Việt Nam Thời Báo

VNTB – 70 tổ chức yêu cầu EU giữ Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường

xhcn

(VNTB) – 70 tổ chức dân sự tại Mỹ đã đồng ký tên và gửi lá thư cho Chủ tịch Ursula von der Leyen của Uỷ ban Âu châu yêu cầu EU tiếp tục xemViệt Nam là nền kinh tế phi thị trường. 

 

Bản dịch tiếng Việt

 

Ngày 19 tháng 8 năm 2024

 

Ursula von der Leyen

Chủ Tịch

Ủy Ban Âu Châu

V/v: Tình trạng kinh tế phi thị trường của Việt Nam

 

Kính gửi bà Chủ Tịch,

 

Chúng tôi xin gửi đến bà bản phân tích sau đây dựa trên thông tin rằng nhà cầm quyền Việt Nam đang gửi yêu cầu Liên Minh Âu Châu xóa Việt Nam khỏi danh sách các nền kinh tế phi thị trường. Phân tích của chúng tôi dựa trên quyết định gần đây của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ rằng Việt Nam sẽ tiếp tục bị phân loại là quốc gia có nền kinh tế phi thị trường (NME), kết thúc cuộc điều tra kéo dài 270 ngày.

Vào tháng 12 năm 2017, Liên Âu đã xóa bỏ sự phân biệt giữa “nền kinh tế thị trường” và “nền kinh tế phi thị trường”. Thay vào đó, Liên Âu xem xét mức độ ảnh hưởng của chính phủ trong việc quản lý doanh nghiệp và phân bổ nguồn lực, sự lũng đoạn nền kinh tế tư nhân, việc thực hiện hiệu quả luật phá sản, quyền sở hữu trí tuệ, các quy tắc quản trị doanh nghiệp và sự tồn tại của một lãnh vực tài chính minh bạch.

Liên Âu duy trì danh sách các nền kinh tế phi thị trường không đáp ứng các tiêu chí này. Ngoài Việt Nam, các nền kinh tế phi thị trường khác trong danh sách bao gồm Trung Cộng, Kazakhstan, Albania, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Georgia, Bắc Triều Tiên, Kyrgyzstan, Moldova, Mông Cổ, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan.

Ngoài những thay đổi đóLiên Âu vẫn tiếp tục theo dõi Việt Nam liên quan đến cáo buộc bán phá giá. Ví dụ, vào tháng 11 năm 2023, Ủy Ban Âu Châu đã tiến hành điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm thép nhập khẩu từ Việt Nam. Hành động này dựa trên đánh giá rằng “các biện pháp chống bán phá giá hiện hành đối với hàng nhập khẩu sản phẩm liên quan đang bị lách luật bằng cách nhập khẩu sản phẩm đang bị điều tra”, theo một tuyên bố của quý Ủy Ban. Vài tháng trước đó, vào tháng 7 năm 2023, Brussels đã gia hạn thuế đối với nhiều loại thép nhập khẩu từ Việt Nam cho đến hết tháng 6 năm 2024 để bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất thép châu Âu.

Trong khi số liệu thống kê của Việt Nam xác định quy mô của lãnh vực doanh nghiệp nhà nước đã giảm từ 40,0 phần trăm GDP vào năm 2002 xuống còn 20,6-30,2 phần trăm trong những năm gần đây, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ tin rằng những số liệu thống kê này đã đánh giá thấp mức độ đóng góp của doanh nghiệp nhà nước vào hoạt động kinh tế. “Cụ thể, việc tính đến các hình thức sở hữu gián tiếp của doanh nghiệp nhà nước và các công ty Việt Nam có cổ phần thiểu số nhưng chịu sự kiểm soát của nhà cầm quyền có thể dẫn đến ước tính cao hơn về quyền sở hữu của nhà cầm quyền. Việc minh bạch hơn trong việc xác định mức sản lượng của các doanh nghiệp nhà nước cũng sẽ góp phần nâng cao hơn nữa ảnh hưởng của nhà cầm quyền đối với hoạt động kinh tế tại Việt Nam.”

Về mức độ ảnh hưởng của nhà cầm quyềnBộ Thương Mại kết luận rằng “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vẫn là một quốc gia NME [kinh tế phi thị trường] theo luật AD [chống bán phá giá] của Hoa Kỳ do ảnh hưởng liên tục và sâu rộng của nhà cầm quyền đối với các hoạt động kinh tế của quốc gia này.”

Bộ này cũng báo cáo rằng lãnh vực tư nhân của Việt Nam “không tăng trưởng kể từ năm 2002, hạn chế phần lớn do khả năng tiếp cận tài nguyên (ví dụ: vốn).” Mặc dù chưa biết tổng tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước, nhưng các ngân hàng nhà nước cho các doanh nghiệp nhà nước vay một cách ưu đãi và không cân xứng nhằm thực hiện các mục tiêu chính sách của nhà cầm quyền Việt Nam. Một hậu quả là mức độ cao của nợ xấu và nợ chưa trả (NPL) của lãnh vực doanh nghiệp nhà nước. Những đặc điểm phi thị trường này cho thấy mức độ ảnh hưởng cao của nhà cầm quyền đã thao túng và gây bất lợi cho lãnh vực tư nhân.

Những ràng buộc ngân sách mềm mà các doanh nghiệp nhà nước được hưởng thường bảo vệ họ khỏi phá sản. Nhà cầm quyền Việt Nam yêu cầu các ngân hàng tiếp tục cho các doanh nghiệp nhà nước vay mặc dù lịch sử tín dụng hoặc khả năng trả nợ của họ không cao, và nếu các doanh nghiệp nhà nước không trả được nợ, thì phải tái cấu trúc, xóa bỏ hoặc chuyển các khoản nợ xấu cho các doanh nghiệp nhà nước khác. Luật phá sản không có hiệu quả và chỉ có thể áp dụng một cách tùy tiện.

Chỉ số Quyền Sở Hữu Tài Sản Quốc Tế (IPRI), do Liên Minh Quyền Sở Hữu Tài Sản công bố, nêu bật một số lo ngại về khả năng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. IPRI đánh giá các thể chế căn bản tạo nên chế độ quyền sở hữu tài sản của một quốc gia, chấm điểm 11 yếu tố trên ba chỉ số phụ theo thang điểm từ 0 (xấu nhất) đến 10 (tốt nhất): môi trường pháp lý và chính trị, quyền sở hữu vật chất và quyền sở hữu trí tuệ. Điểm số của Việt Nam (4,41) không chỉ thấp hơn mức trung bình toàn cầu (5,21), xếp hạng 84/125 trên toàn cầu, mà còn thấp hơn hầu hết các nước láng giềng trong khu vực, xếp hạng 14/19 ở khu vực Châu Á.

Theo IPRI, những thiếu sót cụ thể của Việt Nam bao gồm việc bảo vệ bản quyền, khả năng đăng ký sở hữu vật chất, một nền tư pháp độc lập và sự tiếp cận tài chính. Việt Nam thực thi không nhất quán và không đầy đủ quyền sở hữu trí tuệ, làm suy yếu niềm tin của nhà đầu tư và ngăn cản đầu tư vào các lãnh vực công nghệ cao và tân tiến.

Nhà cầm quyền Việt Nam sử dụng các doanh nghiệp nhà nước để đạt mục đích của họ và thực hiện quyền kiểm soát trực tiếp đối với hoạt động của các doanh nghiệp để thực hiện điều này. Trong những năm gần đây, nhà cầm quyền Việt Nam đã thành lập các cơ quan chịu trách nhiệm gia tăng kiểm soát đối với các doanh nghiệp nhà nước, kể cả các doanh nghiệp nhà nước mà nhà cầm quyền nắm giữ thiểu số cổ phần. Nhà cầm quyền Việt Nam thường sử dụng các tập đoàn kinh tế nhà nước, hoạt động trong các lãnh vực cụ thể, để thực hiện các mục tiêu cụ thể nào đó của nhà cầm quyền. Cái định hướng xã hội chủ nghĩa có mục tiêu tối hậu là quốc hữu hoá tất cả các phương tiện sản xuất và toàn quyền phân phối lợi nhuận, cho nên dễ dàng thao túng và đi ngược chiều với đường lối của thị trường tự do. Việc quản trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhà nước còn yếu và chỉ có 40 phần trăm các doanh nghiệp nhà nước nộp bất kỳ báo cáo công bố thông tin nào của công ty.

Ngành tài chánh của Việt Nam do các ngân hàng thống trị, với các ngân hàng chiếm hơn 98 phần trăm tổng tài sản của ngành tài chánh tính đến năm 2020. Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam quyết định chính sách và tác động đến hoạt động của các ngân hàng khác. Việc nhà cầm quyền kiểm soát việc phân bổ vốn tài chính có thể có tác động rộng rãi, trên toàn nền kinh tế và có thể tác động đến giá cả của hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.

Dựa trên các yếu tố này, nền kinh tế Việt Nam rõ ràng là một nền kinh tế phi thị trường. Bất kỳ sự nâng cấp nào đối với quy định như vậy sẽ là quá sớm và phản tác dụng.

Chúng tôi, các tổ chức ký tên dưới đây, yêu cầu Ủy Ban Liên Âu tiếp tục phân loại Việt Nam là một nền kinh tế phi thị trường.

 

Trân trọng,

 

1.        Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ

2.        Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ

3.        Cộng Đồng Người Việt Miền Trung California

4.        Cộng Đồng Người Việt Pomona Valley

5.        Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Jacksonville, Florida

6.        Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Thành Phố Philadelphia và Phụ Cận

7.        Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Tiểu Bang Florida

8.        Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Trung Tây Hoa Kỳ

9.        Cộng Đồng Việt Mỹ Bắc California

10.   Cộng Đồng Việt Mỹ Quốc Gia Tiểu Bang Pennsylvania

11.   Biệt Đoàn Văn Nghệ Gio Linh

12.   Đài Đáp Lời Sông Núi

13.   Đại Việt Quốc Dân Đảng

14.   Đoàn Thanh Niên Cờ Vàng

15.   GiĐình Sư Đoàn 18 Bộ Binh

16.   Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Phòng Ngoại Vụ

17.   Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hòa Hải Ngoại

18.   Học Hội Thắng Nghĩa

19.   Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Quốc Học Đồng Khánh Nam California

20.   Hội Biệt Động Quân Bắc Cali

21.   Hội Cựu Quân Nhân Tiểu Khu Quảng Trị

22.   Hội Cựu Sinh Viên Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa

23.   Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt

24.   Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Stockton CA

25.   Hội Địa Phương Quân Nghĩa Quân Bắc Cali

26.   Hội Đồng Hương Ninh Thuận Phan Rang

27.   Hội Đồng Hương Quảng Ngãi Hải Ngoại

28.   Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam

29.   Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam

30.   Hội Hải Quân Bạch Đằng Bắc Cali

31.   Hội HO San Francisco

32.   Hội Kỵ Binh Thiết Giáp

33.   Hội Người Việt Cao Niên Thành Phố Philadelphia và Phụ Cận

34.   Hội Nữ Quân Nhân San Jose

35.   Hội Pháo Binh

36.   Hội Phụ Nữ Hải Ngoại San Jose

37.   Hội Phụ Nữ Việt Nam Hải Ngoại Bắc Cali

38.   Hội Tây Sơn Bình Định

39.   Hội Thiết Giáp Bắc Cali

40.   Hội Thủy Quân Lục Chiến Bắc Cali

41.   Hội Tiếng Nói Người Việt

42.   Họp Mặt Dân Chủ

43.   Khối 8406 Hải Ngoại

44.   Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Bắc Cali

45.   League of Vietnamese American Voters

46.   Liên Hội Cựu Quân Nhân Bắc Cali

47.   Liên Minh Vì Dân Chủ Cho Việt Nam

48.   Liên Minh Dân Chủ Việt Nam

49.   Lực Lượng Cứu Quốc

50.   Lực Lượng Sĩ Quan Thủ Đức Bắc Cali

51.   May 11 Vietnam Human Rights Day Committee

52.   Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

53.   Milpitas For Vietnam Freedom Group

54.   Minh Văn Foundation

55.   Nhóm Anh Em Thiện Chí

56.   Tập Thể Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa Hải Ngoại

57.   Thành Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng Bắc Cali

58.   Tổ Chức Hoạt Động Ủng Hộ Quốc Dân Việt

59.   Tổ Chức Liên Trường Sĩ Quan Trừ Bị Quân Lực VNCH

60.   Tổ Chức Lương Tâm Công Giáo

61.   Ủy Ban Phụng Sự Cộng Đồng Bắc California

62.   Văn Phòng Liên Lạc Hải Ngoại / Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam

63.   Viện Việt Nam Dân Chủ

64.   Viet 2000 Foundation

65.   Việt Nam Quốc Dân Đảng

66.   Vietnamese American Republicans for Georgia

67.   Vietnamese Americans for Human Rights

68.   Vietnamese American Science & Technology Society

69.   Vietnamese Community of Oregon

70.   Vietnamese Environmental Protection Society

 

 

Bản gốc tiếng Anh

 

August 19, 2024

 

Ursula von der Leyen

President

European Parliament

Re: Non-market Economy Status for Vietnam

 

Dear Madam President,

 

We submit to you the following analysis on the information that the Vietnamese authorities are requesting that the European Union removes it from the list of non-market economies. Our analysis is based on the recent determination by the US Department of Commerce that Vietnam will continue to be classified as a non-market economy (NME) country, concluding a 270-day investigation.

In December 2017, the EU did away with the distinction between “market economies” and “non-market economies.” Instead, it considers the degree of government influence in the management of enterprises and allocation of resources, distortions in privatized economy, effective implementation of bankruptcy laws, intellectual property rights, corporate governance rules, and existence of an open financial sector.

The EU maintains a list of non-market economies which do not fulfil these criteria. Apart from Vietnam, the other non-market economies on the list include China, Kazakhstan, Albania, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Georgia, North Korea, Kyrgyzstan, Moldova, Mongolia, Tajikistan, Turkmenistan, and Uzbekistan.

Despite the changes, the EU still monitors Vietnam for alleged dumping. For instance, your European Commission launched anti-dumping and anti-subsidy tax investigations over stainless steel product imports from Vietnam in November 2023. This was based on an assessment that “existing anti-dumping measures on imports of the product concerned are being circumvented by imports of the product under investigation,” according to a Commission statement. A few months earlier, in July 2023, Brussels had extended tariffs on various types of steel imports from Vietnam until the end of June 2024 as a safeguard measure to protect European steel manufacturers.

While Vietnamese statistics identify the size of the state-owned enterprise (SOE) sector to have declined from 40.0 percent of GDP in 2002 to a 20.6-30.2 percent range in recent years, the US Department of Commerce believes these statistics have understated SOEs’ overall contributions to economic activity. “Specifically, accounting for indirect forms of SOE ownership and Vietnamese companies with minority shares but controlled levels of government ownership would likely result in higher estimates of state ownership. Greater transparency in the identification of SOEs’ output levels would also contribute to a more accurate, and likely higher, share of government influence over economic activity in Vietnam.”

Regarding the degree of government influence, the Department of Commerce concluded “the Socialist Republic of Vietnam remains an NME country for purposes of U.S. AD law due to the sustained and pervasive government influence over its countries’ economic activities.”

The same Department also reported that Vietnam’s private sector “has not grown since 2002, in large part due to its limited access to resources (e.g., capital).” Although the total share of lending to SOEs is unknown, state-owned banks give preferential and disproportionate lending to SOEs for the purpose of carrying out the Vietnamese authorities’ policy objectives. One result is the high levels of unpaid and non-performing loans (NPLs) by the SOE sector. These non-market characteristics indicate a high level of government influence that distorts and unfairly disfavors the private sector.

The soft budget constraints SOEs are afforded usually protect them from bankruptcy. The Vietnamese authorities require banks to continue to lend to SOEs despite their credit history or unlikelihood of repayment, and, if the SOEs cannot repay the loans, either restructure, eliminate, or transfer the non-performing loans to other SOEs. Bankruptcy laws are ineffective and selectively available.

The International Property Rights Index (IPRI), published by the Property Rights Alliance, underscores some of the concerns about the strength of IPR protection in Vietnam. The IPRI evaluates the fundamental institutions that underlie a state’s property rights regime, scoring 11 factors across three subindexes on a scale of 0 (worst) to 10 (best): legal and political environment, physical property rights, and intellectual property rights. Vietnam score (4.41) is not only below the global average (5.21), ranking 84 out of 125 globally, but also lower than almost all comparable regional neighbors, ranking 14 out of 19 in the Asia and Oceania region.

According to IPRI, Vietnam’s particular shortcomings include copyright protection, registering physical property, judicial independence, and access to financing. Vietnam suffers from inconsistent and insufficient IPR enforcement, which undermine investor confidence and deter investment in high tech and innovative sectors.

The Vietnamese authorities use SOEs to carry out government objectives and exercises direct control over their operations to accomplish this. In recent years, the Vietnamese authorities have created agencies responsible for exercising increased control over SOEs, including SOEs in which the government holds less than a majority of shares. The Vietnamese authorities often use state economic groups, which operate in specific fields, to carry out specific government objectives. The socialist objectives have the ultimate goal of nationalizing all means of production and the exclusive distribution of profits, so it is easily manipulated and contrary to a free market orientation. Corporate governance of SOEs is weak and only 40 percent of SOEs submit any corporate disclosures.

Vietnam’s financial sector is bank-dominated, with banks accounting for over 98 percent of all financial sector assets as of 2020. The State Bank of Vietnam dictates policy and influences actions of other banks. Government control over the allocation of financial capital can have wide-ranging, economy-wide effects, and can impact final prices of goods produced in Vietnam.

Based on these factors, Vietnam’s economy is clearly a non-market economy. Any upgrade of such designation would be premature and counterproductive.

We, the undersigned organizations, hereby request that the European Commission maintain the classification of non-market economy for Vietnam.

 

Sincerely,

 


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Biết bệnh sao không ra toa chữa trị?

Phan Thanh Hung

VNTB – Con tiễn mẹ lần cuối

Do Van Tien

VNTB – Một Bà Mai Khác

Bùi Ngọc Dân

1 comment

Mr ông nội mày 24.08.2024 9:50 at 21:50

Nền kinh tê phí thị trường là Nền kinh tế không có súng đạn kkk

Reply

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.