Việt Nam Thời Báo

VNTB- Bị phản ứng mạnh, đề nghị ‘Gộp Tết Tây, Ta’ tạm thời thất bại

Bị phản ứng mạnh, đề nghị ‘Gộp Tết Tây, Ta’ tạm thời thất bại
Tết Ta ở Việt Nam.Ảnh: Hình ảnh đẹp

Đề nghị ‘gộp Tết tây, ta’ đã tạm thời thất bại, bằng động tác bắt buộc‘sửa sai” của giới quan chức chính phủ.
Vào đúng ngày kỷ niệm thành lập đảng 3/2/2017, người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng đề nghị gộp Tết Dương Lịch và Tết cổ truyền chỉ là suy nghĩ cá nhân, và chính phủ không đặt ra vấn đề này.
Đề nghị gộp Tết Dương lịch và Tết cổ truyền làm một đã xuất hiện vào thời gian cuối năm 2016 và lập tức gây sôi động dư luận vào đầu năm 2017, tức gần Tết Nguyên Đán.
Trong thực tế, những người ủng hộ đề nghị ‘gộp Tết Tây, Ta’ thường là doanh nhân của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mục đích chính là tận dụng sức lao động của người Việt, vì Tết là ngày nghỉ hưởng lương theo luật lao động Việt Nam.
Nhưng nhiều chuyên gia và người dân đã phản bác đề nghị trên bằng những lập luận rằng: Tết Ta là truyền thống lâu nay của người Việt, việc giữ gìn truyền thống là điều rất tốt. Đây cũng là dịp con cháu sum vầy bên gia đình sau một năm làm việc vất vả. Còn Tết Tây du nhập từ nước ngoài, nó không có ý nghĩa gì đối với người Việt. Tại sao không giữ riêng cho mình sự khác biệt?
Mặt khác, Tết Ta giúp thu hút du lịch, dịch vụ và kích cầu kinh tế. Nếu chỉ ăn Tết Tây thì chẳng có gì đặc biệt để những người nước ngoài đến tham quan Việt Nam. Tại cùng một thời điểm, người nước ngoài phải lựa chọn một là ở lại nước của họ để hưởng Tết, hoặc là đến Việt Nam du lịch. Thường thì họ sẽ ở lại quê hương mình để hưởng Tết vì nơi đó có gia đình. Nhưng nếu giữ Tết Ta, họ sẽ có thể chọn ở lại ăn Tết Tây tại quê nhà và du lịch sang Việt Nam trong dịp Tết Ta. Như vậy du khách sẽ tăng, và khối các dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn, vận tải… sẽ kiếm được khá nhiều thu nhập. Ngoài ra, đây cũng là dịp người Việt Nam sử dụng tiền nhiều nhất để mua sắm và ăn chơi.
Tết Ta cũng không làm kinh tế chậm phát triển. Một số người dẫn chứng Nhật Bản gộp Tết Ta vào Tết tây làm kinh tế họ tăng trưởng mạnh. Đây là một sai lầm lớn. Hiện nay trên thế giới còn rất nhiều nước như Trung Quốc, Đài Loan, Đại Hàn, Singapore, Thái Lan… vẫn ăn Tết Âm lịch, nhưng họ vẫn giàu mạnh.
Theo luật lao động Việt Nam, chủ doanh nghiệp vẫn có thể cho nhân viên mình làm việc trong ngày lễ, Tết với điều kiện phải trả lương gấp ba lần cho họ trong những ngày này.
Còn việc Tết ta gây ra các vấn đề về trật tự an toàn xã hội như rượu chè, tai nạn giao thông, thì đây không phải là lỗi của Tết, mà là lỗi của văn hóa ăn Tết người Việt. Việc gộp vào không giải quyết được vấn đề…
Những năm gần đây, trong giới chức xuất hiện một số đề nghị phi thực tế và đầy tính hoang tưởng như thu thuế của những người bán vé số, chạy xe ôm, bắt những người dân đi khiếu kiện đất đai phải đóng “tiền phạt”. Hoặc mới đây là đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế “Tiến Kim tiêm” bắt buộc công dân phải hiến máu 1 lần mỗi năm, để ngân sách thu thêm được 500 tỷ đồng…
Cho tới giờ, vẫn chưa biết cơ quan hay quan chức nào đã nêu ra đề nghị ‘Gộp Tết Tây, Ta’ mà bị dư luận xã hội coi là phản cảm này. Cũng như chưa biết đề nghị này thực chất nhắm đến mục đích gì, có thâm ý chính trị hay lợi ích cục bộ nào.
Lê Dung / SBTN

Tin bài liên quan:

VNTB- Giới chóp bu VN đang hạn chế nhắc đến cụm từ ‘xã hội chủ nghĩa’

Phan Thanh Hung

VNTB- Không phải 62% GDP, mà nợ công Việt Nam đang là 210% GDP !

Phan Thanh Hung

VNTB- Khi nào vở tuồng ‘công khai và minh bạch giá điện’ của EVN mới hạ màn?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.