Việt Nam Thời Báo

VNTB – Báo cáo nhân quyền Hoa Kỳ đề cập gì về Việt Nam?

Anh Văn (VNTB) Số lượng tù nhân chính trị tăng lên; tự do báo chí – hội họp – lập hội tiếp tục bị siết chặt; nạn bức cung/ nhục hình vẫn diễn ra trầm trọng là những gì diễn ra tại Việt Nam trong năm 2016, theo Báo cáo nhân quyền Hoa Kỳ 2016.

Bản báo cáo tình hình nhân quyền năm 2016 của Cục Dân chủ, Nhân quyền và Lao động (Hoa Kỳ) đã được xuất bản vào ngày 6/3 năm 2017.

Trong lời nói đầu, Ngoại trưởng Rex W. Tillerson đã cho biết, thúc đấy nhân quyền và quản trị dân chủ là cốt lõi của chính sách đối ngoại nước này. Việc cho ra đời báo cáo “chứng minh cam kết vững chắc Hoa Kỳ đối với việc thúc đẩy tự do, nhân phẩm của con người, và sự thịnh vượng toàn cầu.”

Dữ liệu báo cáo được tổng hợp từ những phản ánh của các “đại sứ quán và lãnh sự quán Hoa Kỳ”, thông qua sự liên lạc với các tổ chức phi chính phủ, hội đoàn Xã hội Dân sự và các nguồn tin khác. 


Đối với Việt Nam, báo cáo trong phần tóm tắt chỉ rõ “Nước CHXHCN Việt Nam là một nhà nước độc tài cai trị bởi một đảng duy nhất (is an authoritarian state ruled by a single party)”. Nhấn mạnh, cuộc bầu cử Quốc Hội gần đây là “không tự do, không công bằng”, bên cạnh đó việc Quốc Hội Việt Nam thông qua Luật Hình sự 2015 đã tiếp tục ảnh hưởng đến quyền công dân, giới hạn sự tự do dân sự, vi phạm nghiêm trọng các quyền chính trị của người dân.

Các vi phạm đó được liệt kê bao gồm: bắt giữ tùy tiện; nhục hình dựa trên hệ thống tư pháp không rõ ràng và thiếu tính độc lập; Chính quyền hạn chế tự do ngôn luận và đàn áp bất đồng chính kiến; thực hiện kiểm soát và kiểm duyệt báo chí; hạn chế tự do internet và tự do tôn giáo; duy trì giám sát với các nhà hoạt động; và tiếp tục hạn chế quyền riêng tư và tự do hội họp, lập hội và phong trào. 

Ngoài ra, Chính quyền Việt Nam tiếp tục kiểm soát đăng ký của các tổ chức phi Chính quyền (NGO), bao gồm cả các tổ chức nhân quyền. Các nhà chức trách hạn chế các chuyến thăm của các NGO nhân quyền và các cơ quan báo chí nước ngoài mà không không có sự giám sát của Chính quyền. Tham nhũng vẫn lan rộng khắp các tổ chức khu vực công, bao gồm cả trong hệ thống công an. Chính quyền duy trì giới hạn về quyền của người lao động, bao gồm cả vấn đề công đoàn độc lập.

Tước bỏ tùy tiện cuộc sống con người

Báo cáo nêu rõ, nhiều trường hợp bị bắt giam và bị tước bỏ mạng sống tùy tiện bởi các cơ quan công an. Ngay cả khi bị luận tội, những “cán bộ” gây ra sự vội cũng được giảm nhẹ hình phạt.

Tại Daklak, nạn nhânY Sik Nie đã chết tại bệnh viện huyện Cư M’gar, sau hơn ba tháng bị giam giữ bởi công an. Vào tháng 12 năm 2015 chính quyền bắt giữ Nie về đồn công an vì những cáo buộc trộm cắp; gia đình nạn nhân đã không thể đến thăm cho đến ngày 25 tháng Ba, khi một người bạn của gia đình cho biết là Nie trong tình trạng nguy kịch tại bệnh viện. Ngày 27 tháng Năm, chính quyền tỉnh Đắk Lắk công bố Nie đã chết vì suy tim.

Vào ngày 03 tháng Bảy, ông Phạm Quang Thiện treo cổ tự vẫn trong một trại giam ở huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Nạn nhân bị bắt giam vì cáo buộc trạm cắp. Giám định kết luận Thiên tự vẫn bằng biện pháp thắt cổ, nhưng gia đình Thiên tuyên bố họ đã có bằng chứng Thiên ông chết vì bị hành hung.

Hiện tượng tự sát trong tù là phổ biến.
Trong một số trường hợp hiếm hoi, Chính quyền đã buộc cán bộ an ninh chịu trách nhiệm về hành vi lạm sát. Toà án nhân dân tỉnh Đồng Tháp kết án Huỳnh Ngọc Tong, cựu phó giám đốc của Cơ quan điều tra Công an thành phố Cao Lãnh, và điều tra viên Phạm Xuân Bình vì đã “dùng nhục hình” đối với Nguyễn Tuấn Thanh. Thanh đã chết vì bị tra tấn trong khi giam giữ vào năm 2012. Tòa án tuyên bố Tong 18 tháng tù giam và Bình (11 tháng). 

Tại Hà Nội, trường hợp Đỗ Đăng Dư cũng gây ra nhiều chỉ trích, khi Dư đã chết do bị tra tấn trong khi bị giam giữ vào tuổi 17.

Bộ Công an nhận 46 khiếu nại liên quan đến sử dụng các biện pháp cưỡng ép/ nhục hình.

Đối với các nhà hoạt động nhân quyền, họ bị tấn công bạo lực từ các công an có sắc phục lẫn thường phục. Gia đình họ bị đe dọa và gây áp lực. Điển hình như ở tỉnh Lâm Ðồng, công an đã tấn công nhà hoạt động nhân quyền và cựu tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật cũng như các thành viên gia đình của anh bằng đá. Họ tiếp tục gây áp lực để anh không nhận được sự điều trị y tế, phá hoại kinh tế gia đình anh. Tại Gia Lai, bà Trần Thị Hồng, vợ của mục sư bị bắt giam Nguyễn Công Chính cũng nhiều lần bị quấy rối khi các đoàn ngoại giao nước ngoài tìm đến thăm. 

Nhà tù và điều kiện giam

Điều kiện nhà tù khắc khổ với chế độ ăn uống thiếu đầy đủ, thực phẩm ô uế, tình trạng quá tải, thiếu tiếp cận với nước sạch và vệ sinh kém vẫn diễn ra nghiêm trọng. Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế và các cựu tù nhân lương tâm, quản giáo thường chú ý đặc biệt với các tù nhân chính trị, đặc biệt là ở Tây Nguyên và các vùng dân tộc thiểu số liên quan đến biệt giam, từ chối khám sức khỏe, tra tấn.

Liên quan đến trường hợp này các nhà hoạt động Trần Thị Thúy bị đối xử bạc đãi tại nhà tù An Phước (Bình Dương) khi cô bị từ chối xử lý khối u trong tử cung, và vết thương hở ở bụng. Ông Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Đình Kha, Trần Vũ Anh Bình, và Liễu Ly tiến hành một cuộc tuyệt thực 13 ngày tại trại giam Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vào tháng Ba năm 2016 để phản đối lệnh cấm tù nhân chia sẻ thực phẩm với nhau và nhận các tài liệu từ thành viên trong gia đình. 

Ngoài ra, các tù nhân thường bị bắt lao động cưỡng bức; sử dụng phạm nhân để tấn công những tù nhân được chỉ định; cấm thực hành tôn giáo trong tù. 

Chính quyền cấm các Ủy ban quốc tế và các tổ chức phi Chính quyền thăm tù hay giám sát điều kiện nhà tù.

Chính quyền cũng tìm cách gây áp lực với các luật sư nhânquyền như sách nhiễu, bắt giữ, tước quyền luật sư, và trong một số trường hợp, bắt giữ luật sư nhân quyền, người đại diện cho các nhà hoạt động chính trị. Các nhà chức trách cấm luật sư Lê Trần Luật, Huỳnh Văn Đồng, Lê Công Định, Nguyễn Văn Đài, và Nguyễn Thanh Lương hành nghề luật.

Lượng tù nhân chính trị bị bắt giữ tăng

Chính quyền Việt Nam bắt giữ tù nhân chính trị ít hơn so với những năm trước do một số đã hoàn thành án tù và một xu hướng câu lưu các tù nhân chính trị. Có khoảng 94 tù nhân chính trị tính hết ngày 16 tháng Mười hai, so với khoảng 95 tù nhân chính trị vào cuối năm 2015. Chính quyền Việt Nam luôn khẳng định không có tù nhân chính trị trong nước và không cho phép thăm tù từ các tổ chức nhân quyền quốc tế, tổ chức nhân đạo .

Trong năm vừa qua, Việt Nam kết án 12 nhà hoạt động nhân quyền, trong đó một cá nhân bị cáo buộc là “gây rối trật tự công cộng” (điều 245), ba cho “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” (Điều 258), hai cho “thực hiện các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (Điều 79), và sáu cho “ tuyên truyền chống nhà nước “(điều 88). Trong khi đó, vào năm 2015, Chính quyền chỉ kết án 2 nhà hoạt động.

Can thiệp quyền riêng tư

Luật pháp nghiêm cấm xâm phạm vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, nhưng Chính quyền đã không bảo vệ các quyền này và các cơ quan chức năng nhiều lần vi phạm các quyền này.

Theo luật các lực lượng an ninh cần lệnh truy tố khi tiến hành khám xét nhà, nhưng lực lượng công an các tỉnh thành thường xuyên bỏ qua quy trình này. 

Các nhà chức trách thường xuyên ngăn cản các nhà hoạt động chính trị và các thành viên gia đình của các tù nhân chính trị đến cuộc họp do các nhà ngoại giao nước ngoài tổ chức. Biện pháp bao gồm thiết lập giám sát bên ngoài hoặc “triệu tập các cá nhân đến đồn công an”.

Trong suốt năm nay, nhà chức trách đã tìm cách ngăn chặn người ủng hộ nhân quyền Nguyễn Quang A đến với cuộc họp của các quan chức nước ngoài. Ngày 02 tháng Sáu, các quan chức an ninh mặc thường phục tại Hà Nội ngăn cản ông Quang A gặp gỡ một phái đoàn nước ngoài đến thăm. Vào ngày 24 tháng Tám, chính quyền tỉnh Bắc Ninh tiếp tục ngăn cản ông gặp một nhà ngoại giao nước ngoài. 

Các nhà chức trách kiểm duyệt thư tin, theo dõi các cuộc trò chuyện qua điện thoại, e-mail, tin nhắn văn bản, blog, và fax. Chính quyền còn cắt đường dây điện thoại cố định, điện thoại di động và làm gián đoạn dịch vụ internet của một số nhà hoạt động chính trị và các thành viên gia đình của họ.

Ngăn chặn tự do báo chí

Hiến pháp và pháp luật nhà nước quy định công dân có quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí. Tuy nhiên, Chính quyền tiếp tục sử dụng các quy định liên quan đến an ninh quốc gia để hạn chế quyền tự do. Luật quy định tội trạng “phá hoại tài sản chủ nghĩa xã hội”, “gây chia rẽ giữa người có đạo và không theo đạo,” và “tuyên truyền chống nhà nước” là hành vi phạm tội nghiêm trọng – xâm phạm an ninh quốc gia. Luật cũng cấm “lợi dụng các quyền tự do dân chủ và xâm phạm lợi ích của các tổ chức nhà nước và xã hội.”

Chính quyền tiếp tục hạn chế chỉ trích cá nhân lãnh đạo; chỉ trích đảng; thúc đẩy chủ nghĩa đa nguyên chính trị, dân chủ đa đảng; hoặc chính sách về các vấn đề nhạy cảm, chẳng hạn như nhân quyền, tự do tôn giáo, hoặc các tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. 

Trong tháng Tám, công an Hà Nội đã nhiều lần bắt giữ Nguyễn Văn Điền, một thành viên của phong trào Con đường Việt Nam, và buộc ông phải trở về quê (Yên Bái) sau khi ông đạp xe quanh Hà Nội với áo sơ-mi ghi hàng chữ “Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa thuộc về Việt Nam. “
Nhà nước Việt Nam vẫn cho phép các cuộc thảo luật dự luật đề xuất được diễn ra trong mức giới hạn.
Vào ngày 30 tháng 3, Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tuyên phạt Nguyễn Đình Ngọc (còn gọi là Nguyễn Ngọc Gia) bốn năm tù giam và ba năm quản chế vì đã viết bài cho Dan Lam Bao và Dân Luận blog vào năm 2014 .

Chính quyền chấp nhận tranh luận hạn chế về các chủ đề chính trị – xã hội nhạy cảm. Cho phép thảo luận hạn chế trên báo chí và trong xã hội dân sự và các tổ chức tôn giáo về các dự luật, chẳng hạn như dự thảo Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo, đã được thông qua vào ngày 18, và dự thảo Luật về Hội.

ĐCSVN kiểm soát các phương tiện báo chí – truyền thông, và quản lý nó bởi Ban Tuyên giáo Trung ương. Truyền thông tư nhân – báo chí vẫn bị cấm. Phương tiện truyền thông độc lập của cơ quan Chính quyền chủ yếu hoạt động trực tuyến (blog và các phương tiện truyền thông xã hội), nhưng các nhà báo độc lập phải đối mặt với sự sách nhiễu của Chính quyền. Nhiều người sẽ đối diện với cáo buộc “thông tin sai sự thật” trong lĩnh vực thống kê; năng lượng nguyên tử; quản lý giá, phí, lệ phí và hóa đơn; giáo dục; hàng không dân dụng; đào tạo nghề; khí tượng thủy văn; bản đồ (thiếu Hoàng Sa – Trường Sa), và sức khỏe (lãnh đạo).

Luật pháp giới hạn quyền truy cập truyền hình vệ tinh với các quan chức cấp cao, khách nước ngoài. Chính quyền cho phép BBC và CNN hoạt động, nhưng phát trễ từ 30 đến 60 phút để giám sát nội dung. Chính quyên cũng tìm cách gỡ bỏ các bình luận liên quan đến phim về nhân quyền, chiến tranh Việt Nam, chiến tranh lạnh, thời kỳ Xô viết, hoặc các sự kiện ở Trung Quốc.

Chính quyền cũng từ chối cấp visa cho phóng viên nước ngoài liên quan đến chủ đề chính trị nhạy cảm, đặc biệt là các phóng viên cho báo chí Việt ngữ. 

Tấn công báo chí

Các quan chức an ninh tiếp tục tấn công, đe dọa, hoặc bắt giữ các nhà báo và blogger độc lập.

Vào tháng Tám, công an xác nhận cựu tổng biên tập của tờ báo Người Cao Tuổi Kim Quốc Hoa (còn gọi là Nguyễn Quốc Hòa) đã được tại ngoại và chờ điều tra. Các nhà chức trách cáo buộc Hòa vì chạy một loạt bài điều tra chỉ trích tham nhũng và hành vi sai trái của các quan chức cao cấp. Trong tháng 5 năm 2015 chính quyền buộc tội ông với “lợi dụng tự do dân chủ” (Điều 258 Bộ luật hình sự).

Vào ngày 10, công an Nha Trang bắt giữ blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), với tội “tuyên truyền chống nhà nước” (điều 88 của bộ luật hình sự), và tiếp tục biệt giam trước khi xét xử vào cuối năm nay. Ngày 15 tháng 5, một nữ sĩ quan thường phục tại thành phố Hồ Chí Minh đã tấn công Mẹ Nấm và kéo cô vào một chiếc xe công vụ, ngăn cản cô tham gia các cuộc biểu tình vì môi trường. 

Ngày 02 Tháng 11, Công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ blogger Hồ Văn Hải và buộc tội ông đã truyền bá thông tin và các tài liệu trên internet nhằm chống lại nhà nước, theo truyền thông. Ông bị cáo buộc vi phạm điều 88 của bộ luật hình sự ( “tuyên truyền chống nhà nước”). Bốn ngày sau, cảnh sát tại thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ blogger hoạt động Lưu Văn Vinh và Nguyễn Văn Đức Đỗ và cáo buộc họ “tiến hành các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (Điều 79 của bộ luật hình sự).

Các nhà báo nước ngoài buộc phải thông báo cho cơ quan chức năng khi tác nghiệp ngoài Hà Nội, đặc biệt là vùng Tây Bắc hay Tây Nguyên, hoặc liên quan đến chủ đề mà Chính quyền xem là nhạy cảm. Họ có thể bị ngừng cấp visa hoặc quấy rối trong quá trình đưa tin
Ông Mai Phan Lợi bị tước thẻ nhà báo.
Bộ Thông tin và Truyền thông và Ban Tuyên giáo hường xuyên can thiệp và kiểm duyệt nội dung tin tức. Chính quyền tiếp tục xử phạt các phóng viên – nhà báo vì không tự kiểm duyệt, bao gồm thu hồi thẻ nhà báo.

Trong tháng Năm và tháng Sáu, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phạt ông Mai Phan Lợi, Phó Tổng Thư kí tòa soạn, Trưởng Văn phòng đại diện Báo Pháp Luật TP HCM tại Hà Nội của Hồ Chí Minh Thành phố Vụ Pháp chế báo, vì liên quan đến ủng hộ một nhà lãnh đạo nước ngoài đến thăm và tìm đến cuộc họp của nhà lãnh đạo này (TT Obama) khi chưa được phép. Tiếp đó, vào ngày 20 tháng Sáu, ông bị thu hồi thẻ nhà báo vì đăng tải một cuộc bình chọn gây tranh cãi trên Facebook liên quan đến tai nạn máy bay của Hải quân Việt Nam. 

Vào tháng Chín, Ban Tuyên Giáo chỉ đạo đình chỉ tin tức liên quan đến dự án công nghiệp thép lớn tại tỉnh Ninh Thuận để tránh làn sóng chỉ trích công khai, theo báo chí .

Kiểm soát tự do internet

Chính quyền tiếp tục thực hiện kiểm soát truy cập internet. 

Các nhà chức trách tiếp tục bắt giữ các blogger cũng như tgiám sát, hăm dọa, và tịch thu bất hợp pháp máy tính và điện thoại di động của các nhà hoạt động và các thành viên trong gia đình. Chính quyền tiếp tục sử dụng an ninh quốc gia và các quy định mơ hồ khác của bộ luật hình sự đối với các nhà hoạt động ôn hòa khi họ bày tỏ quan điểm chính trị của họ trên internet

Các Chính quyền đôi khi chặn các trang web gợi mở vấn đề chính trị hoặc không phù hợp với văn hóa như Đài phát thanh Á Châu Tự Do, BBC Tiếng Việt. 

ISP nhà nước thường xuyên chặn các trang web tiếng Việt trong nước có chứa nội dung chỉ trích Đảng hoặc thúc đẩy cải cách chính trị. 

Với 42 triệu người dùng, Facebook cũng lọt vào tầm ngắm an ninh, Chính quyền tìm cách chặn Facebook hoặc theo dõi bài viết trên Facebook liên quan đến tổ chức các cuộc biểu tình.
BBC Tiếng Việt vẫn là một trong những website bị chặn tại Việt Nam vì lo ngại ảnh hưởng chính trị và các vấn đề nhạy cảm.
Một tòa án ở tỉnh Khánh Hòa tuyên phạt Nguyễn Hữu Quốc Duy và Nguyễn Hữu Thiện An đến ba và hai năm tù, vì “tuyên truyền chống nhà nước” (điều 88 của bộ luật hình sự). Các nhà chức trách buộc tội Duy tạo ra nhóm Facebook để “vu khống Chính quyền.” Gia đình Duy bị gây khó dễ khi gửi gói thực phẩm, hoặc cung cấp các luật sư bảo vệ riêng. Duy và An đến từ “Phong trào Zombie”, một nhóm trực tuyến thành lập vào năm 2015 lấy nguồn cảm hứng từ một bài hát rap chống Cộng.

Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu tất cả các công ty Internet, các trang web mạng xã hội, cung cấp thông tin hay bình luận về “chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội”. Bộ cũng yêu cầu chủ sở hữu phải nộp kế hoạch chi tiết về nội dung và phạm vi hoạt động. Tiến hành ra xử phạt dựa trên Nghị định 159 và 174.

Nghị định 72/2013 / NĐ-CP yêu cầu tất cả các công ty và tổ chức có trang web cung cấp các nội dung về “chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội”, bao gồm cả nền tảng blog, đăng ký với Chính quyền. Năm 2014 Chính quyền đã ban hành Nghị định 72 hướng dẫn và thực hiện quản lý mạng và blog của người sử dụng. Yêu cầu cung cấp tên họ đầy đủ, nhận dạng quốc gia và địa chỉ trước khi tạo một tài khoản. Theo thông tư, trang web trong nước nói chung và các nhà khai thác mạng xã hội phải cho phép cơ quan chức năng kiểm tra các máy chủ khi có yêu cầu và phải có một cơ chế để loại bỏ các nội dung bị cấm trong vòng ba giờ kể từ khi phát hiện hoặc thông báo của chính quyền. 

Vào 26 tháng Sáu, Văn bản số 816 / PTTH & TTĐT yêu cầu văn phòng cấp tỉnh tăng giám sát các trang web và các trang truyền thông xã hội, kể cả của các trang tin. Văn bản số 779 / CBC-TTPC, phát hành ngày 1 tháng Bảy, yêu cầu các trang tin xem xét các trang truyền thông xã hội để ngăn chặn ý kiến người sử dụng nhằm mục đích “tuyên truyền.” Tài liệu này xác định rằng, lãnh đạo tờ báo phải chịu trách nhiệm trong việc kiểm duyệt truyền thông xã hội.

Ngày 06 tháng Chín, Bộ Thông tin và Truyền thông thu hồi thẻ nhà báo Lương Tân Hương của Infonet và Phạm Phúc Hưng, Lê Trịnh Trường, Nguyễn Đình Hưng của báo Dân Trí vì không kiểm soát tin tức trên Fanpage.

Chính quyền cấm truy cập trực tiếp vào internet thông qua các ISP nước ngoài, yêu cầu các ISP trong nước lưu trữ thông tin được truyền tải trên mạng Internet ít nhất 15 ngày, và yêu cầu các ISP cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và không gian làm việc cho nhân viên an ninh để họ theo dõi các hoạt động internet. Bộ Công an cũng can thiệp các quán café để nắm lấy thông tin cá nhân của khách hàng, lưu trữ lịch sử truy cập các trang mạng của khách hàng. Quán cà phê Internet tiếp tục cài đặt và sử dụng phần mềm Chính quyền chấp thuận để giám sát hoạt động trực tuyến của khách hàng. 

Xâm phạm quyền tự do hội họp

Mặc dù hiến pháp quy định quyền tự do lập hội họp và lập hội, tuy nhiên, chính quyền tiếp tục hạn chế và giám sát tất cả các hình thức biểu tình, hội họp công khai. Luật và các quy định yêu cầu người có nhu cầu hội họp phải có giấy phép, không cho phép các cuộc biểu tình được coi là vì mục đích chính trị. Chính quyền cũng hạn chế quyền của các nhóm tôn giáo, dù đăng ký hay chưa đăng ký.

Bộ Công an thường xuyên ngăn chặn các nhà hoạt động hội họp, biểu tình ôn hòa. Lực lượng này tìm cách giải tán các cuộc họp của các nhà hoạt động chống Trung Quốc, những người ủng hộ quyền sử dụng đất, bảo vệ nhân quyền, các blogger, các nhà báo độc lập, và các cựu tù nhân lương tâm. Vào ngày 22, một ngày trước khi phiên tòa của blogger Nguyễn Hữu Vinh (còn được gọi là Anh Ba Sam) và Nguyễn Thị Minh Thủy diễn ra, Bộ Công an đã công bố một nghị định mới, Thông tư 13/2016 / TT-BCA, nhằm xử lý tình huống tụ tập đông người gây rối trật tự khu vực xử án.

Ngày 27 tháng Hai, chính quyền ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn khác tìm cách quấy phá các cuộc biểu tình ôn hòa của các nạn nhân liên quan đến thu đất bất công trong lễ kỷ niệm “Ngày Quốc tế cho dân oan Việt Nam.” Nhiều người bị tấn công và giam giữ ngay sau đó.


Trong giữa tháng Bảy, chính quyền ngăn chặn nhiều cuộc biểu tình ăn mừng Tòa án Thường trực ra phán quyết trọng tài có lợi cho Philippines, và chống lại Trung Quốc, liên quan đến một số vấn đề ở Biển Đông. Chính quyền Dương Nội, cũng đã giam giữ nhiều người biểu tình khi họ lên tiếng về quyền đất đai, trong đó có Đặng Bích Phương, Trương Văn Dũng và Nguyễn Thúy Hạnh.

Vào ngày 20-22, lực lượng an ninh địa phương ở Bà Rịa-Vũng Tàu giải tán một cuộc họp liên quan đến an ninh mạng do tổ chức Phóng viên Không Biên giới tài trợ bằng cách đe dọa người tham gia, cắt điện, gây sức ép với các khách sạn để chấm dứt hợp đồng.

Vào ngày 30, một tòa án ở thành phố Hồ Chí Minh kết án các nhà hoạt động về đất đai như Ngô Thị Minh Ước, Nguyễn Thị Bé Hai, Nguyễn Thị Trị từ 3-4 năm tù. Trong năm 2014 họ bị buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước” (điều 88 của bộ luật hình sự) sau khi tổ chức một cuộc biểu tình tại thành phố Hồ Chí Minh đòi hỏi trả lại đất đai cho nông dân, chỉ trích nạn tham nhũng, đả phá Trung Quốc, lên tiếng về Đảng.

Tin bài liên quan:

VNTB- Việt Nam chưa cần Jackma !

Phan Thanh Hung

VNTB – Tuần hành phản đối bạo lực: bước đi cần thiết của phong trào nhân quyền?

Phan Thanh Hung

VNTB- Chống “Tự diễn biến, tự chuyển hóa”: Nhân rộng mô hình Bùi Quang Vinh

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo