VNTB – Trả lãi 980 tỷ đồng/năm để xây tượng đài hữu nghị!

VNTB – Trả lãi 980 tỷ đồng/năm để xây tượng đài hữu nghị!

Trương Quang Vĩnh

(VNTB) – Đường sắt Cát Linh – Hà Đông xứng tầm là một tượng đài hữu nghị!

Năm 2008, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông được ký kết giữa Việt Nam – Trung Quốc. Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc (EPC) làm tổng thầu, Bộ Giao thông vận tải là chủ đầu tư.

Tổng mức đầu tư của dự án là 8.770.000 tỷ VNĐ (552,86 triệu USD), trong đó vốn vay ưu đãi của Trung Quốc là 419 triệu USD. Ngày 10-10-2011, dự án chính thức khởi công và lộ trình về đích ban đầu ấn định vào tháng 6-2014. Trong khoảng thời gian từ tháng 10-2014 đến 6-2015, sẽ tổ chức chạy thử và đưa vào khai thác từ ngày 30-6-2015.

6 lần thất hứa?

1. Đến tháng 7-2015, tổng thầu EPC báo cáo mới đạt 30-50% khối lượng và xin lùi tiến độ. Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải yêu cầu thay lãnh đạo tổng thầu và phải đưa dự án đúng mốc 30-6-2016.

2. Đến giữa năm 2016, EPC “lỗi hẹn” vì do thi công quá chậm! Bộ Giao thông vận tải ra ‘tối hậu thư’: ngày 31-12-2016, tổng thầu phải hoàn thành xây lắp, cuối quý 2-2017 sẽ vận hành chính thức.

3. Đến cuối quý 2-2017, tổng thầu EPC lại thất hứa và xin lùi đến đầu năm 2018. Bộ Giao thông vận tải báo cáo Thủ tướng xin lùi tiến độ trong quý 4-2018. Bộ này cũng đưa ra thời hạn 3 đến 6 tháng để vận hành chạy thử trước khi đưa vào khai thác thương mại.

Tháng 9-2018, dự án đưa vào chạy thử liên động toàn hệ thống, và lại lùi thời gian vận hành đến tháng 4-2019.

4. Dịp 30-4, EPC tiếp tục lỡ hẹn, lùi đến quý 2-2019. Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 8-2019 của Chính phủ khẳng định: “Không để tình trạng chậm trễ tiến độ đường sắt Cát Linh – Hà Đông kéo dài, gây mất lòng tin trong nhân dân!”. Các đơn vị chức năng ‘thề’ rằng sẽ thúc đẩy quá trình này, đưa vào khai thác thương mại trước Tết âm lịch Kỷ Hợi, tức trước tháng 2-2019.

5. Tuy nhiên, việc này EPC đã không thực hiện được, không rõ lý do. Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải đặt mốc vận hành mới vào tháng 4-2019.

6. Dịp 30-4-2019, dự án tiếp tục “án binh bất động”, vẫn không rõ lý do. Ngày 1-10-2019, phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng sau khi thị sát công trình cùng Bộ trưởng Thể, nói rất căng: Tổng thầu Cát Linh-Hà Đông phải làm nhanh, không lý sự nhiều!

Nhưng cả 2 vị cũng không yêu cầu lúc nào phải xong!

Đến tháng 10-2019, không thấy công bố trên truyền thông yêu cầu về thời gian nữa!

Công trình đội vốn 205% và… còn nữa!

Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước (đến tháng 9-2019), Bộ Giao thông vận tải đã lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh dự án, điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 8.769,97 tỷ đồng lên 18.001,59 tỷ đồng, tăng 9.231,62 tỷ đồng, tương đương 205,27%.

Và mới đây báo chí đưa tin phía Trung Quốc đề nghị được thanh toán 50 triệu USD để chạy thử tàu toàn tuyến phục vụ công tác nghiệm thu. Hai bên đang bàn nên tạm thời không cộng thêm vào đây!

Rất nhiều báo chí thông tin: Mỗi năm, Việt Nam phải trả nợ cho Trung Quốc khoảng 650 tỷ đồng vốn vay để làm đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông. Thông tin như vậy là chưa đầy đủ.

Việt Nam đã vay bổ sung 250 triệu USD của China EximBank để làm đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Việt Nam có 9 năm để trả nợ cho China EximBank bắt đầu từ tháng 1-2016 đến 15-11-2025. Mỗi năm trả nợ chia làm hai lần, một lần tương đương với 325 tỷ đồng. Như vậy, trung bình một năm, Việt Nam phải trả nợ cho Trung Quốc khoản 650 tỷ đồng (cho 250 triệu USD vay bổ sung).

Còn khoản tiền vay ODA ban đầu của Trung Quốc khoản 552 triệu USD, theo các chuyên gia: Lãi vay thương mại ưu đãi trung bình 3%/năm cho khoản 552 triệu USD, mỗi ngày chủ đầu tư sẽ phải trả lãi suất khoản 1 tỷ đồng, cả 11 tháng là khoảng 330 tỷ đồng.

Công trình của hai đời thủ tướng, 3 đời bộ trưởng

Khi công trình được khởi công là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng.

Đường Sắt Cát Linh Hà Đông

Từ 2016, công trình chuyển qua Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Tháng 10-2017, ông Trương Quang Nghĩa về làm Bí thư Đà Nẵng, ông Nguyễn Văn Thể lên làm Bộ trưởng Giao thông vận tải.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Hiểu theo nghĩa lạc quan cách mạng thì đường sắt Cát Linh – Hà Đông xứng tầm là một tượng đài hữu nghị Trung – Việt.

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)