VNTB- Bàn về tâm lý kỳ thị trên phạm vi quốc gia và quốc tế

VNTB- Bàn về tâm lý kỳ thị trên phạm vi quốc gia và quốc tế

Giang Tử

(VNTB) – Nhìn chung, đài báo năm nay vẫn thể hiện rõ quán tính kỳ thị chính trị với chủ trương lãnh đạo giữ thế thượng phong. Tháng 4 năm nay, đài báo vẫn cố gắng khoét sâu hố cách ngăn Nam- Bắc với tuyên truyền công lao “giải phóng miền Nam”, như một mặc định.

1. Kỳ thị trong lịch sử

“Kỳ thị” theo quan niệm xưa với chữ Hán Việt: Nhìn nhận, phân biệt đối xử, bất công với người khác mình (歧視 *)

Từ xưa Khổng tử đã đưa ra giải pháp chống kỳ thị. Ông đề ra thuyết Trung Dung, nghĩa hẹp là đứng giữa những sự khác nhau (đừng thiên lệch bên này hay bên kia mà đánh giá, ứng xử…). Thầy giáo họ Khổng trải qua tiếp xúc và dạy học với học trò từ 15 nước phiá bắc và nam sông  Hoàng Hà, nhận thấy họ khác nhau nhiều lắm. Học trò 15 nước khác nhau nhưng vẫn là đại đồng tiểu dị (giống nhau đa phần, khác nhau ít thôi).

Cùng thời Khổng tử, cũng khoảng một ngàn rưởi năm trước công nguyên, Đức Phật thuyết pháp “Mọi chúng sinh đều bình đẳng”.

Đến thời kỳ cách mạng văn hóa Phục Hưng ở Tây Âu (thế kỷ 14-16) nêu cao chủ nghĩa nhân văn, cốt lõi là đề cao giá trị cá nhân, độc lập. Đồng nghĩa thừa nhận sự khác biệt đều tồn tại ngang nhau.

Cách mạng Tư sản Pháp 1789 đề cao nhân quyền và dân quyền, chú trọng quyền công dân bình đẳng, chống kỳ thị giai cấp, đẳng cấp, tôn giáo. Cah1 mạng Pháp đã lập thuyết về bình đẳng, gồm cả tránh kỳ thị.

Kỳ thị xảy ra trên các mặt khác nhau:

Chủng tộc, dòng giống, giai cấp, tầng lớp xã hội, địa lý, tôn giáo, trình độ học vấn, tư tưởng, chính trị (ý thức hệ).

Nhiều người hiểu nhầm “Bài thơ Đông -Tây” của Kipling là dấu hiệu muộn nhất của quan niệm kỳ thị. Joseph Rudyard Kipling (1865- 1936) là nhà văn, nhà thơ Anh, đã nhận Huy chương vàng văn học Hoàng gia nhà Anh quốc. Năm 1907 ông này được trao giải Nobel khi 42 tuổi.

“Ô, Đông là Đông, Tây là Tây, Đông và Tây không bao giờ gặp gỡ”

(Oh, East is East, and West is West, and never the twain shall meet,…)

Ấn Độ là một nơi sớm nhất có một sự va chạm và tiếp xúc giữa hai khu vực văn hoá Đông – Tây. Đây vẫn là một vấn đề lớn của thế giới hiện đại. Cho đến bây giờ chưa có ai có thể nói chính xác rằng Đông – Tây đã hội nhập đến mức nào, đã gặp gỡ đến đâu nhưng hễ có vấn đề gì là người ta lại thích trích dẫn Kipling: “Đông là Đông, Tây là Tây, Đông và Tây không bao giờ gặp gỡ…” Cũng cần nói rằng Kipling chưa bao giờ kỳ thị phương Đông, không có ý hạ thấp hay phủ nhận những giá trị của văn hoá phương Đông. Ông là nhà văn thực dân Anh chủ ý nghiên cứu văn hoá Ấn Độ, không phải là người kỳ thị. Ông cố gắng tìm hiểu những qui luật bên trong của văn hoá phương Đông và tìm cách giải mã nó nhưng bất lực mà than thở bằng một bài thơ.

Chỉ đến khi Các Mác- Ăng ghen vạch ra học thuyết cách mạng vô sản với khẩu hiệu kỳ thị trắng trợn “Vô sản các dân tộc liên hiệp lại” thì thói kỳ thị giai cấp mới nổi lên rõ nét và đẩy nhân loại vào vòng binh đao và chia rẽ lâu dài. Khẩu hiệu kỳ thị của ông Mác được minh họa bằng bài Quốc tế ca “Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian, vùng lên hỡi ai cực khổ bần hàn. Sục sôi nhiệt huyết trong tâm đầy chứa rồi. Quyết phen này sống chết mà thôi. Chế độ xưa ta mau phá sạch tan tành. Toàn nô lệ vùng đứng lên đi. Nay mai cuộc đời của toàn dân khác xưa, bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình.”(Eugène Pottier).

Đó thực là kỳ thị giai cấp tư sản, bỏ qua kỳ thị chủng tộc (vô sản các dân tộc liên hiệp lại). Chính xác là hai ông Mác Anghen xúi giục giai cấp vô sản, khoét sâu hận thù GS Tư sản. Chỉ riêng điều đó đã không thể gọi là “cách mạng” theo đúng nghĩa tất yếu và tốt đẹp của nó.

Việt Nam sau cuộc chiến tranh Đông Dương lần 1, nhà nước vô sản kêu gào tiếp “Trí, phú, địa, hào – đào tận gốc trốc tận rễ” để tiến hành tước đoạt ruộng đất và tài sản giai cấp địa chủ. Kế đó tiến hành “cải tạo công thương nghiệp” để tịch thu tài sản của tầng lớp tư sản còn non trẻ ở miền Bắc Việt Nam sau 1954, và tiến hành tương tự với giai cấp tư sản Miền Nam sau 1975.

Chính vì kỳ thị chủng tộc mà phe phát xít Đức, Ý, Nhật phát động cuộc đại chiến thế giới II (1939-1945) và bị cả loài người tiến bộ liên kết tiêu diệt chúng.

Kỳ thị là hiện tượng tâm lý chủ quan sinh ra tự nhiên, chỉ là kinh nghiệm cá nhân. Nhân loại tiến bộ không chấp nhận một thứ lý luận nào đề cao thói xấu đó.

Để xoá bỏ kỳ thị, bên cạnh sự học hỏi, nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân, hệ thống hiến pháp, pháp luật phải đồng nhất với tiến bộ của cá nhân mỗi người.

Góp phần chống kỳ thị, mỗi cá nhân cần hai điều kiện: hiểu biết thực tiễn và hiểu biết văn hóa rộng rãi.

Kỳ thị có thể trở thành thói quen, có khi chỉ là vô thức. Áp lực phê phán xã hội có thể góp phần chống kỳ thị hiệu quả.

2. Tình trạng kỳ thị ở Việt Nam hiện nay

Ngày nay dân chúng Bắc-Trung- Nam cơ bản không còn kỳ thị đáng kể về lối sống nữa. Chủ yếu nhờ sự giao tiếp các vùng miền trong đời sống ngày càng tăng. Tất nhiên khó tránh khỏi những kỳ thị mới khi giao tiếp mới nảy ra. Tuy nhiên một sự kỳ thị mới (thực ra rất cũ) là kỳ thị chính trị, giữa hai nhóm người Việt cộng sản và Việt cộng hòa vẫn còn thể hiện lẫn nhau.

Ngoại trừ, kỳ thị chỉ ở mức độ hài hước tiếu lâm, ít tác hại. Các sân khấu hài kịch Sài Gòn HCM rất khoái hài kịch, trong đó các mảng miếng khai thác sự khác biệt ba miền, nhất là ngôn ngữ, cũng gây được tiếng cười thoải mái, vui vẻ, trừ phi đi quá lố.

Thế giới văn minh đã nêu quan điểm mới: tôn trọng sự khác biệt (Respect for differences).

Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh than thở với quốc hội: bây giờ nói tới Trung Quốc ai cũng ghét, thì biết làm thế nào!”:

“Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc”. (hội nghị của Chính phủ với các địa phương triển khai Nghị quyết Quốc hội về nhiệm vụ kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2015 ngày 29/12. báo Thanh tra 29-12-2014)https://thanhtra.com.vn/chinh-tri/doi-ngoai/Xu-the-ghet-Trung-Quoc-nguy-hiem-cho-dan-toc-84289.html

Thực ra, thái độ của người Việt, đúng như tướng Thanh nói đó, không phải là kỳ thị dân tộc, quốc gia Việt- Trung. Đó là mâu thuẫn quốc gia không thể chấp nhận điều hòa. Đó là thái độ cảnh giác bảo vệ tổ quốc đúng mức và cần thiết trước kẻ thù đã và đang âm mưu xâm lược nước ta.

Bí thơ Sài Gòn- HCM Nguyễn Thiện Nhân an ủi với nông dân Thủ Thiêm khi đi xuống dân gặp gỡ trong vụ Đại án Thủ Thiêm “Tôi nói tiếng Bắc nhưng tôi là người Nam, tôi không gạt bà con đâu”. Hóa ra, vô hình trung, ủy viên Bộ chính trị, cựu Chủ tịch UBMT tổ quốc trung ương đã mặc định rằng “lãnh đạo người Bắc lừa gạt bà con nông dân miền Nam” (!)

Mạng Xã Hội ngày nay tung ra chủ đề kỳ thị trong muôn vạn chủ đề cởi mở thoải mái. Bỏ qua những xu hướng mạ lị chế giễu lẫn nhau giữa người Nam kẻ Bắc, thậm chí kỳ thị dữ dội, thường là mạnh mẽ, gay gắt từ phiá người Nam. Nhưng thực chất đó không phải là kỳ thị vùng miền, mà vẫn là kỳ thị chính trị.

Rất nhiều người có thiện chí xóa kỳ thị bằng các cẩm nang mách nước cách hoà nhập vùng miền khá có duyên và hóm hỉnh, với nhiều thiện chí. Bạn thử đọc và tự đánh giá những “kỳ thị” ấy có đúng đắn và xác thực hay không.

Hãy thử nêu vài ví dụ nhỏ.

Cẩm nang 1: “Cẩm nang ứng xử cho người bắc khi sống ở miền Nam” có 22 điều:

https://nguoinamky.com/doi-song/cam-nang-ung-xu-cho-nguoi-bac-khi-chuyen-vao-song-o-mien-nam.html

Xin dẫn điều thứ 12. “Đừng đội nón cối, biểu tượng này không gây ấn tượng gì đặc biệt ngoài sự chê cười mà người miền Nam dành cho bạn”.

Cẩm nang 2: “Cẩm nang để người miền Nam ra Bắc được an toàn”

https://www.facebook.com/Saigontrongtraitimtoi/posts/2447787645549885/

Cẩm nang 2 không chia ra các điều cụ thể. Chủ yếu nói về các hoàn cảnh giao tiếp như: vào tiệm ăn uống, đi chợ mua đồ, đi xe công cộng, gặp cảnh sát giao thông.

Cẩm nang thứ 2 này có ý thanh minh về kỳ thị miền Bắc, song thực tế là người soạn cẩm nang tự phê phán thói xấu ở miền Bắc. Bên cạnh đó tỏ thiện chí với người Nam đi ra Bắc. Tác giả có khiếu hài hước, làm giảm nhẹ mức độ gay gắt của sự kỳ thị.

“Nếu bạn bị CSGT thổi còi, bạn nên hỏi giá phạt, rồi nên nhanh chóng đưa 50% và xin xỏ làm thân (đại khái là “em ở miền Nam ra thăm lăng bác”).

Một cách tự phát, Đài báo quốc doanh cũng có cố gắng xóa bỏ kỳ thị chính trị giữa “bên thắng cuộc” và “bên thua cuộc”. Trong cùng một cái đài VTV quốc gia, có MC nói “kỷ niệm Thống nhất Đất nước 30.4”. Một MC khác lại nói “Kỷ niệm Giải phóng miền Nam Thống nhất đất nước 30.4”.

Tuy nhiên nhìn chung, đài báo năm nay vẫn thể hiện rõ quán tính kỳ thị chính trị với chủ trương lãnh đạo giữ thế thượng phong. Tháng 4 năm nay, đài báo vẫn cố gắng khoét sâu hố cách ngăn Nam- Bắc với tuyên truyền công lao “giải phóng miền Nam”, như một mặc định.

Đó là điều đáng tiếc không nhỏ trên đất nước Việt Nam hôm nay!

____________________

Chú thích:

  1.  * Chiết tự: Kỳ 歧 = 正 chính + 支 chi, nhánh:không chính, không thẳng, rẽ nhánh, khác lạ, kỳ quặc, kỳ lạ.

    “thị”: 視= 礻+ 見= thị (nhìn, cảm nhận, đánh giá) 

    Từ ghép tổng hợp  “Kỳ thị”: là cách nhìn điểm khác của người khác, biểu lộ cho họ biết là họ kỳ quặc, không đúng đắn, bất bình thường (không giống mình). Từ đó coi rẻ, đối xử khác đi, không bình thường, không công bằng.

    Kỳ: Differentiate: những dấu hiệu khác nhau giữa con người, về các mặt chủng tộc, vùng miền, tuổi tác, giới tính, đẳng cấp, trình độ, giàu nghèo, đẹp xấu, tôn giáo, quan điểm chính trị, ý thức hệ.

    Kỳ thị: Discrimination: Sự đối xử bất công hoặc mang tính định kiến đối với các loại người hoặc vật khác biệt, đặc biệt là trên cơ sở chủng tộc, tuổi tác hoặc giới tính…

    So sánh hai khái niệm Đông và Tây như trên là thống nhất.

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)