Việt Nam Thời Báo

VNTB – An toàn hàng không VN đang ở đâu?

Nguyễn Đình Ấm (VNTB) – Người ta không thể tập trung vào chuyến bay khi khi tâm trí để ở các  kiện hàng, gói tiền, vàng, thuốc tây, mỹ phẩm… luôn trong tình trạng sợ bị lộ, bị bắt…

Một kho hàng lậu lớn giáp sân bay Tân Sơn Nhất vừa bị nhà chức trách phát hiện

Hiện nay một quốc gia muốn giao thông hàng không phát triển chỉ cần có hạ tầng như sân bay và hệ thống bảo đảm an toàn bay (ATB) là đủ. Khi có hai điều kiện đó chủ nhà sẽ cho thành lập các hãng HK khai thác hoặc tha hồ thuê các hãng HK trên thế giới đưa máy bay đến vận chuyển hành khách, miễn là có thị trường.

Vậy tình trạng ATB của HKVN đang ở đâu?

ATB của một quốc gia phụ thuộc cơ sở hạ tầng (CSHT- sân bay, trang thiết bị dẫn đường, dự báo khí tượng, trang thiết bị kiểm tra an ninh, thông tin, viễn thông…) thuộc công tác quản lý,  phương tiện (máy bay) và đặc biệt là con người. Hiện tại CSHT, trang thiết bị ATB, phi đội của HKVN là không có vấn đề gì so với nhu cầu hoạt động, thậm chí thuộc loại khá trong khu vực. Nhiều sân bay ở VN còn ế. Hãng HK quốc gia (VNA) có đội vận tải chủ lực của HKVN cỡ 80 máy bay thuộc loại trẻ trên thế giới với các máy bay hiện đại nhất A 320,321, Boeing 767,777 và sắp có A 350, Boeing 787. Các hãng VietJet Air, Jetstar Pacific, Vasco…đều có đội máy bay tốt A320, ATR 72-500 hiện đại.

Về hệ thống bảo dưỡng, sửa chữa, duy trì bảo đảm đủ điều kiện bay cũng thuộc loại khá: Công ty VAECO (công ty kỹ thật máy bay- công ty con của VNA) có truyền thống từ những năm 1960, đặc biệt từ những năm 1993 được trang bị kiến thức, kỹ thuật hệ thống quản lý tiêu chuẩn của Mỹ, châu Âu, sự giúp đỡ của hàng không thế giới (ICAO, IATA…), có khả năng bảo dưỡng, sửa chữa ở trình độ cao với các máy bay hiện đại ATR72, A320,321, 330, Boeing 767, 777. VNA đã được hiệp hội vận tải hàng không thế giới công nhận an toàn khai thác (IOSA). Đây là yếu tố cơ bản để HKVN duy trì đưuọc 17 năm không có tai nạn HK cấp 1 (chết người, hỏng máy bay). Đây là một thành tích chưa từng có với HKVN, trong khi sử dụng công nghệ HK cũ của Liên Xô chỉ tính năm từ năm 1988-1997, mặc dù vận chuyển chỉ 200-300 nghìn khách/ năm nhưng VNA bị 4 tai nạn cấp 1 (tai nạn TU 134 ngày 9/9/1988 ở Bangkok, tai nạn IAK 40 ngày 14/11/1992 ở Khánh Hòa, tai nạn trực thăng Bell 206 ở Sơn La này 26/3/1994, TU 134 ở Pnompenh ngày 3/9/1997) thì

Như vậy vấn đề còn lại của ATB KHVN hiện nay là trình độ quản lý và con người.

Về trình độ quản lý ATB

Hiện nay cục HKVN thuộc bộ GTVT là cơ quan quản lý luật pháp, tiêu chuẩn ATB của HKVN nhưng gặp nhiều khó khăn: Đội ngũ CBNV không ổn định, là cơ quan “cầm cân nảy mực” ATB đáng lẽ CBNV ở đây phải có trình độ chuyên môn cao hơn các hãng HK nhưng do chế độ lương bổng thấp (so với DN) nên không thể tuyển dụng hoặc giữ được nhân viên giỏi, có kinh nghiệm. Đặc biệt, biên chế cho quản lý chuyên môn đã thiếu thốn (do những năm gần đây hoạt động HK tăng mạnh) lại phải “gánh” số biên chế lớn của tổ chức đảng, công đoàn nên bộ máy nhân lực vừa thiếu, vừa yếu. Ngoài ra do nguồn kinh phí thấp CBNV vẫn thường phải “nhờ vả”, đi vé miễn cước, có thể “quà cáp” của các hãng bay nên không loại trừ khả năng nhà  trách trách “bỏ lọt” hoặc nhân nhượng những vi phạm về ATB.

Trong những năm gần đây, bộ GTVT quản lý toàn bộ ngành hàng không HKVN nhưng chỉ biết hoặc quan tâm đến “bề nổi” liên quan trực tiếp đến tình cảm người dân như trong lĩnh vực chậm, hủy chuyến bay, giá tô mỳ tôm, “đường bay vàng”, truy tìm những tin nhắn linh tinh của hành khách mà gần như không quan tâm đến cái cốt tử của ngành HK là ATB. Cục HKVN nhiều khi phải đi làm những việc không phải chức trách chính của mình theo chỉ thị của bộ trưởng… Hiện tượng tê liệt không lưu hàng giờ, phi công đình công, VAECO “chảy máu” thợ kỹ thuật, phi công đột tử trong chuyến công tác, nhân viên bay bị nước ngoài bắt giữ…chỉ được biết đến khi nó đã xảy ra và giải quyết bằng biện pháp hành chính là thất sách.

Một trong những nguyên nhân gián tiếp đến ATB và làm cho bộ mặt các sân bay VN trở nên quá xấu xí là nạn buôn lậu của các kíp bay, tiêu cực của công an, hải quan, an ninh HK, móc trộm hành lý… nhưng Bộ GTVT chưa bao giờ dám “sờ” tới tệ nạn này. Người ta không thể tập trung vào chuyến bay khi khi tâm trí để ở các  kiện hàng, gói tiền, vàng, thuốc tây, mỹ phẩm… luôn trong tình trạng sợ bị lộ, bị bắt… Nhà chức trách cũng không thể kiểm soát tốt được bên trong những gói, kiện hàng lậu có chứa vật hoặc chất nguy hiểm hay không, bởi vì nhân viên kíp bay ngoài trực tiếp buôn còn làm “cửu vạn”, tức nhận hàng ở đầu này chuyển đến đầu kia lấy tiền công mà không cần quan tâm đó là hàng gì. Hiện nay khu vực sân bay Gia Lâm (Hà Nội) Tân Bình (TPHCM) đầy ắp, la liệt các shop hàng “ bay, xách tay” là từ nguồn này.

Hiện nay cuộc cạnh tranh không lành mạnh cũng đang diễn ra giữa các hãng HKVN. Thông thường, khi cấp phép ra đời cho một hãng bay hoặc cho mở thêm đường bay thì chủ hãng phải chứng minh có đủ tài chính, nhân lực bảo đảm ATB. Thế nhưng thời gian qua xảy ra hiện tượng hãng nọ “xâu xé” chất xám của hãng kia. Các hãng HK của nhà nước chế độ chính sách trì trệ luôn bị thiệt trước các hãng HK tư nhân. Vừa qua nhiều công nhân kỹ thuật của VNA “chảy máu” sang hãng VietJet Air, hàng trăm phi công đình công đòi chuyển sang nơi trả lương cao hơn…
Bộ GTVT làm gì?

Việc bộ GTVT dùng biện pháp hành chính để giữ chân phi công là thất sách, nguy hiểm; việc cả ngành HKVN có một trung tâm sửa chữa, bảo dưỡng máy bay (VAECO) bảo đảm kỹ thuật ATB cho cả ngành HKVN và nhiều hãng khác trong khu vực nhưng bị “chảy máu” chất xám bất ngờ làm suy yếu trung tâm này càng là thất sách. Hiện tượng này không vi phạm luật lao động nhưng trên thực tế ở ngành HKVN chưa có một thị trường lao động đúng nghĩa….

Những năm gần đây việc HKVN gặp nhiều sự cố trục trặc trong hoạt động bay là khó tránh khỏi, nhưng những sự cố nghiêm trọng như máy bay rơi bánh đáp khi đang bay, nhân viên không lưu đánh nhau khi đang làm việc, máy bay suýt va chạm, làm mất điện, tê liệt không lưu quốc gia cả tiếng đồng hồ, phi công có trọng bệnh bị đột tử trên đường đi công tác, phi công, tiếp viên bị bắt giữ do buôn lậu… là hậu quả của những tồn tại nguy hiểm của HKVN.

Nếu Bộ GTVT không nghiêm túc “trảm” những “yếu huyệt” trên thì thành tích ATB của HKVN có thể bị chấm dứt vào một lúc nào đó.

Tin bài liên quan:

VNTB – Nhóm lợi ích sân bay Long Thành đã có thể mở ngay đại tiệc!

Phan Thanh Hung

VNTB – Ôi, sợ cái đầu của ông chủ nhiệm quá!

Phan Thanh Hung

VNTB- Mời “phái Long Thành” giải bài toán Tân Sơn Nhất!

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo