VNTB – Bẫy nợ và ảnh hưởng Trung Quốc

VNTB – Bẫy nợ và ảnh hưởng Trung Quốc

Trung Lâm

 

(VNTB) –  Thế nhưng, câu chuyện hợp tác tiếp tục diễn ra… và bẫy nợ tiếp tục giăng trên đầu mỗi quốc gia, đặc biệt là Việt Nam.

 

Đảo quốc Maldives lâm vào các khoản nợ khổng lồ trị giá 1,4 tỷ Mỹ kim đối với Trung Quốc.

Cảnh báo đó vẫn chưa đủ với Lào, Campuchia, Myanmar, những quốc gia vẫn đang bất chấp các khoản nợ trong tương lai để tiếp tục thiêu thân vào Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

Việt Nam, quốc gia đang “dè chừng” với các khoản đầu tư của Bắc Kinh, một phần do áp lực của dư luận xã hội. Mặc dù, vào tháng 11-2017, hai nước đã ký Bản ghi nhớ hợp tác về kết nối giữa khuôn khổ “Hai hành lang, một vành đai” với sáng kiến “Vành đai và Con đường”.

Trong buổi lễ công bố ‘Báo cáo phát triển Việt Nam (VDR) 2019: Việt Nam – Kết nối vì phát triển và thịnh vượng chung’, vào ngày 15-1-2020, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện. WB cảnh báo Việt Nám sẽ đối mặt với nhiều thách thức nếu như không giải quyết về hạ tầng kết nối. Và một lần nữa, “Sáng kiến Vành đai và Con đường” được nhắc đến.

Điều đó cho thấy, ảnh hưởng của Trung Quốc tăng lên khi mà thương mại phát triển. Bất chấp, Dự án “Vành đai và Con đường” đầy tham vọng của Trung Quốc đã được triển khai vào năm 2013, và kết quả của nó cũng làm dấy lên mối lo ngại về ý định của Bắc Kinh trong việc nhốt các quốc gia vào bẫy nợ.

Trung Quốc đã liên tục gây áp lực tranh chấp trên biển ở Biển Đông trong thời gian gần đây.

Bằng nguồn lực tài chính dồi dào, Trung Quốc đưa một số quốc gia trở thành đồng minh của mình.

Trung Quốc vừa qua đã đứng về phía Pakistan sau khi hầu hết các thành viên khác của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ủng hộ quan điểm của Ấn Độ rằng tranh chấp Kashmir là song phương và yêu cầu hai nước láng giềng phải giải quyết. Trung Quốc là quốc gia duy nhất sát cánh cùng Pakistan khi nước này bị Lực lượng Đặc nhiệm Tài chính (FATF) liệt vào danh sách “xám” gồm các nước thiếu sự kiểm soát chặt chẽ về việc chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.

Trong một ví dụ khác, nhóm tàu Trung Quốc đã vào vùng Natuna đầu tháng này để thách thức chủ quyền của Indonesia. Và tại một số thời điểm, có tới 50 tàu đang ở vùng biển Indonesia.

Một ví dụ thứ ba là quan hệ Úc-Trung, căng thẳng đã nổi lên giữa hai quốc gia do những cáo buộc rằng Bắc Kinh đã thực hiện các cuộc tấn công mạng và cố gắng can thiệp vào công việc nội bộ của Canberra.

Dù có sự xói mòn thiện chí giữa nhiều nước láng giềng và các quốc gia khác đối với Bắc Kinh. Dù vậy, Trung Quốc vẫn hình thành ảnh hưởng trên thế giới.

Số lượng các quốc gia hiện tại có quan hệ ngoại giao với Đài Loan, chỉ còn 20, so với 30 nước vào năm 2018.

Một ví dụ điển hình khác là trong một lá thư do 22 quốc gia đồng ký tên gửi Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc kêu gọi Trung Quốc chấm dứt chương trình giam giữ khổng lồ tại Tân Cương năm ngoái, đã xuất hiện một lá thư tương tự của 37 quốc gia khác, với nội dung bảo vệ chính sách của Trung Quốc.

Bức thư 37 nước đánh đồng sự phản đối của các quốc gia đối với vấn đề nhân quyền tại Tân Cương là “chính trị hóa nhân quyền” và nhắc lại luận điểm của Trung Quốc về cái mà Bắc Kinh gọi là “trung tâm giáo dục và đào tạo nghề”.

Trung Quốc ngày nay là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, điều mà Bắc Kinh đang cố gắng thể hiện là cung cấp sự trợ giúp hoặc hỗ trợ các khoản vay giá rẻ. Và sau đó, cũng như Việt Nam, sẽ gặp rắc rối với Đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, hoặc bị bắt nạt tại Biển Đông. Thế nhưng, câu chuyện hợp tác tiếp tục diễn ra… và bẫy nợ tiếp tục giăng trên đầu mỗi quốc gia, đặc biệt là Việt Nam.

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)