VNTB – Tuổi nghỉ hưu – một khái niệm về điều không có thật (?!)

VNTB – Tuổi nghỉ hưu – một khái niệm về điều không có thật (?!)

Huỳnh Liên

 

(VNTB) – Hồi đầu năm nay, hai viên chức cấp cao trong chính phủ là Vũ Đức Đam và Phạm Bình Minh được thông báo là “nghỉ hưu theo quy định”.

 

Bạn đọc viết

 

Lý lịch công bố trên Báo điện tử Chính phủ Việt Nam, thì ông Phạm Bình Minh, sinh ngày 26 tháng 3 năm 1959; ông Vũ Đức Đam kém ông Minh vài tuổi, sinh ngày 3 tháng 2 năm 1963. Cả hai ông đều được cho là “nghỉ hưu theo quy định” trong một thủ tục tại Quốc hội vào sáng ngày 5-1-2023.

Căn cứ pháp lý nào cho “tuổi nghỉ hưu” của hai ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam?

Theo Nghị định số 83/2022/NĐ-CP ngày 18-10-2022 quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, thì: “a) Cán bộ giữ chức vụ từ Bộ trưởng hoặc tương đương trở lên; b) Cán bộ, công chức quy định tại khoản 1 nêu trên là Ủy viên Trung ương Đảng; c) Trợ lý, thư ký của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội.

Việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với các trường hợp này thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng”.

Vậy thì cơ quan nào được trao là “thẩm quyền của Đảng” trong quyết định tuổi nghỉ hưu của nhóm cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý vừa nêu?

Đến nay hiện chỉ mới rõ câu trả lời ở thể khẳng định: “Tổng bí thư là người tiêu biểu nhất cho toàn Đảng, là nhà lãnh đạo xứng tầm. Không có giới hạn về tuổi đối với chức danh này”.

Như vậy, tuổi nghỉ hưu của Tổng biên tập chỉ đến khi ông ấy “mỏi gối chùn chân”, hoặc khi ông ấy bị “lật đổ”, vì ngay cả quy định “Ðồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp” ghi ở Điều lệ Đảng còn không thể tuân thủ được thì nói chi “tuổi nghỉ hưu” vốn không có quy định đối với chức danh này, cũng như là từ cấp Bộ trưởng trở đi.

Cũng tương tự vậy, người lao động làm gì có khái niệm hưu mà quy định tuổi hưu.

Chỉ có người hưởng lương từ ngân sách mới gọi là nghỉ hưu hoặc đến tuổi nghỉ hưu. Còn người lao động tự do khi bị chủ sử dụng lao động cho nghỉ lúc nào thì lúc đó là nghỉ hưu rồi đấy. Do vậy nếu như đã phân biệt chuyện có và không có tuổi nghỉ hưu đối với cán bộ quản lý, nên cần thiết chấm dứt dùng khái niệm tuổi nghỉ hưu hay hưu trí để áp dụng các đối tượng.

Thay vào đó cần phân loại ra theo nhóm đối tượng và quy định thời gian đóng cũng như việc hưởng bảo hiểm xã hội cho phù hợp.

Tạm gác qua chuyện so sánh về tuổi nghỉ hưu của “phó thường dân” với “phó thủ tướng”, một ý kiến khác chỉ ra rằng Luật bảo hiểm xã hội hiện không chỉ bất hợp lý khi người tham gia đóng bảo hiểm xã hội 20 – 30 năm, tức 18 – 22 tuổi đi làm, thì khi 38 – 52 tuổi vẫn không được nhận lương hưu, mà phải chờ nam 62, nữ 57.

Phải nói thẳng tiền lãi do người đóng bảo hiểm xã hội e dư sức trả đủ 100%, nhưng tối đa chỉ 75% so với mức đóng mà bảo hiểm trả như hiện tại, xem chừng không ai sống thêm bằng năm đóng bảo hiểm xã hội nếu đúng tuổi nghỉ hưu hiện nay, trừ số rất ít 90 tuổi hay hơn.

Nghịch lý tiếp theo là nếu họ ốm đau hay nghỉ việc trước tuổi nghỉ hưu, thì chỉ được nhận lương khi thực hiện thủ tục giám định suy giảm cho kết quả từ 81% trở lên, tức tương đương việc người ấy phải sinh hoạt trong tình trạng ngồi 1 chỗ, thuê người chăm, và bị giảm tỷ lệ 2% năm.

Hiện tại, cá nhân người viết nghĩ rằng nếu nói là tạo điều kiện để người lao động được cơ hội hưởng lương hưu, vậy thì tại sao không giảm tuổi được hưởng lương hưu, mà lại giảm thời gian đóng?


 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (1)
  • comment-avatar
    Năm Xe Ôm 1 year

    Tấm ảnh trong bài viết này tôi thấy thật đẹp!
    Lão già nhỏ thấp ốm yếu nắm tay nương tựa lão già to con khỏe mạnh. Cả 2 lão này đều là đảng viên cs đầy quyền lực ở xứ Trung và xứ Việt. 2 lão không mang khẩu trang dù corona-virus Vũ Hán đang hoành hành, có lẽ 2 lão tự tin với ý nghĩ “Sợ mẹ gì! virus corona mà chạm tới tao là tao cho nó đi lao động cải tạo mút mùa” hoặc là “Quy định mang khẩu trang phòng chống dịch chỉ dành cho bọn thần dân cóc nhái, còn lão đây thì không cần vì đã đứng trên luật pháp từ lâu rồi”.
    Còn đám người bu xúm xung quanh, ai cũng mang khẩu trang. Có lẽ họ sợ bị nhiểm virus! Ngoài việc phòng tránh bị nhiễm virus corona Vũ Hán còn phòng ngừa bị nhiễm “virus độc tài” từ 2 lão già kia.