VNTB – ‘Ai cũng phải sống thôi’: dân buôn trong mùa dịch bệnh

VNTB – ‘Ai cũng phải sống thôi’: dân buôn trong mùa dịch bệnh

Ngân Bình

 


(VNTB) – Giới buôn bán đang ‘sống lay lắt từng ngày’ khi gánh chịu sự sụt giảm khách hàng.

 


Chị N.H sở hữu quán cafe nhỏ gần công viên Tao Đàn (Q.1, TP.HCM), địa điểm ưa thích của giới trẻ và người nước ngoài. Nhưng càng ngày, chị nhận ra số người ghé quán ngày ít đi, do hậu quả của đại dịch Vũ Hán.

 

Đây là tình trạng của hàng triệu người tại thành phố phía Nam này, nơi mà giới chức thành phố tiếp tục ban hành lệnh cấm hoạt động toàn bộ quán bar, vũ trường, karaoke, massage đến hết tháng 3 để phòng chống đại dịch.

 

Là một chủ quán, N.H nhận được đủ nguồn tin về dịch bệnh, nhưng chị không nghĩ nó sẽ tồi tệ đến mức thế này.

 

“Lượng khách sụp giảm đến 70%, những gì có thể làm là sống tiết kiệm nhất và cầu trời phật cho dịch bệnh sớm qua đi,” chị H bày tỏ.

 

Em trai của H, người đang phục vụ trong một khách sạn trên địa bàn Quận 3 cũng đang rơi vào tình trạng thất nghiệp tạm thời, khi khách sạn đang thực hiện chính sách xoay ca và giảm 30% lương để tránh phải đóng cửa sớm vì lượng khách không còn nhiều như trước.

 

“Mọi thứ trở nên khó khăn hơn, tin tức về dịch bệnh không cho thấy bao giờ sẽ chấm dứt. Nếu qua tháng 3 vẫn chưa thể công bố hết dịch thì có lẽ tôi phải trả lại mặt bằng,” chị H nói.

 

Chị H là nhiều trong số những người mà nguồn vốn đầu tư đang cạn dần.

 

Không chỉ tại vùng đất Sài Gòn, các tỉnh thành khác tại Việt Nam như Hà Nội, Đà Nẵng cũng đang điêu đứng vì dịch bệnh. Các ngành dịch vụ ‘ăn theo’ du lịch, mảng giáo dục tư thục cũng ‘méo miệng’ vì nạn dịch.

 

Nạn dịch bệnh khiến nền kinh tế đình trệ.

 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, người vào đầu tháng 2-2020 chỉ đạo, dù gặp thách thức lớn, nhưng không bàn chuyện lùi chỉ tiêu kinh tế. Thế nhưng vào cuối tháng, ông lại bày tỏ boăn khoăn khi đặt vấn đề, ‘Có loại vắc xin nào cho nền kinh tế Việt Nam để ứng phó căn bệnh sụt giảm kinh tế, để có thể đạt mục tiêu kép, là vừa chống dịch COVID-19, vừa giữ được nhịp độ tăng trưởng kinh tế’.

 

Điều đó cho thấy sự phức tạp của dịch bệnh kéo theo những tổn thất mà chính quyền trung ương vẫn chưa tiên lượng hết được.

 

Dù đối diện với nguy cơ mắc bệnh và ảm đạm trong buôn bán, nhưng một số người buôn bán nhỏ tại thành phố Sài Gòn vẫn cố gắng lạc quan để vượt qua mùa dịch.

 

L.A có một gian hàng cho đồ ngọt, đồ ăn nhẹ và nước ngọt trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (Q. Bình Thạnh, TP. HCM). Ông tin tưởng rằng mọi thứ anh ta bán đều được đóng gói, sẽ ít có nguy cơ lây nhiễm hơn và điều đó sẽ cho phép anh ta tiếp tục bán sản phẩm của mình. Điều quan trọng, ông vẫn chưa nhận bất kỳ thông tin nào từ chính quyền, điều đó khiến ông thấy tình hình vẫn còn ‘dễ thở’.

 

“Hy vọng nó không tệ. Kiểu như bệnh cúm, nó không kéo dài lâu,” ông A cho biết.

 

“Ai cũng phải sống thôi, phải làm việc để kiếm tiền trang trải tiền ăn hàng ngày cho tôi và con cái chúng tôi, không làm được cái này thì phải làm được cái khác. Còn sức thì còn làm ra tiền, chứ trông chờ hết dịch để phục hồi kinh doanh thì có nước bán thân” chị H cười cho hay.

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)