Việt Nam Thời Báo

VNTB – Bỏ công an quận/huyện: chỉ có biển hiệu mới, bên trong vẫn là bình cũ rượu cũ

Chánh Thành

 

(VNTB) – “Tinh gọn” theo chỉ đạo Tô Lâm hoá ra lại là bình mới rượu cũ, thậm chí có thể nói là bình cũ, rượu cũ, chỉ đổi mỗi cái tem bên ngoài.

 

Chiến lược tinh gọn của Tô Lâm đang có nguy cơ thất bại khi chính cơ quan công an cũng phải lách luật, thay tên đổi họ để phù hợp với “tình hình mới”.

Từ việc công an lách luật, đổi tên để tận dụng đồn công an quận/huyện cũ

Theo chỉ đạo của Tô Lâm, từ ngày 1/3, ngành công an chỉ còn ba cấp là Bộ – tỉnh – xã. 694 đơn vị công an cấp quận/huyện với gần 6.000 đội trực thuộc sẽ chấm dứt hoạt động. Mới nghe chủ trương bỏ công an cấp quận/huyện (rồi tiến tới bỏ luôn đơn vị hành chính cấp quận/huyện), cứ ngỡ Tô Lâm đang muốn đổi mới toàn diện hệ thống chính trị Việt Nam. Nhưng không, hoá ra lại là bình mới rượu cũ, thậm chí có thể nói là bình cũ, rượu cũ, chỉ đổi mỗi cái tem bên ngoài.

Nhìn vào cách sử dụng các đồn công an quận/huyện ở Hà Nội là có thể mường tượng được toàn cảnh câu chuyện “tinh gọn” trên giấy này. Theo thông báo của Công An TP Hà Nội thì 30 cơ sở công an tại 30 công an quận/huyện cũ được đổi thành 30 cơ sở của Công an thành phố Hà Nội, do một phó phòng tham mưu trực tiếp phụ trách. Ví dụ, trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm nay chuyển tên thành “Cơ sở Hoàn Kiếm – Công an thành phố Hà Nội”. (1)

Nói cho dễ hiểu thì trụ sở công an quận/huyện từ nay sẽ trở thành chi nhánh của công an tỉnh/thành. Tức là sau khi “tinh gọn” thì cũng không có gì thay đổi, vì vốn dĩ xưa nay công an quận/huyện vẫn được hiểu là chi nhánh của công an tỉnh/thành.

Có thể thấy rằng chuyện bỏ đơn vị công an quận/huyện này được thực hiện quá gấp rút, chưa có sự chuẩn bị. Hoặc cơ cấu, diện tích, dân số của các đơn vị tỉnh/thành, phường/xã vẫn chưa phù hợp để tiến tới bỏ hoàn toàn công an quận/huyện. Cho nên chính công an cũng phải lách luật, đổi tên để tận dụng đồn công an cũ.

Về số lượng công an thì vẫn không có gì thay đổi. Các cán bộ công an cấp quận/huyện có hai hướng đi: một là về phường/xã, hai là lên tỉnh/thành. Vì thế tỉnh/thành và xã/phường sẽ cồng kềnh hơn, còn đồn công an quận/huyện thì vẫn giữ đó chứ không hề bỏ đi. Có khi lại phải “điều động” thêm người để bổ sung nhân sự cho các “cơ sở công an” này. Thế là các sếp công an lại có thêm một nguồn thu nhập từ việc mua bán ghế.

 

Tới chuyện các trụ sở ban ngành cấp quận/huyện cũng có nguy cơ phải dùng tem mới để dán lên bình cũ, rượu cũ

Mở rộng câu chuyện, sắp tới CSVN sẽ tiến tới bỏ hẳn đơn vị hành chính cấp quận/huyện. Nếu áp dụng theo công thức của ngành công an, thì các viện kiểm sát, tòa án, các phòng giáo dục, phòng tài chính… sẽ trở thành “cơ sở” của tỉnh/thành.

Cần nhìn toàn cảnh rằng CSVN đang tiến hành sáp nhập tỉnh/thành, cùng với đó là loại bỏ đơn vị hành chính cấp quận/huyện. Như vậy diện tích và dân số của các tỉnh/thành sẽ tăng lên rất lớn.

Nên nhớ rằng năng lực của các quan chức cấp xã/phường ở Việt Nam rất kém, hầu như là trình độ “đại học tại chức”, vừa làm vừa học, theo kiểu làm quan trước rồi mới đi học sau. Bởi vậy các quan xã/phường sẽ không thể nào đủ năng lực xử lý các vấn đề cấp quận/huyện.

Trong khi đó, nếu dồn công việc về tỉnh/thành thì chắc chắn các cán bộ ở sẽ không gánh nổi, có khi lại phải tuyển thêm người, và lại sẽ diễn ra chuyện mua quan bán chức. Mà chức quan tỉnh thì chắc chắn phải cao giá hơn những chức quan huyện trước đây rồi.

Dĩ nhiên, dồn hết về tỉnh/thành thì lại gây khó khăn cho người dân khi phải đi tới đi lui xa xôi. Trước đây có gì thì chỉ cần ra trung tâm quận/huyện. Còn bây giờ tỉnh/thành mới sẽ rộng hơn, người dân ở xa sẽ mất thời gian, khó đi lại hơn. Vậy là CSVN lại sẽ có cách lập luận, lươn lẹo vì dân vì nước. Chẳng hạn nhưng câu quen thuộc như “tạo điều kiện cho người dân thuận tiện đi lại”… Thế là các trụ sở cơ quan cấp quận/huyện cũ lại được dùng làm “cơ sở chi nhánh” của tỉnh/thành.

Cũng như câu chuyện công an phải lách luật ở trên, các cơ quan nhà nước khác cũng phải lách luật, đổi tên. Chứ không thể bỏ hẳn đơn vị hành chính cấp quận /huyện được. Quay qua quay lại thì vẫn cái trụ sở quận/huyện đó, vẫn những công việc đó, nhưng bây giờ đã được đổi tên là “cơ sở của tỉnh/thành”.

 

____________________

Tham khảo:

(1) https://vnexpress.net/ha-noi-trien-khai-30-co-so-cong-an-tai-30-cong-an-quan-huyen-cu-4855823.html

 


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Có thật “đổi tên căn cước công dân thành căn cước không tác động đến chi phí xã hội”?

Do Van Tien

VNTB – Đảng cử thôi để tiết kiệm ngân sách bầu cử!

Phan Thanh Hung

VNTB – Tô Lâm lớn giọng dằn mặt phe quân đội

Bùi Ngọc Dân

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo