Việt Nam Thời Báo

VNTB – Ai ăn cắp bảo vật quốc gia?

An Thư

 

(VNTB) – Cộng sản đi đến đâu thì phá đến đó: Văn Miếu – Quốc Tử Giám trở nên trống rỗng khi quân đội nhân dân từ bưng biền vào tiếp thu Hà Nội năm 1954.

 

Tuần qua, báo nhà nước đưa tin một kẻ đã trèo lên ngồi trên ngai vua Gia Long và vặn gẫy bệ để tay.

Quần thể di tích Cố đô Huế, bao gồm các cung điện, thành quách, lăng tẩm, đã trải qua nhiều giai đoạn tàn phá. Các trận đánh do cộng sản tấn công vào Huế như năm 1947 và Tết Mậu Thân 1968, đã khiến nhiều công trình như Điện Cần Chánh, Trấn Bình Đài và các khu lăng tẩm bị bom đạn tàn phá nặng nề. Ngoài ra, các trận lũ lớn vào năm 1953 và 1971 cũng gây hư hại đáng kể.

Nỗ lực bảo tồn trước 1975

Mặc dù đối mặt với nhiều thách thức từ sau khi vua Bảo Đại thoái vị, di tích Huế vẫn nhận được sự quan tâm và nỗ lực bảo tồn nhất định:

Giai đoạn Pháp thuộc: Trước năm 1945, dù có sự chiếm đóng của Pháp, một số công trình kiến trúc cung đình vẫn được duy tu, thậm chí có những công trình kiến trúc Pháp được xây dựng trong lòng đô thị di sản.

Giai đoạn Việt Nam Cộng hòa (1954-1975): Quần thể di tích Cố đô Huế thuộc địa phận quản lý của chính quyền miền Nam Việt Nam. Trong giai đoạn này, bằng nỗ lực của chính quyền và một phần chủ ý của Hoàng tộc nhà Nguyễn, đặc biệt là Hoàng Thái Hậu Từ Cung (mẹ của Hoàng đế Bảo Đại), di tích Huế đã liên tục được bảo tồn.

 

 

Bảo vật trong cung điện bị đánh cắp 

Thời điểm tháng 3 năm 1975, khi quân đội Việt Nam Cộng hòa rút khỏi Huế và lực lượng Quân Giải phóng tiến vào, tình hình an ninh tại cung điện Huế trở nên rất phức tạp. Trong bối cảnh hỗn loạn của chiến tranh và chuyển giao chính quyền, việc kiểm soát và bảo vệ toàn bộ các bảo vật trong cung điện gặp nhiều khó khăn.

 

Mất bảo vật trong lịch sử

 

Trong suốt lịch sử, các bảo vật của triều Nguyễn nói riêng và cổ vật Việt Nam nói chung đã trải qua nhiều giai đoạn bị thất thoát:

– Thời Pháp thuộc: Nhiều bảo vật quý giá đã bị Pháp tịch thu, mang về Pháp hoặc bán đấu giá. Một số khác bị thất tán do chiến tranh và tình hình xã hội bất ổn.

– Chiến tranh và biến động xã hội: Các cuộc chiến tranh liên miên, đặc biệt là cuộc chiến tranh Đông Dương (1945-1954) và chiến tranh Việt Nam (1954-1975), đã gây hư hại hoặc thất lạc một số lượng lớn cổ vật. Sự hỗn loạn trong các giai đoạn chuyển giao chính quyền cũng tạo điều kiện cho các hành vi trộm cắp.

– Giai đoạn sau 1975: Theo các nhà nghiên cứu lịch sử và cổ vật, giai đoạn từ năm 1975 đến khoảng năm 1985 là thời kỳ Huế bị mất nhiều cổ vật nhất, đặc biệt là từ các lăng tẩm của các ông hoàng, bà chúa do kẻ trộm đào bới. Ví dụ, Nhà nghiên cứu Phan Thuận An cho biết, chỉ riêng tại lăng Khải Định, năm 1985 đã mất một bát nhang lớn bằng đồng, và vào các năm 1987-1988, lăng bà Thái Hoàng Thái Hậu Từ Dũ (vợ vua Thiệu Trị, mẹ vua Tự Đức) bị mất cắp chiếc mũ bằng vàng.

 

 

Đặc biệt sau khi Huế được ‘giải phóng’ hồi năm 1975, cho dù không có bằng chứng, hình ảnh và tài liệu ghi lại, nhưng dân Huế thấy và tin các quan chức cộng sản từ trung ương Hà nội và địa phương Thừa Thiên Huế đã ‘vào, vơ, vét, về’. Hàng ngàn cổ vật rất lớn như chuông, trống, thống, chóe, lư đồng đã thất thóat. Cung điện trở nên trống rỗng, không còn một thứ, tiêu điều dần đến đổ nát.

Cộng sản đi đến đâu thì nơi đó – bảo vật quốc gia, mà họ gọi là di tích của triều đại phong kiến, bóc lột, không có cánh mà bay đâu không biết. Văn Miếu – Quốc Tử Giám trở nên trống rỗng khi quân đội nhân dân từ bưng biền vào tiếp thu Hà Nội năm 1954. Ngay khi giải phóng Huế, khoảng tháng Ba năm1975, các bảo vật trong cung điện cũng bị mất tiêu. Mặc dù không có thông tin cụ thể và chính thức về việc các bảo vật trong cung điện bị “đánh cắp” một cách có tổ chức trong chính tháng Ba năm 1975 bởi một lực lượng cụ thể nào, nhưng tình trạng hỗn loạn, mất kiểm soát an ninh tại Huế trong thời điểm đó là có thật. Người ta có thể đổ thừa do tình trạng lộn xộn lúc đó người xấu đã vào trộm cắp, cướp. Nhưng tỏ tường nhất, ngày 30 tháng 4 1975, quân cộng sản với xe tăng, thiết giáp đã ủi sập cửa Dinh Độc lập chiếm đóng và kiểm soát chặt chẽ từ đó và cho đến bây giờ, Dinh Độc Lập và Dinh Gia Long, cắt nghĩa sao về tình trạng bị vơ vét sạch bảo vật tại hai nơi này. Người đánh cắp thì vô hình hay quá to lớn đến nỗi không thấy được?

Trong bối cảnh lịch sử đầy biến động, việc mất mát cổ vật ở cung điện Huế và các di tích khác là một thực tế đau lòng. Nhà nước Việt Nam đến nay thì đã có nhiều nỗ lực đáng kể trong việc bảo tồn và phục hồi các di tích Huế, đưa quần thể này trở thành Di sản Thế giới của UNESCO. Thu hồi bảo vật quốc gia bị thất thoát là một nhiệm vụ quan trọng và liên tục, thể hiện cam kết của Nhà nước trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc, nhưng việc các cơ quan chức năng như công an, hải quan, và ngành văn hóa sẽ phối hợp điều tra, truy tìm nguồn gốc và đường đi của các bảo vật bị thất thoát có vẻ như “không thể được” khi các đoàn kiểm tra đến đụng đầu trước nhà “các vị tai to mặt lớn”.

 


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Tham nhũng ngay từ… lập pháp

Do Van Tien

VNTB – Đất & Người Hà Nội

Bùi Ngọc Dân

VNTB – Nhà nước chỉ lo kiếm việc làm cho cán bộ bị sa thải mà không lo cho dân

Bùi Ngọc Dân

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo