Việt Nam Thời Báo

VNTB – “Áo dài váy đụp”: lai căng hay đó là áo dài truyền thống?

Anh Văn (VNTB) “Áo dài váy đụp” là sản phẩm từ Trung Quốc? Là sự cách tân dị hợm? Là sự cưỡng bức áo dài truyền thống? Hay chính nó mới là áo dài?

Bức xúc vì áo dài bị cưỡng bức?
“Áo dài váy đụp” – một kiểu áo dài cách tân được nữ giới ưa chuộng gần đây bị lên án và “đấu tố” là phản cảm, cưỡng bức áo dài truyền thống.
MC Phan Anh bày tỏ quan điểm rằng, không thể lấy trang phục xuất xứ Trung Quốc làm quốc phục Việt. Trong khi đó, chia sẻ trên Vietnamnet, NTK Đức Hùng khẳng định “áo dài váy đụp” không phải là áo dài Việt Nam hay áo dài cách tân, mà đơn thuần là áo thời trang. Và ông cho rằng, nếu đặt giữa “cách tân” và “giữ truyền thống”, thì việc giữ gìn vẻ đẹp truyền thống còn cần thiết hơn. Nhà thiết kế áo dài với 30 năm kinh nghiệm này tiếp tục làm nóng dư luận khi trong một bài viết gửi Zing, ông đã cho rằng, “áo dài váy đụp” là trang phục dị hợm, không phải áo dài. Ông dẫn chứng, Việt Nam có áo dài, Trung Quốc có sườn xám, Nhật Bản có Kimono, Hàn Quốc có Hanbok. Nhưng không nước nào đặt vấn đề về việc cách tân trang phục truyền thống của họ.
Sự việc càng rắc rối hơn nữa, khi một số trang tin điện tử đăng tải bài viết phản ánh, mạng Trung Quốc tràn ngập váy giống hệt “áo dài cách tân” Việt Nam, và các shop bán hàng online đã “nhập” áo dài này về để bán lại cho người Việt.

Là áo dài truyền thống?

Trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam là gì? Chỉ biết, năm 1665, dưới đời vua Lê Huyền Tông, đã ban sắc dụ cấm đàn bà con gái mặc quần theo kiểu Tàu mà trở lại mặc váy theo y phục truyền thống của dân tộc.
Tranh vẽ phụ nữ Đàng Ngoài và Đàng Trong. Tranh vẽ: Boxer Codex (1590)
Còn thực tế, dựa vào hình ảnh hiện diện cho đến ngày hôm nay, thì áo dài truyền thống Việt xuất hiện vào thế kỷ XVI (tức thời kỳ đất nước phân chia thành Đàng Trong-Đàng Ngoài). Lúc này, “áo dài” của chúng ta là lớp áo với váy thụng. Trong tranh của Boxer Codex (1590) và John Barrow vẽ thì phụ nữ mặc váy áo.

Người Đàng Trong xem hát bội. Tranh: John Barrow (1806)
Đến thời nhà Nguyễn, dù năm Đinh Dậu (1837) vua Minh Mạng bắt dân Bắc hà phải mặc quần thay vì váy. Nhưng cái gọi là “áo dài truyền thống” vẫn hiện diện ở váy thay vì quần, điều này có thể thấy qua hoàng tộc Nguyễn như Đức Từ Cung (mẹ vua Bảo Đại) và Nam Phương Hoàng hậu (vợ vua Bảo Đại).

Hoàng tộc nhà Nguyễn mặc “áo dài váy đụp:.
Trong khi đó, cái “áo dài truyền thống” mà nhiều người nhầm tưởng hiện nay, lại là áo dài cách tân thời Nguyễn, cụ thể là vào đầu thế kỷ XX trong phiên đấu giá “Indochine: Mythes et réalités 1860 – 1945” của nhà Art Valorem, Pháp [1]. 

Áo dài mà nhiều người nghĩ “truyền thống” hiện nay, lại là áo dài cách tân.
Như vậy, nếu căn cứ theo quan điểm “bảo tồn truyền thống”, thì “Áo dài váy đụp” mới chính là thứ cần được bảo tồn.
Tuy nhiên, văn hóa là sự vận động không ngừng, do đó, nó phải có sự giao thoa, thay đổi phù hợp với từng thời kỳ khác nhau. Cũng là quốc phục, nhưng Hanbok (Hàn Quốc), Kimono (Nhật Bản) đều có sự cải biến, phá cách hợp thời đại và nhận được sự đón nhận. 

Suy cho cùng, “Áo dài váy đụp” không hề là thứ áo dài lai căng, ngoại lai hay dị hợm như nhiều người suy diễn. 
Tham khảo:

[1]facebook.com/daivietcophong/photos/pb.1384699228441495.-2207520000.1486918929./1847459145498832/?type=3&theater

Tin bài liên quan:

VNTB – Những đồi sim tím 17/02: hào hùng, bất khuất và không quên

Phan Thanh Hung

VNTB- Những quan điểm khác nhau về dừng dự án điện hạt nhân

Phan Thanh Hung

VNTB- Số phận BRT sẽ ra sao?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo