VNTB – Ân xá Quốc tế kêu gọi hành động khẩn cấp đối với TNLT Trần Thị Nga

VNTB – Ân xá Quốc tế kêu gọi hành động khẩn cấp đối với TNLT Trần Thị Nga
Vũ Quốc Ngữ dịch (VNTB) Nhà hoạt động nhân quyền và quyền tự do ngôn luận Trần Thị Nga đã bị kết án 9 năm tù vào ngày 25/7/2017 với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự. Cô là một tù nhân lương tâm và phải được trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện.
 
Trần Thị Nga đã bị biệt giam từ ngày bị bắt, ngày 21/01. Toà án Nhân dân tỉnh Hà Nam đã kết án chỉ sau một ngày xét xử. Chính quyền Việt Nam đã ngăn cản các thành viên gia đình và những người ủng hộ Trần Thị Nga, cũng như các nhà báo và nhà ngoại giao nước ngoài, trong việc theo dõi các thủ tục tố tụng bên trong phòng xử án. Trần Thị Nga còn phải bị án quản chế 5 năm sau khi thực hiện án tù giam.
 
Theo các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát, Trần Thị Nga bị cáo buộc “đăng các đoạn băng video và tài liệu có tính chất tuyên truyền chống nhà nước trên Internet”. Tại phiên tòa, tòa án đã dựa vào 13 video – 11 được đăng trên các tài khoản Facebook của cô và hai video được tìm thấy trên máy tính của cô – như là bằng chứng ủng hộ cáo buộc. Các video liên quan đến các vấn đề như ô nhiễm môi trường và tham nhũng. Điều 88 của Bộ luật Hình sự năm 1999 của Việt Nam thuộc Chương XI của luật này, trong đó nêu ra các điều khoản không rõ ràng về “xâm phạm đến an ninh quốc gia”; Các điều khoản của chương này thường được sử dụng để giam giữ người bất đồng chính kiến ​​ở Việt Nam.
 
Trần Thị Nga đã bị hành hung, quấy rối và hăm dọa vì các hoạt động nhân quyền của cô trong quá khứ. Tháng 5 năm 2014, cô bị tấn công trên đường phố bởi năm người đàn ông mặc thường phục, dẫn đến thương tích nghiêm trọng. Trong khi bị giam giữ trước xét xử, sức khoẻ của cô đã xấu đi do bị thương tổn niêm mạc liên quan đến vụ tấn công năm 2014. Từ tháng 6 năm nay, cô đã bị nhà chức trách nhà tù từ chối điều trị y tế cho thương tích.
 
Hãy viết ngay bằng tiếng Việt, tiếng Anh hoặc tiếng mẹ của bạn để kêu gọi các cơ quan có thẩm quyền:
 
– Phóng thích ngay Trần Thị Nga và xóa bỏ mọi cáo buộc đối với cô;
 
– Đảm bảo rằng cho đến khi cô được trả tự do, cô được đối xử đầy đủ theo Các Nguyên tắc về Tiêu chuẩn Tối thiểu của Liên Hợp quốc về đối xử với tù nhân (Quy tắc Nelson Mandela), bao gồm việc cung cấp chăm sóc y tế đầy đủ;
 
– Chấm dứt ngay lập tức việc bắt giữ độc đoán, truy tố và quấy rối các nhà bảo vệ nhân quyền. Củng cố và tạo điều kiện cho các quyền tự do hội họp, hội họp hòa bình và biểu đạt.
 
Xin vui lòng khiếu nại trước 10/9/2017 tớiL
 
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc 
 
Văn phòng Thủ tướng 
 
Hà Nội, Việt Nam 
 
 
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm 
 
44 Yết Kiêu, Hoàn Kiếm Hà Nội, Việt Nam 
 
Fax: + 844 3823 1872 
 
Bộ trưởng Ngoại giao và Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh
 
Bộ Ngoại giao 
 
1 Tôn Thất Đạm, Quận Ba Đình Hà Nội, Việt Nam 
 
Fax: + 844 3823 1872, Email: ttll.mfa@mofa.gov.vn
 
Đồng thời gửi bản sao cho các đại diện ngoại giao được công nhận tại nước bạn. 
 
Hãy kiểm tra với văn phòng khu vực của bạn nếu gửi đơn kháng cáo sau ngày nêu trên.
Thông tin bổ sung 
 
Trần Thị Nga bị bắt tại nhà riêng ở Phủ Lý, tỉnh Hà Nam vào ngày 21/01/2017 trong khi chồng cô đang đi con đến trường. Vào tháng 2 năm 2017, có 31 tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam và hơn 847 cá nhân đã ký vào đơn yêu cầu cơ quan chức năng trả tự do cho cô. Sau phiên tòa, nhiều cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam, bao gồm EU và Hoa Kỳ, đã ra tuyên bố phản đối việc kết án Trần Thị Nga và kêu gọi trả tự do cho cô ngay lập tức.
 
Là mẹ của những đứa trẻ nhỏ, lần đầu tiên cô quan tâm đến nhân quyền trong khi hồi phục sau tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Đài Loan, nơi cô đã bị lạm dụng như là một công nhân xuất khẩu lao động. Cô là thành viên của Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam và nổi tiếng vì hoạt động ôn hòa và vận động chính sách về đất đai và quyền lao động, vấn đề môi trường, bao gồm thảm họa Formosa; và tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Việt Nam. Trong ngày Phụ nữ Quốc tế năm nay, Trần Thị Nga là một trong sáu nhà hoạt động nhân quyền nữ xuất sắc ở Đông Nam Á được vinh danh bởi Ân xá Quốc tế cho công việc của họ.
Tình hình nhân quyền ở Việt Nam dường như đang xấu đi, với số vụ bắt giữ và truy tố các nhà bảo vệ nhân quyền và các nhà bất đồng chính kiến đang thực hiện quyền tự do ngôn luận, lập hội và hội họp gia tăng. Những người chỉ trích chính phủ cũng phải đối mặt với những hạn chế về tự do đi lại, cũng như sự hăm dọa và bạo lực. Bản án của Trần Thị Nga đến chưa đầy một tháng sau khi Việt Nam kết án bởi một nữ hoạt động nhân quyền, blogger nổi tiếng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người còn được gọi là “Mẹ Nấm” vào ngày 29/6 theo cáo buộc tương tự. 
 
Cả Trần Thị Nga và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đều tỏ ra quan ngại về phản ứng của chính quyền đối với thảm họa môi trường do Formosa gây ra năm 2016. Thảm họa này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi cá ở một số tỉnh của Việt Nam. Có tới 270.000 người, kể cả những người dựa vào ngành đánh bắt cá như sinh kế cũng như gia đình họ, đã bị ảnh hưởng bởi cái chết của hàng triệu con cá. Sau cuộc điều tra kéo dài 2 tháng về thảm họa, chính phủ đã xác nhận những lời cáo buộc của công chúng rằng một nhà máy thép thuộc Tập đoàn Formosa của Đài Loan, đặt trụ sở tại Hà Tĩnh, đã xả chất thải độc hại vào vùng biển ven bờ và gây ra thảm họa. Vào cuối tháng 6 năm 2016, Formosa đã xin lỗi công khai và thông báo sẽ bồi thường 500 triệu đô la Mỹ, nhưng những người bị ảnh hưởng nói rằng đây không đủ bù đắp cho tác động môi trường và mất sinh kế.
 
Một chiến dịch đàn áp toàn quốc đang được tiến hành để chống lại các nhà bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động tham gia vào việc yêu cầu về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong việc xử lý thảm họa của chính phủ Việt Nam. Nhiều vụ bắt giữ được tiến hành tại các vùng khác nhau của Việt Nam nhằm vào những người hoạt động phản đối kẻ gây ra thảm họa.
 
Nguyễn Văn Hóa và Nguyễn Văn Oai cùng bị tạm giam. Oai, cựu tù nhân lương tâm và nhà hoạt động xã hội Công giáo, cũng bị bắt vào tháng Giêng, cùng đợt với Trần Thị Nga và Nguyễn Văn Hóa.
 
Ngày 1/6/2017, Ân xá Quốc tế kêu gọi các nhà chức trách Việt Nam xóa bỏ cáo buộc đối với Hoàng Đức Bình và Bạch Hồng Quyền, hai nhà hoạt động đã hỗ trợ các nạn nhân trong thảm họa môi trường ở Formosa. Hoàng Đức Bình đang bị giam giữ trước khi xét xử và lệnh bắt giữ vẫn còn tồn tại đối với Bạch Hồng Quyền.
Điều kiện nhà tù ở Việt Nam rất hà khắc, thiếu lương thực và chăm sóc sức khoẻ, thiếu các yêu cầu tối thiểu được quy định trong Quy tắc về Tiêu chuẩn Tối thiểu của Liên hợp quốc về đppso xử với tù nhân (Quy tắc Nelson Mandela) và các tiêu chuẩn quốc tế khác. Nhiều tù nhân lương tâm đã bị biệt giam như là một hình phạt trong thời gian kéo dài. Họ cũng bị áp dụng các hình thức tra tấn hoặc ngược đãi khác, bao gồm đánh đập bởi quản giáo và các tù nhân khác mà quản giáo không can thiệp. Mặc dù Việt Nam đã phê chuẩn Công ước chống Tra tấn của LHQ có hiệu lực ở nước này vào tháng 2 năm 2015 nhưng quốc gia này vẫn chưa thực hiện đầy đủ các bước để đảm bảo tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo hiệp ước đó. Để biết thêm thông tin, xem báo cáo của Ân xá Quốc tế, ban hành vào tháng 7 năm 2016 với tiêu đề: Nhà tù trong nhà tù- Tra tấn và Đối xử vô nhân đạo với tù nhân lương tâm ở Việt Nam theo đường link: https://www.amnesty.org/en/documents/asa41/4187/2016/en/.
CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)