Việt Nam Thời Báo

VNTB- “Anh đã nằm xuống, sau một lần đến đây”

Hiền Nghi
(VNTB) – Việc ông mất đi “đột ngột”, vào đúng ngày xấu nhất, cũng báo hiệu một tương lai chính trị không còn phẳng phiu cho người con ông – Nguyễn Bá Cảnh.

Ông Nguyễn Bá Thanh qua đời vào thứ sáu ngày 13 – Cái ngày mà theo quan niệm phương Tây là ngày cực kỳ xấu. Hưởng dương 61 tuổi.


Không ai nghĩ rằng, người thanh niên này về sau trở thành chúa đất miền Trung.

Chính quyền dù đã cố gắng kiểm soát thông tin, từ hình ảnh đến sự kiên liên quan đến cán bộ cấp cao (ở đây là ông Nguyễn Bá Thanh), nhưng dường như đó là một cách kiểm soát chắp vá và đầy chật vật.

Chính vì thế, nên lời nói trước và kết quả bịnh tình của ông Nguyễn Bá Thanh trở nên đối lập với nhau.

Báo chí trong nước và những trang tiếng Việt bên ngoài sẽ nóng hết trong tuần này, một phần là để thỏa mãn thị hiếu đám đông về ông Nguyễn Bá Thanh. Nhưng vì là tính thị hiếu nên nó sẽ chóng vánh trôi qua, nhất là trong cái thời điểm cận kề tết như hiện nay.

Sẽ có người khóc, sẽ có những người thương tiếc thực sự, nhưng con số đó phần lớn đến từ những người được hưởng lợi từ “chính sách đất đai” của ông, bị hấp dẫn bởi giọng nói đặc phương ngữ và đầy chất thẳng thắn… Bị hấp dẫn bởi một Đà Nẵng nhiều cây cầu bắc ngang con sông Hàn nhỏ hẹp, và truyền thông đăng tải câu chuyện về ông Thanh gần gũi dân, nghiêm khắc với quan…

Bà Lê Thị Nam Phương, đại biểu HĐND TP Đà Nẵng đại diện cho nhóm người đó, khi nghe tin ông Nguyễn Bá Thanh mất đã thốt lên: “Anh Thanh ra đi là mất mát quá lớn.”
 
Đó là sự mất mát về cảm xúc hay mất mát về nguồn lực phát triển cho Đà Nẵng? Có lẽ là vế thứ nhất sẽ mang tính trọng tâm hơn.

Truyền thông vẫn đang miệt mài “ca tụng” đầy mị dân bằng cách lại xáo xào bài vở, những cuộc nói chuyện của ông với cán bộ trẻ, những lần đe cung cách làm ăn lôi thôi của các quan… để cho thấy “ông Nguyễn Bá Thanh vì dân”. Tất nhiên, “vì dân” đó nó giới hạn trong địa phận Đà Nẵng. Khi đề cập đến cái chết, thì sẽ dùng các từ ngữ miêu tả cảm xúc mạnh (thái quá) như: bàng hoàng, trào dâng, chết lịm… khi nghe tin ông Nguyễn Bá Thanh mất. Và cũng chỉ có như thế. Xôn xao rồi cũng nhanh chìm vào quên lãng.

Giới quan chức Đà Nẵng cũng tìm cách đáp ứng “cảm xúc dâng trào bất chợt” trong một số người dân, khi vào chiều 13/2, ông Huỳnh Đức Thơ – Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã quyết định ngừng bắn pháo hoa đêm giao thừa như dự kiến để tỏ lòng thành kính, chia buồn với gia đình ông Thanh và thể theo ý nguyện của đại số người dân.

Sở dĩ như vậy là vì, việc dừng các chương trình hội lễ là điều đáng làm, nhưng giá như không phải thêm chi tiết “ý nguyện của đại số người dân”. Vì hẳn ai cũng biết, thời điểm từ khi ông Nguyễn Bá Thanh mất (trưa) đến khi ông Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng quyết định ngừng bắn pháo hoa là một khoảng thời gian rất ngắn – không đủ để khảo sát ý dân của một quận, phường chứ chưa nói đến “đại đa số người dân” thành phố.

Dù sao thì cách áp đặt câu chữ, nâng tầm ảnh hưởng cái chết của “người con ưu tú” của đất Đà Nẵng nếu đặt trong bối cảnh “nghĩa tử là nghĩa tận” thì có thể thông cảm được, một cách phô diễn có phần hình thức.


Một câu hỏi lại đặt ra sau khi ông mất đó là: ông có phải là nhân tài có tâm không? Điều đó còn để về sau, sẽ đánh giá lại. Nhưng cái chết của ông, khiến cho người dân tìm đến nhà, lan truyền mạnh trên mạng xã hội, báo chí – truyền thông quan tâm đưa tin cũng đưa đến một thông điệp cho các vị quan thời XHCN, rằng:

“Đời người hữu tử, hữu sinh,

Sống cho xứng đáng, thác dành tiếng thơm.

Làm sao như quế trên non,

Trăm năm khô mục, vẫn còn thơm tho”


Bởi, rồi ai cũng sẽ “nằm xuống, sau một lần đã đến đây, đã vui chơi trong cuộc đời này, đã bay cao trên vòm trời đầy…”
 

Sống sao phải đạo, ăn sao để dân còn biết mà cảm thông, làm sao để trong dân còn có người ủ rủ trong ngày mất. Điều đó hẳn là một thông điệp sống mà ông Nguyễn Bá Thanh đã làm được, gầy dựng được trong thời gian qua- “vui chơi dân dã, rắn mặt với quan”. Bởi lãnh đạo nào quyền cao chức trọng, từng một thời hét ra lửa như ông Nguyễn Bá Thanh thì cũng sẽ có lúc, “ổng thở phồng phập phồng phập, mắt ổng trừng trừng mà đứng lên, thấy cũng tội xót xa dễ sợ”, như một người hàng xóm thân thiết với ông Nguyễn Bá Thanh cho hay.
 
Việc ông mất đi “đột ngột”, vào đúng ngày xấu nhất, cũng báo hiệu một tương lai chính trị không còn phẳng phiu cho người con ông – Nguyễn Bá Cảnh.

Tin bài liên quan:

VNTB – Sự nổi loạn trong báo chí cách mạng

Phan Thanh Hung

VNTB – 40 năm tượng đài thuyền nhân tại Việt Nam: Vẫn vết thương rỉ máu

Phan Thanh Hung

VNTB – “Gia tài của mẹ, một lũ bội tình”

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.