Việt Nam Thời Báo

VNTB – Bất chấp luật pháp quốc tế, “Trường Sa là chủ quyền không thể tranh cãi”

Thái Thịnh (VNTB) Trung Quốc đang xây dựng căn cứ không quân ở quần đảo Trường Sa (biển Đông), nước này nạo vét cát và tiến hành bồi lấp các rặng san hô với hơn 2.000 mẫu đất. Dự án lớn nhất thuộc đảo Đá Vành Khăn, nằm cách đảo Palawan của Philippines 150 dặm, và cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 600 dặm. Giống như hầu hết các đảo ở Trường Sa, Đá Vành Khăn thuộc tuyên bố chủ quyền của nhiều quốc gia.

Trung Quốc đang gây căng thẳng tại quần đảo Trường Sa, Đảng cộng sản Trung Quốc, kiểm soát tờ báo mang hơi hướng dân tộc chủ nghĩa – Global Times – viết hàng tuần về cuộc chiến Trung – Mỹ là “không thể tránh khỏi”, nếu Mỹ cứ khăng khăng đòi nước này phải dừng các hoạt động cải tạo đảo lại. Hôm qua, Đại sứ Trung Quốc tại Úc đã viết một bài xã luận trên tờ The West Australian khẳng định “chủ quyền không thể tranh cãi” của Trung Quốc đối với quần đảo.

Vì sao quần đảo Trường Sa lại quan trọng?

Với 35 hòn đảo và hơn trăm rạn san hô, Trung Quốc nghĩ rằng, sẽ có nguồn dầu khí bên dưới đó.

Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả là, hơn một nửa giao thương hàng hải toàn câu đi qua biển Đông, qua quần đảo Trường Sa, điều đó bao gồm hàng tỷ thùng dầu và hàng trăm tỉ khối khí tự nhiên đi qua khu vực đó mỗi năm. Kiểm soát dòng chảy này, sẽ kiểm soát được an ninh năng lượng châu Á.


Bắc Kinh tiến hành dự án xây dựng tại quần đảo Trường Sa là một phần của chiến lược quân sự mở rộng sức mạnh hải quân ra bên ngoài đại lục.

Tuy nhiên, điều này lại va chạm lợi ích với các nước khác. Trung Quốc từng chỉ trích Mỹ “can thiệp” Biển Đông và tỏ vẻ không hài lòng trong buổi họp báo ngoại giao khi một máy bay trinh sát của Mỹ xuất hiện trên quần đảo Trường Sa, gần các khu vực cải tạo đảo của Trung Quốc.

Phát ngôn viên Lầu Năm Góc đáp trả lại, “tất cả chuyến bay và tàu của chúng tôi đang di chuyển trên không phận và vùng biển quốc tế,” Đại tá Steve Warren nói. “Đây là một phần sức mệnh bảo vệ tự do hàng hải của chúng tôi.”

Thương mại, quân sự làm nóng biển Đông

Mâu thuẫn này không phải là mới. Các tàu và máy bay của Mỹ cũng đã từng quấy rối Mỹ tại khu vực này trong nhiều năm qua. Năm 2001, một máy bay chiến đấu của Trung Quốc bắt gặp một máy bay quan sát Mỹ. Trong khi đó, đối với láng giềng Việt Nam, giàn khoan HD981 được đưa vào khu đặc quyền kinh tế Việt Nam, sau đó, Hải quân Trung Quốc đã đánh chìm một tàu cá Việt Nam. Điều này khiến cho quan hệ hai nước rơi vào tồi tệ, và cuộc bạo loạn chống Trung Quốc diễn ra tại nhiều tỉnh thành Việt Nam.

Tổng thống Obama từng lên tiếng về việc, Trung Quốc cần phải tôn trọng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế thay vì sử dụng áp lực nước lớn.

Cần nhấn mạnh, quần đảo Trường Sa cách 400 hải lý, tính từ đại lục Trung Quốc nhưng nó lại có tầm quan trọng chiến lược không thể phủ nhận. Năm 1990, Thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tuyên bố rằng, “chủ quyền Trung Quốc biển Đông, nhưng gác tranh chấp sang một bên để cùng khai thác.”

Trước sự tính toán của Trung Quốc, một số nước khác có tuyên bố chủ quyền như Việt Nam, Philippines, Maylaysia đã tìm cách xây dựng căn cứ của mình trên các đảo chiếm đóng được. Trong khi đó, Mỹ cũng tìm cách can dự vì nước này có quyền lợi lớn trong biển Đông, không chỉ giữ sự tự do hàng hải quốc tế, mà còn ngăn chặn Hải quân Trung Quốc tự do hoạt động trong khu vực, xa hơn nữa, là bảo vệ đồng minh ở châu Á (Philippines) trong nỗ lực giữ lãnh thổ.

Thương mại và quân sự đã biến Biển Đông trở thành nơi gây tranh cãi nhất trên thế giới.

Năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết, các quốc gia đòi hỏi chủ quyền Biển Đông nên tuân thủ Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển. 


Trung Quốc không quan tâm Luật biển quốc tế
Trung Quốc dường như không quan tâm nhiều đến Công ước đó hoặc các giải pháp ngoại giao mà chỉ quan tâm đến lợi ích của mình. Năm 1995 Trung Quốc đã chiếm Đá Vành Khăn, bất chấp việc Philippines tuyên bố đó là vùng đặc quyền kinh tế của mình. Năm 2012, Trung Quốc đã gửi giàn khoan nước sâu đến quần đảo Hoàng Sa. Chủ tịch CNOOC lúc đó đã cho biết, “giàn khoan nước sâu là lãnh thổ di động và là vũ khí chiến lược của Trung Quốc nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp dầu khí ngoài khơi.” Đến năm 2014, Trung Quốc lại một lần nữa đưa giàn khoan nước sâu vào biển Đông, chỉ sau 2 tuần khi Tổng thống Obama đến thăm Nhật Bản và ra cam kết quốc phòng đối với hoạt động bảo vệ chủ quyền Nhật Bản. Ông cũng đến Philippines và ký kế hiệp ước 10 năm nhằm tăng cường lực lượng đồn trú của Mỹ tại quốc gia này.

Có nhiều giải pháp được đưa ra, thiết thực nhất là các bên liên quan cùng thăm dò, khai thác và bảo vệ khu vực. Hiểu nôm na là qyền sở hữu và lợi nhuận khai thác được từ vùng biển Đông sẽ được chia đều cho các nước tranh chấp chủ quyền, théo đó 37% là Trung Quốc và Đài Loan, Philippines 28%, Việt Nam 20%, Malaysia 14%, Brunei 2%.

Rất tiếc, sở hữu chung không phải là khái niệm hay ho đối với Trung Quốc!

 Nguồn Forbes

Tin bài liên quan:

Hình ảnh vệ tinh mới cho thấy Trung Quốc tăng cường cải tạo Bãi Vành Khăn ở Trường Sa

Phan Thanh Hung

70% tàu Việt Nam bị lưu giữ ở nước ngoài là bởi Trung Quốc

Phan Thanh Hung

Việt Nam điều tra thủ phạm đâm chìm tàu cá ở Hoàng Sa

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo