xô ra lệch cho họ. Bây giờ giữa người lính cầm súng và người chỉ huy cao nhất của họ không còn là một nữa. Vì thế cuộc đảo chính do Phó tổng thống Javanev, ông thủ tướng Palov, ông bộ trưởng quốc phòng YaRov, ông giám đốc KGB Kryuchkov ra tay thì cũng chẳng có ai nghe theo lệnh của “ Ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp” do các ông ấy nặn ra cả. Vậy thôi, Liên Xô sụp đổ không phải do một cá nhân nào như Stalin độc tài mà nó sai từ những nguyên tắc tồn tại, nguyên tắc cai trị, nguyên tắc cấu trúc quyền lực. Tôi đưa ra nhận xét nôm na rằng, giống như người vợ đã quá chán chét người chồng của mình sau nhiều năm chung sống. Người vợ dù không biết tương lai sẽ ra sao, cuộc hôn nhân mới sẽ xấu hơn hay tốt hơn, nhưng rứt khoát phải ly dị, dứt khoát từ bỏ người chồng của mình. Dứt khoát. Tôi cảm nhận toàn thân điều đó nên mới trả lời rứt khoát: “ chiều nay sẽ thả bò !!!” Mọi người đã ra về…
Giám đốc KGB Kryuchkov
Ngày 20-8-1991; 5 vạn người Matxcơva đã tụ tập để bảo vệ nhà trắng Quốc hội Nga và văn phòng tổng thống Nga Boris Enxin. Một kế hoạch tấn công vào trụ sở quốc hội Nga của nhóm Anpha, lực lượng đặc nhiệm được trang bị vũ khí hạt nhân cầm tay của KGB bị hủy bỏ khi toàn bộ đội Anpha nhất trí từ chối lệnh. Một đơn vị xe tăng đã rời bỏ hàng ngũ chính phủ, đến bảo vệ quanh nhà quốc hội; chĩa tháp pháo ra ngoài. Tổng thống Nga Boris Yeltsin đã đứng trên một chiếc xe bên ngoài nhà trắng để chống lại cuộc đảo chính.
Ngày 22-8-1991, Goocbachôp đang bị giam lỏng ở khu nghỉ mát Krym đã về Matxcơva nắm lại quyền tổng thống và tuyên bố từ chức Tổng bí thư Đảng CS Liên Xô, yêu cầu Ban chấp hành TW đảng giải thể. Ngày 25-12-1991 Tổng thống Liên Xô Goocbachôp từ chức và bàn giao mật mã kích hoạt tên lửa hạt nhân của Xô Viết cho Tổng Thống Nga Boris Yeltsin vào 7 giờ 32 phút tối cùng ngày. Liên Xô chính thức chấm dứt tồn tại vào ngày 26-12-1991 bởi tuyên bố số 1420-H của Hội đồng tối cao Liên Bang Xô Viết công nhận quyền độc lập của 12 nước cộng hòa còn lại.
Liên Xô tan ra ( sau 74 năm) đã khiến nhiều người cộng sản trên thế giới chết lặng trong đau đớn, bàng hoàng, trong đó có những người Cộng sản Việt Nam.
Nhiều người cộng sản Việt Nam, đặc biệt là những thành phần đặc quyền đặc lợi đã căm phẫn nói với tôi rằng, nếu gặp Goocbachôp thì sẽ… đâm chết ngay tên phản bội đó! Cả một dàn hợp xướng của giới lãnh đạo và tuyên huấn ở Việt Nam đã đồng ca sự “ phản bội” của Goocbachôp! Chỉ có 1 người mà tôi biết – đã viết thành văn bản – quá trình tự sụp đổ của Liên Xô, đó là đại tá công an, nguyên cục trưởng cục nghiên cứu tổng hợp Bộ công an Việt Nam: Lê Hồng Hà.
Vì sao Liên Xô, siêu cường hạt nhân hàng đầu thế giới lại sụp đổ tan tành.
Đó là câu hỏi không dễ trả lời, cũng không khó với những người biết “ lắng nghe tầm hồn mình” ( NTB ).
Trong phần mở đầu của Tuyên ngôn Cộng sản ( 1848) ở ngay chương I viết: Lịch sử tất cả các xã hội cho đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp.
Người tự do và người nô lệ, quý tộc và bình dân, chúa đất và nông nô, thợ cả của phường hội và thợ bạn, những kẻ áp bức và những người bị áp bức luôn đối kháng với nhau đã tiến hành một cuộc đấu tranh không ngừng, lúc ngấm ngầm lúc công khai, một cuộc đấu tranh bao giờ củng kết thúc bằng một cuộc cải tạo cách mạng toàn bộ xã hội, hoặc bằng một cuộc diệt vong của cả hai giai cấp đấu tranh với nhau ( TNCS.NXBST – 1983, trang 42, 43).
Ở đoạn kết Tuyên ngôn viết: Những người cộng sản không tự hạ mình mà đi giấu giếm những ý kiến và dự định của mình. Họ công khai tuyên bố rằng mục đích của họ chỉ có thể đạt được bằng bạo lực lật đổ toàn bộ trật tự xã hội hiện có. Mặc cho giai cấp thống trị run sợ khi nghĩ đến một cuộc cách mạng Cộng sản Chủ nghĩa. Trong cuộc cách mạng ấy những người cách mạng chẳng mất gì hết, ngoài xiềng xích trói buộc họ. Trong cuộc cách mạng ấy, họ giành được cả một thế giới cho mình. Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại! ( Sách đã dẫn trang 100)
Lê Nin sau này định nghĩa đấu tranh giai cấp là: cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống người hữu sản hay giai cấp tư sản.
Học thuyết đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Marx đã trở thành kim chỉ nam là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc cách mạng Tháng 10 do Lê Nin lãnh đạo và những năm xây dựng XHCN Liên Xô.
Và, nó chỉ có thể tiến hành bằng “ bạo lực” chống những người “ hữu sản”… Liên tiếp những cuộc thanh trừng đẫm máu từ cách mạng Tháng Mười cho đến những năm dưới chính quyền Xô Viết đều được nhân danh vô sản chống hữu sản. Bây giờ đọc lại những tác phẩm văn học như “ Đất vỡ hoang” của Sô lô khốp, “ Một ngày dài hơn thế kỷ” của Ai ma tốp …v…v.. Người ta thấy không chỉ giai cấp tư sản, đại địa chủ mà cả những người phú nông ( cu lắc) cần cù năng động chỉ vì có ít ruộng đất, tài sản để lao động kiếm sống mà trở thành kẻ thù của những người cộng sản. Số phận của họ vô cùng bi thảm trong công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp. Bi kịch của CNCS là tư bản ( nhà máy, xưởng thợ, ruộng đất) sau các cuộc đấu tranh giai cấp mà vô sản “ giành được cả một thế giới cho mình” thì những người nhân danh nhà nước vô sản quản lí khối tài sản khổng lồ đó lại trở thành giai cấp đặc quyền đặc lợi thành tư bản đỏ, quý tộc đỏ, sử dụng bộ máy toàn trị để đàn áp nhân dân một cách bạo liệt nhất. Giai cấp tư sản quý tộc đỏ không hề có năng lực nâng cấp xã hội Xô Viết lên cấp độ văn minh. Nguyên nhân sâu xa là giai cấp vô sản nghèo khó và thất học khi có chính quyền rồi thì “ bao nhiêu lợi quyền về tay mình” ( Quốc tế ca) và chỉ có thế. Khác hẳn với cách mạng tư sản, tiêu biểu là cách mạng Pháp 1789 giai cấp tư sản đã hình thành và lớn mạnh, vua Louis 16 còn phải vay tiền của các chủ nhà băng để trang trải công nợ cho triều đình. Giai cấp tư sản Pháp chỉ dựa vào bạo lực của số đông nông dân để lật đổ bọn quý tộc và tăng lữ, sau đó họ đủ trí tuệ và bản lĩnh để nâng xã hội Pháp từ phong kiến lạc hậu lên xã hội công nghiệp văn minh.
Về tầng lớp tinh hoa mà bất cứ đất nước nào cũng cần có ánh sáng của nó dự báo và soi đường, xin nhắc lại lời của Sartre: Nếu ai chế ra quả bom nguyên tử thì người đó là bác học nhưng không phải là trí thức. Chỉ khi nào người đó nhận ra cái xấu của bom nguyên tử và kêu gọi loại trừ nó, thì từ đó trở đi anh ta mới được gọi là trí thức.
Liên Xô là đất nước có nhiều nhà bác học nhất thế giới 1/4 các nhà bác học thế giới là của Liên Xô. Liên Xô có tiềm năng khoa học – kỹ thuật rất lớn, đã đạt đỉnh cao về vật lý hạt nhân, cơ học lượng tử, chinh phục vũ trụ… Đất nước có nhiều bác học nhất thế giới đó lại không có trí thức. Hay nói đúng hơn không có tầng lớp trí thức, không có tầng lớp tinh hoa có khả năng “ đánh thức không cho xã hội ngủ” ( CHT). Dưới chế độ độc tài, Liên Xô chỉ có một lớp người “ thông minh béo tốt và dễ bảo” ( Irina) để đảng sai khiến, “ lãnh tụ thiên tài” dậy bảo. Josep Pulitzer, một ký giả danh tiếng của làng báo Hoa Kỳ đã nói về nghề ký giả như sau: “ Một ký giả là một người canh chừng trên chiếc cầu của con thuyền nhà nước. Anh ghi nhận mỗi cánh buồm lướt qua, những dấu hiệu nhỏ nhoi, cần phải chú ý ở chân trời khi thời tiết còn tốt. Anh đứng tường thuật những cái gì đang nổi lềnh bềnh mà chiếc tàu có thể cứu vớt được. Anh xuất hiện qua sương mù và bão tố để dẫn đầu và báo trước những hiểm nguy… Anh đứng đó để canh chừng an ninh và hạnh phúc của nhân dân tín nhiệm ở nơi anh.” ( Ký giả chuyên nghiệp – John Hohesnberg – Viện Đại học Columbia New York) Vai trò dẫn đầu và báo trước hiểm nguy của báo chí ở thế kỷ văn minh lại hoàn toàn vắng mặt ở Liên Xô. Văn học, nghệ thuật là “ niềm vui thích cao nhất mà con người tự mang lại cho mình” thì ở xã hội Xô Viết, nó chỉ là công cụ để ngợi ca kẻ cầm quyền. Chính Marx đã từng viết: Nguyên tắc duy nhất của chủ nghĩa chuyên chế là khinh miệt con người, là con người bị làm mất nhân tính… Kẻ độc tài bao giờ củng nhìn thấy con người thấp hèn. (Mác và Angghen, Toàn tập, tập 1, Sự thật . HN).
Josep Pulitzer
Chính mắt người viết bài này đã nhìn thấy con người bị “ kinh miệt” và “ thấp hèn” trên những tượng đài hoành tráng được xây dựng ở thủ đo Matxcơva. Tôi đã nhìn thấy một bức phù điêu lớn ở trung tâm Mátxcơva, trên bức phù điêu vĩ đại đó là hình Lê Nin phanh ngực áo nhô người về phía trước, dưới chân của Lê Nin là lớp lớp nhân dân bé nhỏ li ti xếp hàng đi ở dưới! Tôi đã nhìn thấy tượng Gagarin, toàn thân nhà du hành vũ trụ này được mô phỏng là cái tên lửa đang lao vút lên bầu trời, dưới chân là quả địa cầu bé xíu… Nhìn tượng Gagarin, người ta thấy cả nhân loại này như bị người Xô Viết giẫm đạp dưới chân mình! Nó hãnh tiến và khoa trường một cách vô lối! Tôi đã nói với Irina rằng, cái đáng buồn là chính các nghệ sĩ Nga, bộ phận tinh hoa nhất của nhân dân lại tư duy như thế, lại bị kẻ độc tài tha hóa đến thế. Nàng nghe tôi nói và yên lặng!
Nhà văn sinh ra để chăm chú nhìn xã hội, “ họ nhìn thấy những gì mà người ta bỏ qua không phát hiện ra” ( Nguyên Ngọc), nhà văn là “ nhà thiên văn học của những luồng khí quyển lưu hành trong xã hội” ( Stefan Zweing) nhưng trong xã hội toàn trị ( totalitarisme ) Liên Xô thì giới văn nghệ sỹ có “ mật độ” tự tử cao nhất so với các tầng lớp khác! Con chim báo bão của đất nước đã trở thành “ con chim ca hót quanh Lăng” thì con tàu đất nước đâm xuống vực là tất yếu. Đấy là nguyên nhân chủ yếu đã dẫn đến sự “ tự sụp đổ” ( Lê Hồng Hà) của Liên Xô, không có “kẻ phản bội” nào có thể xô đổ Liên Xô, không có thế lực nào có thể phá nát một đảng có 17 triệu Đảng viên như Đảng cộng sản Liên Xô.
Chính vì thế mà nhà tương lai học nổi tiếng của Mỹ Alvin Toffler, tác giả của bộ ba sách: Cú sốc tương lai ( Future shock), Làn sóng thứ ba ( The Third Wave) Thăng trầm quyền lực ( Power shift ), trong cuốn Làn sóng thứ ba, từng được xem là “ kinh thánh” của giới trí thức phái cải cách của Trung Quốc, tác giả đã chỉ nhìn cuộc cách mạng Tháng 10 Nga năm 1917 như một “ làn sóng” tăng tốc hệ thống công nghiệp quy mô lớn, mà không nhìn nhận nó như một tiến trình xã hội bền vững văn minh: “ Ở nước Nga, sự va chạm giữa những lực lượng Làn sóng thứ nhất và thứ hai củng nổ ra. Cuộc cách mạng năm 1917 là bản dịch của Nga về cuộc nội chiến Mỹ. Nó được chiến đấu không phải cho chủ nghĩa cộng sản, mà là cho vấn đề công nghiệp. Khi những người Bônsêvich quét sạch những dấu vết cuối cùng của chế độ nông nô và nền quân chủ phong kiến, họ đẩy nông nghiệp ra phía sau và tăng tốc hệ thống công nghiệp quy mô lớn. Họ trở thành Đảng của làn sóng thứ 2. ( Làn sóng thứ ba – Alvin Toffler – Nhà xuất bản thông tin lý luận Hà Nội – 1992 – trang 23).
V.I.Lênin đọc diễn văn tại Quảng trường đỏ ở Mátxcơva trước các đơn vị tham gia khóa huấn luyện quân sự toàn dân ngày 25/5/1919.
Nhận định của tác giả “ Làn sóng thứ ba” cho chúng ta cơ sở để suy nghĩ, lý giải vì sao Đại hội 14 của Đảng cộng sản Liên Xô tháng 12 năm 1925 quyết định công nghiệp hóa trước tiên, nhắm vào công nghiệp nặng. Và chỉ sau hơn 15 Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp, đứng đầu Châu Âu về tổng sản lượng công nghiệp. Công cuộc tập thể hóa nông nghiệp chỉ được tiến hành sau đó, và củng chỉ để phục vụ sự phát triển nhanh công nghiệp. Stalin củng dùng những biện pháp hành chính để ưu đãi chế độ cộng sản ( hưởng theo nhu cầu) đối với đội ngũ các nhà bác học ( không phải trí thức ); để lập nên thành phố Ngôi sao, biệt đãi họ ở đó, nhờ thế mau chóng đưa được người lên vũ trụ. Nhưng lên được vũ trụ rồi vẫn phải quay về đất nước mà ở đó thiếu nhân văn, ở đó đã tan rã về đạo đức, thiếu lương tâm công dân, những kẻ có hành vi tồi tệ lại nắm giữ những cương vị then chốt. Những điều đó mọi người Xô Viết đều biết và im lặng. Lương tâm người Xô Viết đã im lặng. Ở Liên Xô thời cải tổ xuất hiện khái niệm “ nền chuyên chính của lương tâm “ thay cho” chuyên chính vô sản”. Nhà văn Xô Viết Đamien Granin đã viết về sự sói mòn lương tâm qua câu chuyện như sau: “ Mẹ một người quen của tôi bị ốm. Bà phải mổ. Anh ta nghe nói phải “ lót tay” cho bác sỹ. Anh ta vốn tính rụt rè, nhưng nỗi băn khoăn về người mẹ đã làm cho anh ta vượt qua được tính rụt rè ấy, và lấy cớ phải mua thuốc thêm, anh ta định đưa cho bác sỹ 25 rúp. Bác sỹ khoát tay nói: “ Tôi không lấy chừng ấy”. “ Phải bao nhiêu ạ?”, “ gấp mười”! 
Người quen của tôi là một kỹ sư bình thường, không giàu có gì. Nhưng đây là sức khỏe của mẹ, anh ta chạy đủ số tiền và ngượng ngịu đưa phong bì cho bác sỹ, và người bác sỹ này điềm nhiên rút tiền ra đếm lại. Sau ca mổ, người mẹ chết. Người bác sỹ giải thích cho người quen của tôi: – tôi đã kiểm tra lại, mẹ anh chết không do mổ, mà vì tim bà không chịu đựng nổi, vì thế tôi vẫn giữ lại số tiền kia. Anh ta nói với vẻ tin chắc vào sự ngay ngắn của mình: nếu người phụ nữ kia chết vì mổ, anh ta sẻ trả lại tiền. Tôi nhắc lại trường hợp này không phải vì nó đặc biệt gì, mà vì người ta không coi nó là đặc biệt” ( Lòng nhân từ – Báo văn học, số 12, 3-1987. Liên Xô). Tình trạng xã hội ấy đặc biệt trở nên nghiêm trọng khi tầng lớp đặc quyền đặc lợi biến địa phương được giao phụ trách là những vương quốc riêng, họ lập những “ góc thiên đường” dành riêng cho mình. Khi các quan ở TW về, họ mời “ lên thiêng đường”! Tình trạng này đã phổ biến ở thời Brêgiơmép và tiếp tục kéo dài… Hai nhà báo Lôsat và Nuôcmaxôp đã tả “ góc thiên đường” của các vị quý tộc mới ở nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Cadaxtan trong bài “ Quét dọn” đăng trên tuần báo tin Mátxcơva, 26-4-1987 như sau.
“Thanh chắn đường ấy không ăn nhập gì với cảnh vật: Một khu vườn táo đâm hoa dọc hai bên đường, những con gà lôi vàng óng dạn dĩ, những con nai đứng im khi người ta đến gần… Xa hơn đó một chút là mặt hồ Kaptfagai, bên bờ hồ đầy lau sậy… Chúng tôi vừa vượt quãng đường 80km từ Anma-Ata đến đây và một thanh chắn đường hiện ra trước mắt. Stop: Khu săn bắn Kagataighin thuộc ban quản lí bất động sản thuộc Hội đồng bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa liên bang Kadaxtan. Xe ôtô và mọi người đi bộ không được đi qua đây…

Còn tiếp

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)