VNTB – Ba thập kỷ sau khi Liên Xô sụp đổ, cuộc sống ở Nga có thể tồi tệ hơn

VNTB – Ba thập kỷ sau khi Liên Xô sụp đổ, cuộc sống ở Nga có thể tồi tệ hơn

(VNTB) – Xã hội Nga  có  những tiến bộ thực sự cùng tồn tại với thất bại đau đớn.

 

Nhìn bề ngoài, 30 năm nước Nga thời hậu Xô Viết đã mang lại những điều đáng quý để đón mừng.

Một cuộc đàn áp tàn bạo nhằm vào phe đối lập, truyền thông độc lập và xã hội dân sự, một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới, và kinh tế trì trệ, lạm phát có nghĩa là năm 2021 là một năm khó khăn đối với nhiều người Nga.

Mặc dù vậy, theo một số chuyên gia những khó khăn hiện tại không làm giảm đi giá trị những tiến bộ thực sự mà Nga đã đạt được kể từ khi Liên Xô sụp đổ.

Dù sao, hiện tại mọi thứ tốt hơn 30 năm trước nhiều mặt, ”Maria Lipman, một nhà phân tích chính trị cho biết.

Người dân nói chung khá giả hơn, và ít ra cuộc sống ở các thành phố lớn đã thoải mái hơn”.

Trước kỷ niệm lần thứ 30 vào ngày 25 tháng 12, The Moscow Times đã nói chuyện với các nhà quan sát lâu năm về chính trị và xã hội Nga về những thành tựu và thất vọng trong ba thập kỷ qua. Ngược lại, họ đã vẽ nên một bức tranh về một xã hội bị huỷ hoại với những tiến bộ chân chính cùng tồn tại với thất bại đau đớn.

Trung tâm mua sắm và quán cà phê

Chẳng mấy người ở Nga tranh cãi rằng 30 năm qua đã đạt được những thành tựu.

Mặc dù các cuộc thăm dò cho thấy đa số người Nga vẫn hối tiếc  về sự sụp đổ của Liên bang Xô viết, nước Nga hiện đang thịnh vượng hơn nhiều so với Liên Xô trước đây, ngay cả khi của cải không phân chia đồng đều.

Mặc dù kinh tế Nga phần lớn trì trệ kể từ khi sáp nhập Crimea năm 2014 và do các lệnh trừng phạt của phương Tây, người Nga hiện có quyền tiếp cận với hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chưa từng có ở Liên Xô vốn thường thiếu các sản phẩm cơ bản.

Các thành phố lớn đều có các trung tâm mua sắm lớn, sầm uất, trong khi các cửa hàng cà phê, chuỗi cắt tóc sành điệu và đồ ăn ngon mọc lên ở mọi ngóc ngách, khác xa với những hàng người xếp hàng chờ và kệ hàng trống không trong những năm 1990.

Nhờ cải thiện kinh tế, phúc lợi xã hội cùng tăng lên.

Mức tiêu thụ rượu trung bình của người Nga dù vẫn còn cao theo tiêu chuẩn thế giới nhưng giảm đáng kể trong thập kỷ qua. Theo một nghiên cứu của hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti, mức tiêu thụ rượu tăng lên mức cao chưa từng thấy trong thời kỳ tuyệt vọng ngay sau khi Liên Xô sụp đổ.

Tuy nhiên, bất bình đẳng cả về xã hội và khu vực vẫn còn.

Natalia Zubarevich, giáo sư địa lý học thuộc Đại học Moscow cho biết: “Khi nói về phục hồi kinh tế, chúng ta phải nhớ rằng đây chủ yếu vẫn là hiện tượng ở Moscow và St. Petersburg. Bên ngoài hai nơi này, lương vẫn cực kỳ thấp. Ngay cả khi cuộc sống có tốt hơn vài thập kỷ trước, thì cũng không có phát triển gì nhiều để bàn tới”.

Đó là một động lực thường dẫn đến sự tương phản giàu nghèo đáng kinh ngạc giữa các khu vực. Trong khi Moscow, thủ đô và đầu tàu kinh tế của Nga, tự hào về mức lương trung bình hàng tháng gần tương đương với Hy Lạp, khu vực Kaluga kế bên – tuy không phải là nơi nghèo nhất ở Nga lại có mức lương ở tương đương với mức lương ở Bolivia.

Hậu quả là một làn sóng di cư đặc biệt là giới trẻ từ các tỉnh đến hai thủ phủ của Nga.

Theo nghiên cứu  của RIA Novosti được công bố trước đại dịch, hầu hết mọi khu vực ở Nga thuộc Châu Âu, Siberia và Viễn Đông đều ghi nhận mức tăng trưởng dân số âm trong gần cả ba thập niên qua, vì giới trẻ đầy tham vọng đánh đổi mối rằng buộc với quê nhà để lấy Moscow và St.Petersburg phát triển nhanh chóng.

Khó mà khái quát hết được về nước Nga,” Zubarevich nói. “Về mặt kinh tế, đó là điểm chung của nhiều quốc gia chứ không chỉ phải một”.

Tham nhũng suy giảm

Một điểm sáng trong vài thập niên gần đây là cuộc chiến chống tham nhũng.

Mặc dù chính phủ Nga đã bị hoen ố do bị nhà đối lập Alexei Navalny đang bị bỏ tù tố cáo tham nhũng, đạt điểm kém về chỉ số tham nhũng quốc tế và chính phủ được nhiều người coi là trục lợi, các chuyên gia cho rằng tham nhũng ở Nga dường như đang giảm đi.

Việc xác định chính xác mức độ tham nhũng vặt mà mọi người gặp phải trong cuộc sống hàng ngày là rất khó”, luật sư Grigory Mashanov tại Tổ chức chống tham nhũng quốc tế cho biết.

Nhưng hầu hết các chỉ số cho thấy rằng có thể tham nhũng đang giảm đi. ”

Một cuộc thăm dò năm 2017 của nhà thăm dò độc lập của Trung tâm Levada cho thấy một kết quả ổn định, số lượng người Nga cho biết bản thân, bạn bè hoặc người thân của họ đã hối lộ trong ba năm qua giảm dần.

Với Mashanov, việc quan chức nhận hối lộ hàng ngày giảm đi thấy rõ là sản phẩm phụ của một chuỗi các cải cách riêng biệt khiến nhân viên chính phủ khó khăn nhận hối lộ hơn.

Có ít trạm kiểm soát của cảnh sát giao thông hơn thì có ít lái xe bị tống tiền hơn, Nga từng nổi tiếng về mối nguy hiểm khi lái xe này. Tương tự như vậy, kỳ thi chuẩn hóa tuyển sinh đại học quốc gia được áp dụng vào năm 2009 đã phá hoại một thị trường sinh lợi trước đây của các trường đại học.

Có thể cho rằng điều quan trọng nhất là sự ra đời của hệ thống chính phủ điện tử GosUslugi vào năm 2009. Hệ thống cho phép công dân nộp thuế, lãnh tiền trợ cấp và nộp giấy tờ thông qua cổng thông tin trực tuyến được cá nhân hóa có nghĩa là không còn có thể vòi tiền dân.

Mashanov nói. “Không phải là vì viên chức ít tham nhũng hơn mà chỉ là họ có ít cơ hội tham nhũng hơn.”

Khi nói đến tội phạm nói chung, mọi thứ lại lẫn lộn.

Mặc dù tỷ lệ tội phạm chính thức đã giảm đáng kể ở Nga – cũng như ở các quốc gia phát triển – kể từ cái gọi là “Những năm chín mươi hoang dã”, khi Nga khét tiếng với nạn cướp lan rộng và sự sụp đổ của luật pháp, số liệu thống kê của nhà nước có thể không cho thấy toàn bộ sự việc.

Một cuộc điều tra vào tháng 10 của tờ báo Novaya Gazeta độc lập chỉ ra rằng chính quyền các khu vực đã hạ thấp tỷ lệ giết người và tự sát một cách hệ thống , dẫn đến sự bùng nổ chưa từng có về “những cái chết không rõ nguyên nhân”.

Đối với Vladimir Kudryavtsev, một nhà tội phạm học tại Đại học Châu Âu ở St.Petersburg, thì sự  sụt giảm số các tội phạm được ghi nhận Nga – từ gần 1,4 triệu vào năm 2006, xuống dưới 900.000 vào năm 2019 – rất có thể là có thật, nhưng là kết quả tích cực của những hoàn cảnh bất hạnh hơn là sự tôn vinh cơ quan thực thi pháp luật Nga.

Chúng tôi có một dân số già với tương đối ít người trẻ, và do đó tương đối ít tội phạm tiềm ẩn, ”ông nói. “Chúng tôi cũng có một xã hội bất bình đẳng sâu sắc với một tầng lớp trung lưu rất nhỏ, và do đó có tương đối ít nạn nhân tiềm năng.”

Công viên và sân chơi

Với một số nhà quan sát, một trong những xu hướng tích cực nhất ở Nga trong những năm gần đây là chương trình phát triển đô thị lớn ở các thành phố lớn nhất của đất nước trong thập niên qua.

Các dự án được đặt ở trung tâm Moscow và được thị trưởng thủ đô Sergei Sobyanin chủ trì. Các dự án này đã làm tăng giá trị của các dự án như Công viên Zaryadye phía sau Quảng trường Đỏ và trung tâm nghệ thuật GES-2 được đặt trong một nhà máy điện cũ trên sông Moscow.

Khắp Moscow – nơi có ngân sách vượt xa tất cả các khu vực khác của Nga – những con đường từ thời Liên Xô đầy ổ gà đã được lát đá, với các công viên và sân chơi mới.

Trong khi đó, hệ thống tàu điện ngầm của thủ đô đang được mở rộng, với mười nhà ga mới được khai trương trong cùng một ngày vào tháng 12.

Nhờ sự phát triển nhanh chóng, một báo cáo từ công ty tư vấn BCG của Mỹ trong năm 2018 đã chọn Moscow là một trong những siêu đô thị an toàn nhất, thuận tiện nhất và hấp dẫn nhất thế giới.

Mặc dù bị những người Nga theo phe đối lập bác bỏ vì cho rằng việc thay thay đổi diện mạo nhằm mục đích mua chuộc việc chống Điện Kremlin lan rộng ở thủ đô, các chuyên gia cảnh báo không nên loại bỏ tác động của những dự án như vậy đối với chất lượng cuộc sống của thủ đô.

Không thể phủ nhận, Moscow là một nơi tốt hơn so với trước đây ”, nhà phân tích Lipman cho biết.

Nhưng điều này vẫn là ngoại lệ. Moscow chỉ là một hành tinh khác so với cả nước”.

Đối với nhiều người theo chủ nghĩa tự do bị coi thường ở Nga, Moscow mới, sáng bóng là buồn lẫn vui cùng với sự trượt dài ngày càng sâu vào chủ nghĩa độc tài và sự trì trệ kinh tế.

Với mọi thứ đang diễn ra trong nước, có lẽ chúng ta không nên cho phép những gì Sobyanin đang làm ở Moscow đánh lạc hướng khỏi những tin xấu, ”Lipman nói.

Tất nhiên là Moscow vẫn tốt đẹp. ”

Nguồn: https://www.themoscowtimes.com/2021/12/31/three-decades- After-soviet-collapse-life-in-russia-could-be-worse-a75858


 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)