Duan Dang
Biển Đông
Ngày 3.11, hãng CNN tiết lộ sự kiện chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc thả pháo sáng trước mặt một trực thăng săn ngầm của Canada ở gần quần đảo Hoàng Sa ngày 29.10.
Sự việc xảy ra khi trực thăng trên tàu chiến HMCS Ottawa hoạt động ở vùng biển quốc tế, cách quần đảo Hoàng Sa 34 dặm và 23 dặm trong 2 đợt khiêu khích.
Có một chi tiết đáng chú ý là chiếc trực thăng bị quấy rối khi đang truy tìm một tàu ngầm đã bị phát hiện trước đó ở khu vực.
Đây là sự kiện mới nhất trong chuỗi các hoạt động khiêu khích thiếu an toàn của chiến đấu cơ Trung Quốc ở khu vực Biển Đông, sau vụ áp sát oanh tạc cơ B-52 của Mỹ ngày 24.10.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, phía Mỹ đã nhấn mạnh mối quan ngại về các hành động nguy hiểm và bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, bao gồm cả việc Trung Quốc cản trở sứ mệnh tiếp tế của Philippines tại Bãi Cỏ Mây vào ngày 22. 10 và việc nước này chặn máy bay Mỹ một cách không an toàn vào ngày 24.10.
Các quan ngại được đưa ra trong cuộc họp giữa Điều phối viên về Trung Quốc và Phó trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Trung Quốc và Đài Loan của Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Lambert và Vụ trưởng Vụ Biên giới và Đại dương của Trung Quốc Hồng Lượng ở Bắc Kinh ngày 3.11.
Trong khi đó, Mỹ cũng vừa tiến hành sứ mệnh tuần tra tự do hàng hải ở quần đảo Trường Sa trong ngày 3.11. Thông cáo của Hạm đội 7 không nêu tên các thực thể mà tàu khu trục USS Dewey đi vào khu vực 12 hải lý.
Tuy nhiên, tờ Stars and Tripes dẫn thông tin từ phát ngôn viên Hạm đội 7 cho hay tàu này đi vào khu vực 12 hải lý của 4 thực thể là Đá Núi Thị và Đảo Sơn Ca do Việt Nam kiểm soát và Ba Bình do Đài Loan chiếm đóng và Loại Ta do Philippines chiếm đóng.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy tàu USS Dewey xuất hiện ở vị trí cách Ba Bình khoảng 10 hải lý về phía bắc vào sáng 3.11.
2. Chuyển động quân sự
Tính đến ngày 4.11, tại khu vực Biển Philippines hiện có 3 nhóm tác chiến tàu sân bay đang hoạt động, gồm hai tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Carl Vinson của Mỹ và tàu Sơn Đông của Trung Quốc.
Tàu Sơn Đông băng qua eo Ba Sỹ ngày 26.10 và cập nhật ngày 28.10 của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết nó hoạt động ở vị trí phía tây eo biển này. Cho đến nay vẫn chưa có thông tin mới về vị trí của nhóm tàu Trung Quốc.
Trong khi đó, tàu USS Carl Vinson (CVN-70) đã đến khu vực phía đông đông nam đảo Okinawa vào ngày 1.11 và tàu USS Ronald Reagan (CVN-76) cũng di chuyển ra Biển Philippines sau khi kết thúc chuyến thăm Manila.
Nhiều khả năng hai nhóm tàu Mỹ sẽ tiến hành cuộc tập trận chung trong những ngày tới. Đây sẽ là đợt biểu dương lực lượng lớn của Mỹ, sau cuộc tập trận chung của hai nhóm tàu sân bay USS Gerald R. Ford (CVN 78) và USS Dwight D. Eisenhower (CVN 69) ở Đông Địa Trung Hải ngày 3.11.
Ngoài ra, theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, từ ngày 10 đến 20.11, tàu USS Carl Vinson cũng tham gia cùng tàu chiến Nhật, Úc và Canada trong cuộc tập trận thường niên lớn nhất kể từ năm 1954. Philippines cũng sẽ lần đầu tham gia cuộc tập trận này với tư cách quan sát viên.
Trong khi đó, phía Philippines cho biết họ sẽ tiến hành cuộc tập trận thường niên KAMANDAG 7 từ ngày 9 đến 20.11 cùng với Mỹ, Nhật và Hàn Quốc. Vương quốc Anh sẽ tham gia tập trận với tư cách quan sát viên.
Các hoạt động tập trận đa phương này diễn ra giữa lúc Philippines và Nhật Bản ngày càng củng cố quan hệ quốc phòng giữa hai nước.
Nhân chuyến thăm chính thức Philippines của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trog tuần này, hai nước đã đồng ý khởi động cuộc đàm phán về Thỏa thuận tiếp cận tương hỗ, cho phép lực lượng quân sự hai nước có thể triển khai binh sĩ ở các cứ của hai bên.
Nhật cũng đồng ý viện trợ cho Philippines 4 triệu USD trong chương trình Viện trợ an ninh hải ngoại để dùng cho việc mua sắm các hệ thống radar bờ biển. Philippines là quốc gia đầu tiên nhận được viện trợ trong chương trình mới này của Tokyo.
1 comment
Chờ thêm tí xíu, khi tàu cọng lên gân thì Mỹ phang bỏ mẹ chúng nó đi nhe? Cám ơn nhiều tên sen đầm ĐQ Mỹ