Việt Nam Thời Báo

VNTB – Biển Đông và câu chuyện củng cố quyền lực Trung Quốc

Ngọc Hạ (VNTB) Lịch sử hiện đại của Trung Quốc đánh dấu bằng việc củng cố quyền lực và xóa bỏ các mối quyền lực đối nghịch, và sử dụng các xung đột quốc tế để thúc đẩy tinh thần dân tộc.

Quân đội Trung Quốc đang mở rộng các đảo tranh chấp thuộc quyền kiểm soát của mình ở Biển Đông, gây lo lắng cho các nước láng giềng. Nhưng đồng thời, nội bộ Trung Quốc dưới thời Tập Cần Bình cũng mang nhiều sự xáo trộn, ít nhất là thông qua đấu đá và phế truất quyền lực lẫn nhau.

Củng cố quyền lực cá nhân bằng xung đột quốc tế

Trong lịch sử, vào tháng 8 năm 1959, giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã xảy ra cuộc đụng độ biên giới lần đầu tiên, nó trùng vào với thời điểm Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Bành Đức Hoài gửi thư ngỏ cho Mao Trạch Đông, phản ánh sự tiêu điều của nền kinh tế khi thực hiện Chính sách Đại nhảy vọt cũng như hiệu quả của chiến lược quân sự chiến tranh nhân dân. Không lâu sau đó, Bành Đức Hoài bị đình chỉ chức vụ, khai trừ Đảng và phải chịu quản chế.

Năm 1962, Mao, tiếp tục mâu thuẫn với Chủ tịch nước, Phó chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ. Mao Trạch Đông khởi động lại cuộc xung đột với Ấn Độ và sau đó tiến hành giành quyền kiểm soát trong nước, bốn năm sau, Lưu Thiếu Kỳ và những người ủng hộ ông bị thanh trừng.

Mao Trạch Đông, thứ hai bên trái, đã củng cố vị thế chính trị của mình bằng cách khởi xướng các cuộc xung đột bên ngoài, sau đó thanh tẩy các đối thủ của mình. Ảnh: UIG qua Getty Images

Bảy năm sau, Mao tiếp tục đối mặt với sự đe dọa từ Bộ trưởng Quốc phòng – Lâm Bưu. Và một lần nữa, Trung Quốc đã phát động một cuộc tấn công biên giới vào Liên Xô, làm bùng lên tinh thần dân tộc, và Mao lại lần nữa khôi phục quyền lực của mình qua quân đội. Hai năm sau đó, Lâm Bưu chết và người ủng hộ ông bị loại bỏ. 

Trong mỗi trường hợp, các nhà lãnh đạo Trung Quốc khi bị đe dọa vị thế chính trị của mình, họ sẽ tìm cách phát động cuộc xung đột bên ngoài đại lục, và sau đó sẽ thanh tẩy đối thủ chính trị của mình.

Giống như Mao, Đặng Tiểu Bình cũng sử dụng xung đột quốc tế để thanh trừng nội bộ nhằm củng cố địa vị của mình. Sau khi Mao chết năm 1976, Đặng Tiểu Bình bắt giữ người vợ của Mao là Giang Thanh, và sau xóa bỏ lựa chọn thừa kế của Mao là – Hoa Quốc Phong. Để đánh bại Hoa Quốc Phong, Đặng Tiểu Bình phát động cuộc chiến tranh biên giới với Việt Nam vào năm 1979, một cuộc xung đột tiết lộ sự yếu kém của các chiến thuật chiến tranh nhân dân trên chiến trường.

Nhưng điều đó không quan trọng, bởi sau cuộc chiến “dạy bài học” đó, Đặng Tiểu Bình đã có chiến thắng về mặt “chiến thuật” khi vị thế của ông ta tăng cao, và Đặng nhanh chóng tiến hành lật đổ Hoa Quốc Phong, thay thế tướng lĩnh Maoist bằng người của mình.

Theo Tướng Trung Quốc – Lưu Á Châu, chiến tranh bảo đảm quyền lợi của Đặng Tiểu Bình: “Chúng ta nên hiểu, cuộc chiến 1979 từ góc độ chính trị. Cách nhanh nhất để thiết lập quyền lực là để bắt đầu một cuộc chiến tranh. “

Một thập kỷ sau cuộc đấu tranh giữa các phe phái lại chia rẽ Đảng, sau khi Bí thư Đảng Hồ Diệu Bang với xu hướng dân chủ đã buộc phải bước xuống. Cuộc xung đột đó đẩy phong trào biểu tình ở Trung Quốc lan rộng ra toàn quốc và đỉnh điểm là cuộc đàn áp tàn bạo trên Quảng trường Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 năm 1989.

Kết quả của cuộc thanh trừng tàn nhẫn chủ nghĩa tự do trong đảng và quân đội đã bảo đảm vị trí của phe bảo thủ. Và lần này, yếu tố di chuyển xung đột ra bên ngoài được thể hiện qua việc, cánh hữu đã miêu tả các cuộc biểu tình như là một “âm mưa nước ngoài” đối với nền chính trị Trung Quốc.

Tập Cận Bình và chính sách gây hấn

Trung Quốc vẫn đang đối diện các cuộc xung đột đẫm máu, người trong Đảng đã tìm cách khiến cho quá trình chuyển đổi quyền lực trở nên có giới hạn hơn. Các nhà lãnh đạo ở cấp Bộ bị buộc phải nghỉ hưu ở tuổi 68 và chức vụ chủ tịch bị giới hạn hai nhiệm kỳ. Trong thời điểm Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào còn tại vị, họ đã phải làm nhiều việc để “cân bằng” giữa hai hoặc nhiều phe cánh.

Nhưng khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, ông ta đã thay đổi điều đó. Thay vì cân bằng giữa các phe phái bên, Tập Cận Bình tìm cách củng cố quyền lực bằng phương pháp của Mao và Đặng Tiểu Bình. Ông tăng cường việc gây xung đột, đối đầu với các nước láng giềng, đồng thời tiến hành thanh trừng các đối thủ quân sự thông qua chiến dịch chống tham nhũng chưa từng có mang tên “Đả hổ diệt ruồi”, và nắm quyền kiểm soát “nhóm nhỏ chính trị hàng đầu”.

Để khẳng định quyền lực của mình trong quân đội, Tập Cận Bình đã mặc một bộ quân phục, trổ tài hùng biện, ủng hộ khái niệm “châu Á của người châu Á”, và mở rộng khai hoang đảo trong Biển Đông. Kết quả, Tập Cận Bình đã gây ra cuộc khủng hoảng với Nhật Bản qua quần đảo Điếu Ngư, Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa, và Việt Nam, Philippines đối với quần đảo Trường Sa.

Những động thái đó đã giúp Tập Cận Bình đạt được sự ủng hộ và tạo chỗ đứng vững chắc trong quân đội cũng như trong bức tranh chính trị Trung Quốc. Ông tiếp tục đàn áp tham nhũng, quan liêu và ảnh hưởng của nước ngoài – Nó khiến người ta dễ hình dung đến những mốc lịch sử như: thập niên 1960 và 1989-1990. 

Trong tháng Giêng và tháng 4 năm nay, 10.125 quan chức Trung Quốc bị kỷ luật vì tham nhũng, riêng tháng 4, đã có đến 2.508 quan chức.

Điều gì sẽ xảy ra trong năm 2022?

Giống như Mao và Đặng, củng cố quyền lực của Tập Cận Bình có thể sẽ mang lại cho Trung Quốc sự ổn định chính trị trong thời gian ngắn. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi nhiệm kỳ của ông kết thúc vào năm 2022?

Sau khi đập vỡ bát cơm của rất nhiều nhà lãnh đạo và thu xếp đồng minh trung thành vào Bộ Chính trị, Tập Cận Bình có thể chọn một người kế nhiệm và kiểm soát của Đảng từ phía sau màn trướng.

Dù bằng phương pháp này sẽ kích động cuộc đấu tranh giữa các phe phái hiếu chiến và làm gợi nhớ thời đại đầy biến động của Trung Quốc qua những năm 1962, 1969, 1979, 1989 và 2011. Các nhà hoạch định chính sách ở Mỹ và trong khu vực Châu Á có thể tạm thời bớt căng thẳng, nếu như Tập Cận Bình không thành công trong việc củng cố quyền lực. Nhưng họ phải sẵn sàng cho năm 2020, khi quá trình chuyển đổi quyền lực lại tiếp diên, điều đó có nghĩa, Bắc Kinh có thể sẽ trở nên hiếu chiến hơn.

Nguồn: WSJ

Tin bài liên quan:

Trung Quốc sẽ phẫn nộ nếu Nhật-Mỹ tuần tra chung ở Biển Đông

Phan Thanh Hung

VNTB – Việt Nam sắp đại biến, Chủ tịch Quốc hội cầu cứu Tập Cận Bình

Phan Thanh Hung

VNTB – Các nhà lãnh đạo Trung Quốc chiến đấu với virus và chính trị

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo