Phùng Hoài Ngọc
(VNTB) – YÊU CẦU BỘ NỘI VỤ mở cuộc điều tra xác minh văn bằng sau đại học của ông Phùng Xuân Nhạ.
Trong đời dạy học mấy chục năm, tôi đã gặp đây đó kiểu người đảng viên cơ hội bắt cá hai tay. Năm nay lăn tăn về anh Bộ trưởng giáo dục Phùng Xuân Nhạ.
Lúc mới nhậm chức Bộ trưởng, anh Nhạ biết gây ấn tượng bằng cách phản pháo, bắt bẻ lời ăn tiếng nói của người tiền nhiệm- cựu bộ trưởng Phạm Vũ Luận:
“Tôi không quan niệm giáo dục là trận đánh, giáo dục là con người, đó là công trình lớn, xây dựng nhiều năm. Con người đâu phải chiến dịch, con người đâu phải thắng thua”.
(Trước đó, bộ trưởng Phạm Vũ Luận từng phát ngôn ở quốc hội “Ngành giáo dục chúng ta chuẩn bị cho trận đánh lớn”.
Kế đó bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ bị kẹt giữa Đảng Chính quyền Hà Tĩnh và các cô giáo trẻ ở tỉnh này. Do tính toán khôn ranh nên lộ rõ bộ mặt hèn hạ vị kỷ trước bàn dân thiên hạ.
Trong mấy ngày qua, sự việc các cô giáo ở Hồng Lĩnh được địa phương, ra văn bản đóng dấu đỏ điều đi tiếp khách như một “nhiệm vụ chính trị”. Sau lễ hội là đãi quan khách bia rượu, hát karaoke ở nhà hàng lớn với 21 cô giáo trẻ đẹp dù không muốn, đã khiến dư luận bức xúc, nhất là trước những tâm sự với lời thổn thức của các cô giáo: “Việc phải đi tiếp khách khiến bọn em cảm thấy rất ái ngại. Bọn em buộc phải đi là vì nhiệm vụ được giao chứ trong lòng không hề muốn chút nào… Trong bữa tiệc, khi chén bia chén rượu vào, sẽ không tránh khỏi những hành động như ôm vai, bá cổ. Tỏ thái độ thì không được, sợ mất lòng quan khách, thậm chí là bị cấp trên phê bình gay gắt. Nhưng nếu dễ dãi quá sẽ bị lấn lướt, lợi dụng…”.
Khi trả lời báo chí về việc nữ giáo viên hầu rượu, Nhạ nói qua loa mà không lường hậu quả:
“Việc này hoàn toàn không phù hợpnhưng cũng chưa tới mức độ trầm trọng. Những cái không phù hợp với giáo viên đều không được chấp nhận. Các thầy cô phải tự xem xét lại chính mình, khi thấy không đúng thì phải đề nghị, kiến nghị. Còn lãnh đạo địa phương cứ ép thì mình phải kiến nghị lên, chứ mình thực hiện là vi phạm. Khi đã giữ nguyên tắc phẩm chất mà vẫn bị lôi kéo, ép buộc thì trước hết phải hỏi trách nhiệm của thầy cô đã, xong đó mới tính đến người ép buộc. Tôi đề nghị nghiêm túc từ trong ngành, từng thầy cô một phải nghiêm túc đã. (14.11.2016)
Đoạn văn trên cho thấy Hậu tiến sĩ Nhạ rất yếu kém trình độ lập luận.
Câu gạch chân gồm hai mệnh đề phải tuân theo qui tắc logic bài trung:
“Việc này hoàn toàn không phù hợp nhưng cũng chưa tới mức độ trầm trọng”. Câu này không thể thành lập vì nó không tồn tại. Đã là “hoàn toàn không phù hợp” thì nó phải dẫn đến kết quả “trầm trọng” mới gọi là ngôn ngữ logic.
Xin lỗi các bác học giả nước ngoài nhá, theo lí lịch công bố, Nhạ tốt nghiệp cử nhân khoa kinh tế Hà Nội, đến năm 1994 học Sau Đại học Manchester University (UK); chuyên ngành Kinh tế phát triển. Năm 2002 Nhạ học tiếp Sau tiến sĩ tại Georgetown University (USA). Phùng Xuân Nhạ đã làm ô danh hai đại học nổi tiếng xứ Anh và Mỹ. Hay là, hai nơi này đào tạo quá tồi ? Cũng theo luật bài trung, chỉ có một là đúng, không thể đúng cả hai.
Sinh viên cao đẳng sư phạm do chúng tôi đào tạo cách đây vài chục năm họ cũng nắm vững logic ngôn ngữ học tới mức không thể phát ngôn phi logic như ông Nhạ. (Nói thêm: logic ngôn ngữ học với qui tắc bài trung kể trên có từ thời cổ đại Hi Lạp đấy bộ trưởng ơi).
Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí, tưởng rằng trả lời báo chí qua quít cho xong. Nào ngờ Nhạ còn phải trả lời 3 đại biểu quốc hội, được truyền hình toàn quốc.
Giữa phiên họp quốc hội ngày 16/11, khi bị 3 đại biểu chất vấn gay gắt về vụ cô giáo bị ép đi hầu rượu, bộ trưởng Nhạ nói năng loanh quanh, xuề xòa. “Đây không phải là một trường hợp của Hồng Lĩnh, trong thực tế cũng có nhiều trường hợp mà cán bộ địa phương vì vui vẻ thôi, đôi khi làm ảnh hưởng đến uy tín“.
BT Nhạ muốn bắt cá hai tay: vừa muốn tỏ ra bênh vực GV ngành mình (phe ta) lại vừa muốn khỏi mất lòng Đảng chính quyền Hà Tĩnh (phe Đảng).
Trong hai phát ngôn kể trên, Phùng Xuân Nhạ tự bộc lộ mình là ai ?
Xin thưa, các cụ ngày xưa bảo thế là kẻ “nửa dơi nửa chuột” hoặc “bắt cá hai tay”.
Vậy thì, Phùng Xuân Nhạ là bộ trưởng Bộ giáo dục, hay là UV trung ương Đảng ?
Mỗi thứ Nhạ chỉ làm được “một nửa” thôi.
Nói cách khác, Nhạ chỉ là kẻ cơ hội.
Hầu hết các báo đều nhiệt tình đưa tin Nhạ nhưng chưa phân tích tới bến.
Khi các đại biểu chất vấn gay gắt, Nhạ liền “cuốn theo chiều gió”:
“Đây là việc rất đáng tiếc, phải rút kinh nghiệm”, Bộ trưởng Nhạ nói, đồng thời nhấn mạnh “có thể linh hoạt trong chừng mực nhưng linh hoạt mà để dư luận nóng lên như thế là không được”.
Quí vị có thấy lời nói của Nhạ thiếu chủ ngữ: ai là kẻ “có thể linh hoạt trong chừng mực” ?sao Nhạ không dám chỉ mặt đặt tên đó là “đảng chính quyền Hà Tĩnh”?
Một câu hỏi lặng lẽ nhất, sâu xa nhất của một đại biểu “Xin bộ trưởng trả lời ngắn gọn: Có triết lý giaó dục không?
Câu hỏi này chuyển sang buổi chiều, nhưng Nhạ đã cố tình “phớt nờ” (Nhạ thường nói lộn n và l).
(Dù sao cũng còn hơn cựu bộ trưởng Phạm Vụ Luận đã nói rằng triết lý giáo dục là nghị quyết 29 !)
Bộ trưởng Nhạ còn le te gánh trách nhiệm trả lời thay cựu BT Phạm Vũ Luận về 5 dự án nghìn tỷ đổ bể.
Nhạ nói nhanh “tôi xin nhận hết”.
Ai bắt Nhạ gánh thay đống rác cho Phạm Vũ Luận ?
Phùng Xuân Nhạ giải thích liều mạng về câu hỏi 191 000 SV thất nghiệp:
Trả lời con số 191.000 SV thất nghiệp, Nhạ nói láo: thất nghiệp là ở các trường chất lượng thấp, trưởng tỉnh. Còn các trường danh tiếng vẫn không sao cả.
“Số thất nghiệp chỉ là SV tốt nghiệp trường nhỏ. Còn trường lớn danh tiếng thì không có tình trạng này”. Nhạ không có cơ sở nào, chỉ nói theo suy đoán hình thức.
Nhạ giả bộ không biết rằng những SV tốt nghiệp bất kể chất lượng cỡ nào cũng cần phải chạy chọt và tốn tiền để xin việc ?
Nay, cả Nguyễn Tấn Dũng và Luận đều hạ cánh, bỏ lại hậu quả cho Nhạ gánh nợ.
Vì sao Nhạ không đẩy trả trách nhiệm cho người tiền nhiệm ?
Nhạ còn nói những câu vu vơ thiếu cơ sở:
“Cử nhân mà có kiến thức sâu, tin học giỏi, tiếng Anh tốt còn hơn thạc sĩ mà chẳng giống ai”
Vậy là, Nhạ coi “công tác Đảng” quan trọng hơn ngành nghề của anh ta.
Giáo viên và công luận ném đá thẳng vào mặt Bộ trưởng Nhạ vì phát ngôn lộ vẻ thiên vị chính quyền Hà Tĩnh và thờ ơ với giáo viến của ngành.
KẾT 1
Nhà giáo, TS Chu Mộng Long gửi thư ngỏ cho bộ trưởng Nhạ.
“NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO HIẾN KẾ HAY, CẤP BÁCH”
Quan chức Hà Tĩnh xem giáo viên như kĩ nữ và tuyên bố đó là “nhiệm vụ chính trị”, “nét đẹp văn hóa” và là “niềm vinh dự” của nhà giáo, liệu cá nhân Bộ trưởng có chống được không?
Căn cứ vào nhu cầu của tỉnh nhà, đề nghị các trường đại học mở thêm chuyên ngành đào tạo Kỹ nữ. Nếu anh Nhạ vì sĩ diện chưa chịu thì riêng Hà Tĩnh nên mở các Kỹ viện và nhanh chóng thúc đẩy Quốc hội thông qua Luật Mại dâm để hợp pháp hóa nhu cầu không thể thiếu của cán bộ lãnh đạo tỉnh nhà.
Hà Tĩnh có nguồn nhân lực rất dồi dào để tuyển. Các em không có công ăn việc làm đang đứng đường chào khách ở phố Voi, Kỳ Anh có thể tuyển vào các Kỹ viện để được huấn luyện bài bản.
Kỹ viện sẽ đào tạo Kỹ nữ chuyên nghiệp hơn các Học viện hoặc Trường Đại học, đảm bảo vừa hồng vừa chuyên. Giao cho các nhà Giáo dục học hoặc Quản lí giáo dục làm Dự án xây dựng chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy và đặc biệt là chuẩn đầu ra để đảm bảo văn hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm cho quan trên”.
KẾT 2
Mới đây bạn Hồ Quang phát hiện ông Phùng Xuân Nhạ khai man lí lịch.
Truy cập vào trang cổng thông tin điện tử chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, mục “Tiểu sử lãnh đạo” và mục “Quá trình đào tạo”, bạn sẽ thấy hồ sơ của ngài bộ trưởng cực kỳ “hoành tráng”: (tương tự trên trang Wikipedia cũng có các nội dung trên)
Năm 2002: Sau Tiến sĩ (Fulbright Scholar), Georgetown University (USA).
Năm 2000: Tiến sĩ; Viện Kinh tế Thế giới; Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế.
Năm 1994: Sau Đại học Manchester University (UK); Chuyên ngành: Kinh tế phát triển.
Năm 1985: Đại học; Khoa Kinh tế- Đại Học Quốc Gia Hà Nội (Đại học Tổng hợp); Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế.
Để tiện cho các bạn đang sinh sống ở mấy xứ tư bản “giãy chết” theo dõi vì có một số thuật ngữ học thuật nên dùng tiếng Anh thì mới hiểu rõ nó thật sự là gì, xin tóm tắt SƠ YẾU HỌC VẤN BẰNG TIẾNG ANH CỦA BỘ TRƯỞNG PHÙNG XUÂN NHẠ:
Post-doctoral in Economics (Fulbright Scholar), Georgetown University, USA, 2001-2002.
Ph.D. in Economics, Institute of World Economy, Hanoi, Vietnam, 1999.
Postgraduate Diploma in Economics, University of Manchester, UK, 1994.
B.A. in Economics, Hanoi University, Hanoi, Vietnam, 1985.
Hết sức chú ý nha:
Năm 2002 ông Phùng Xuân Nhạ khai là Sau Tiến sĩ (Fulbright Scholar), Georgetown University (USA). Nhưng chỉ là được nhận vào chương trình học bổng Scholarship trao đổi học sinh do Đại Sứ Quán Mỹ tổ chức tại Việt Nam.
Ông Phùng Xuân Nhạ có tên được nhận chương trình Scholarship trao đổi học sinh của Đại Sứ Quán Mỹ nhưng chưa bao giờ học tại Mỹ, do đó ông khai là Sau Tiến sĩ tại trường Georgetown University (USA) là khai man vì ông chỉ nhận được Scholarship nhưng chưa học qua.
Ông Phùng Xuân Nhạ khai năm 2000: Tiến sĩ; Viện Kinh tế Thế giới; Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế.
Vào thời điểm này ông Nhạ chỉ là giáo viên ở Đại Học Tổng Hợp Hà Nội (cũ), tức Đại Học Quốc Gia Hà Nội khi đã đổi tên. Trong năm 1999 ông được cấp bằng Tiến Sĩ Kinh Tế nhưng lại chưa học qua thạc sĩ?
Ông Phùng Xuân Nhạ khai năm 1994: Sau Đại học Manchester University (UK); Chuyên ngành: Kinh tế phát triển.
Thực tế là năm 1994, ông Phùng Xuân Nhạ ghi danh học trường Manchester University (UK) có nhánh ở Nga chứ không phải ở UK. Ông không hề ra trường tiến sĩ hay cử nhân tại Manchester University (UK) mà chỉ là đăng ký học với Transcript là bằng Cử Nhân ở Đại Học Hà Nội.
Ông học trường Manchester University (UK) với Certificate kinh tế tương đương cấp Trung Học “Graduate diploma in economy from Manchester University in the UK”.
Ông khai là năm 1994: Sau Đại học Manchester University (UK); Chuyên ngành: Kinh tế phát triển. Sự thật ông chưa đậu bằng Cử Nhân nào ở Manchester University (UK) thì không thể gọi là “Postgraduate Diploma in Economics” ở trường này, mà chỉ được gọi là “Postgraduate Diploma in Economics” ở Đại học Hà Nội.
YÊU CẦU BỘ NỘI VỤ mở cuộc điều tra xác minh văn bằng sau đại học của ông Phùng Xuân Nhạ.