VNTB – Ám ảnh Việt cộng pháo kích ở Tết Mậu Thân

VNTB – Ám ảnh Việt cộng pháo kích ở Tết Mậu Thân

 

Hiền Vương

 

(VNTB) – 55 năm đã trôi qua nhưng những ám ảnh về súng đạn chiến tranh ở ngày Tết Mậu Thân mà Việt cộng đã dội xuống Sài Gòn vẫn nguyên vẹn đó sự kinh hoàng của người Việt giết người Việt.

 

Hôm 4-1-2023, tại Công viên Lam Sơn (quận 1, TP.HCM), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày Lễ lớn TP.HCM tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 – Lịch sử khắc ghi”, kỷ niệm 55 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Triển lãm ảnh diễn tại 3 địa điểm: Công viên Lam Sơn, đường Đồng Khởi (đối diện Công viên Chi Lăng) và Hội trường Thống nhất từ ngày 4 đến ngày 15-1-2023.

Ghi nhận của người viết, những hình ảnh của Sài Gòn tan hoang vì đạn pháo của Việt cộng Tết Mậu Thân dường như vẫn được cất trong kho, chưa mang ra để những người trẻ hôm nay được hiểu biết thêm về những bi kịch mà người Sài Gòn đã phải gánh chịu ở 55 năm về trước.

Tổng hợp các tư liệu từ báo chí của Sài Gòn trước tháng tư năm 1975 cùng báo chí nhà nước cộng sản sau đó, đều chung nhìn nhận là đêm giao thừa Mậu Thân 1968, gần nửa quân số của Việt Nam Cộng hòa nghỉ ngơi để ăn Tết.

Một tài liệu của lực lượng được quen gọi là “biệt động thành”, thuật lại:

22g45 ngày 30-1-1968 (mùng 1 Tết), ông Võ Văn Thạnh (Ba Thắng) – Chính ủy Sở chỉ huy tiền phương Phân khu 6 đọc lời hiệu triệu của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, đồng thời phổ biến giờ G, ra lệnh cho các lực lượng biệt động tấn công những mục tiêu trong kế hoạch.

2g mùng 2 Tết, một bộ phận phối thuộc cho Tiểu đoàn 268 Phân khu 2 ở phía Tây Tân Sơn Nhất bắn tám quả pháo 82 ly vào sân bay. Cả Sài Gòn coi đó là hiệu lệnh tấn công.

Báo chí phương Tây đưa tin, gần 1.000 lính Việt cộng được cho là đã thâm nhập vào Sài Gòn, và phải mất một tuần giao tranh dữ dội bởi khoảng 11.000 binh sĩ Hoa Kỳ và Nam Việt Nam mới có thể đánh bật họ ra khỏi thành phố.

Triển lãm ảnh với chủ đề “Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 – Lịch sử khắc ghi”, kỷ niệm 55 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đang diễn ra ở TP.HCM là lệch lạc của góc nhìn về chiến tranh ở lúc người dân đang ăn Tết.

Tin rằng không riêng người viết bài này, mà nhiều thế hệ người sinh sống ở Sài Gòn vẫn còn nhớ y nguyên tiếng rít của đạn pháo kích mà Việt cộng đã nả vào các khóm – ấp, khu nhà ở của dân chúng Sài Gòn.

Bởi tin tức từ báo chí cho biết phía nhân danh Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã phá hủy 50.000 căn nhà của dân, đem chết chóc đến cho 14.000 đồng bào đủ cả già trẻ gái trai và “vô sản hóa” 70.000 người đa số là dân lao động từ những cuộc pháo kích bừa bãi vào những khu gia cư nghèo khó, đông đúc không có lấy một cơ quan quân sự.

Xin được giới thiệu ở đây một lát cắt rất nhỏ nhoi từ cảnh tượng đổ nát thê lương ở Chợ Lớn sau chiến sự Tết Mậu Thân 1968, qua đó cho thấy cứ mỗi lần nhắc ba từ “Tết Mậu Thân” là người Sài Gòn hiểu ngay đó là nói về chuyện gì…

Cảnh tượng đổ nát ở khu vực bến Nguyễn Văn Thành sau những sự kiện Tết Mậu Thân, Chợ Lớn năm 1968.

Chiến sự diễn ra quá đột ngột khiến các cư dân Chợ Lớn không kịp sơ tán hàng hóa, đồng nghĩa họ mất trắng gia sản vì đạn bom của quân Việt cộng.

Đoạn đường đầu bến Nguyễn Văn Thành.

Nhà số 31 đường Kim Biên, quận 5 trở thành đống gạch vụn.

+ Ảnh 4: Một góc phố hoang tàn.

Nhà số 31 đường Kim Biên, quận 5 trở thành đống gạch vụn.

 

Nhiều ngôi nhà trên đường Kim Biên chịu chung số phận.

 

Dãy phố gần đầu Bến Bãi Sậy.

Đồng Khánh, hướng về nhà thờ Cha Tam, Mậu Thân 1968.

Đường Nguyễn Trãi nhìn từ ngã tư Phùng Hưng – Nguyễn Trãi, quận 5.

Tan hoang ở khu cầu Ba Cẳng

Tòa nhà của hãng xà bông Trương Văn Bền trên đường Kim Biên lỗ chỗ vết đạn.

Cảnh đổ nát ở đường Lý Thành Nguyên (nay là đường Đỗ Ngọc Thạch) nhìn từ ngã tư Đồng Khánh – Lý Thành Nguyên (Trần Hưng Đạo B – Đỗ Ngọc Thạch)


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)