Anh Khoa dịch
(VNTB) – Brazil ban đầu phụ thuộc rất nhiều vào vắc xin Trung Quốc, nhưng chính phủ liên bang hiện đang ưu tiên mua vắc xin do Mỹ sản xuất
Tác giả: Luciana Magalhaes và Samantha Pearson
Brazil một khách hàng lớn của CoronaVac và là biển quảng cáo cho nỗ lực ngoại giao vắc xin của Bắc Kinh nhưng Brazil đang rút lui nhanh chóng khỏi vắc xin Covid-19 khi mối quan tâm về hiệu quả ngừa biến thể Delta gia tăng và các loại vắc xin khác sẵn có hơn.
Chính phủ liên bang Brazil đã tạm dừng các cuộc đàm phán về liều lượng vắc xin bổ sung CoronaVac của Sinovac, người phát ngôn của chính phủ và nhà sản xuất địa phương, Viện Butantan nói với The Wall Street Journal. Chính phủ cũng cho biết sẽ không khuyến nghị sử dụng CoronaVac cho lần tiêm tăng cường thứ ba.
Brazil phụ thuộc rất nhiều vào vắc xin Trung Quốc đầu năm nay. Trong lúc một số quốc gia Mỹ Latinh khác và các nước Đông Nam Á giảm sự phụ thuộc vào vắc-xin Covid-19 do Trung Quốc sản xuất, Brazil cũng chuyển hướng khỏi vắc-xin Trung Quốc đánh dấu một bước ngoặt tiềm tàng trong phản ứng đối với đại dịch toàn cầu khi Hoa Kỳ trở thành là nhà cung cấp vắc xin toàn cầu.
Đầu năm nay, Trung Quốc đã ra tay giải cứu nhiều quốc gia đang phát triển, cung cấp vắc-xin cho các chính phủ khi các quốc gia giàu có hơn đã mua phần lớn vắc-xin do phương Tây sản xuất. Quan chức chính phủ ở các nước như Brazil ghi nhận vắc xin Trung Quốc đã cứu sống nhiều người. Với gần 600.000 người tử vong, Brazil chỉ đứng sau Mỹ số người chết vì Covid-19 chính thức.
Nhưng khi tốc độ tiêm chủng chậm lại ở Mỹ, nguồn cung cấp Pfizer và Moderna sẵn có hơn, các nước nghèo hơn hiện đang tránh các loại vắc xin do Sinovac và công ty nhà nước Trung Quốc Sinopharm sản xuất.
Dữ liệu của chính phủ cho thấy vắc xin Trung Quốc chiếm 80% số liều được tiêm trong hai tháng đầu tiên trong chiến dịch tiêm chủng của Brazil hồi đầu năm nay, nhưng hiện chỉ chiếm chưa đến 35%, vì Brazil cũng đã tăng cường sản xuất vắc xin Oxford- AstraZeneca .
Brazil đã mua 100 triệu liều Sinovac, gần như tất cả đã được chuyển giao. Khoảng 2/3 người Brazil đã được tiêm một mũi vắc-xin và chỉ hơn 1/3 đã tiêm hai liều.
Một phát ngôn viên của chính phủ nói với WSJ, cơ quan y tế Brazil đã không còn bàn thảo đến việc mua thêm 30 triệu liều vắc-xin Trung Quốc dù ít nhất vào tháng trước họ còn xem xét đến khả năng này. Viện Butantan, hãng sản xuất CoronaVac tại Brazilcho biết các cuộc đàm phán mua bán vẫn chưa được tiến hành và sẽ không có thỏa thuận nào được ký kết.
Bộ trưởng Bộ Y tế Marcelo Queiroga cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình vào tuần trước rằng chính phủ không còn khuyến nghị sử dụng CoronaVac làm liều tăng cường nữa mà thay vào đó là Pfizer.
Chính phủ Trung Quốc, Sinovac và Sinopharm không trả lời ngay các yêu cầu bình luận.
Các quốc gia khác cũng đang giảm tiêm vắc-xin Trung Quốc. Ở Peru, vắc xin của Sinopharm hiện chiếm chưa đến một phần ba số liều được tiêm và được thay thế bằng Pfizer. Trước đó trong những tháng đầu tiên của chiến dịch tiêm chủng thì hầu hết sử dụng vắc xin Trung Quốc.
Nhu cầu giảm đối với CoronaVac ở cả Brazil và các nơi khác ở Nam Mỹ đã làm chậm kế hoạch sản xuất vắc xin tại Brazil. Viện Butantan, một viện nghiên cứu của nhà nước Brazil, đang xây dựng một nhà máy sản xuất vắc xin Trung Quốc ở ngoại ô São Paulo để phân phối khắp châu Mỹ Latinh. Nhưng do nhu cầu vắc-xin Trung Quốc thấp hơn, Butantan đang xem xét sản xuất các sản phẩm thay thế. Nhà máy dự kiến sẽ hoàn thành trong những tháng tới.
Butantan đã tổ chức thử nghiệm lâm sàng vắc xin CoronaVac lớn nhất thế giới và cho biết vào đầu năm nay họ có thể bắt đầu chuyển vắc xin đến Argentina, Bolivia, Colombia, Honduras, Peru và Uruguay kể từ tháng 5. Điều đó vẫn chưa xảy ra.
Tại Brazil, chính quyền bang São Paulo vẫn xem CoronaVac như một liều tăng cường mặc dù chính phủ liên bang hướng dẫn không còn được sử dụng loại này nữa. João Gabbardo, người đứng đầu lực lượng phản ứng Covid-19 của bang cho biết: “Người dân nên dùng bất kỳ loại vắc xin nào có sẵn.”
Ngay cả trước khi biến thể Delta lây lan nhanh chóng ( theo các nhà dịch tễ học và một số nghiên cứu cho thấy có khả năng lây truyền mạnh hơn và độc lực hơn), chuyên gia y tế ngày càng lo ngại về việc tiếp tục sử dụng CoronaVac.
Trong khi CoronaVac có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa tử vong, CoronaVax là một trong các loại vắc xin có tỷ lệ hiệu quả thấp nhất trong việc ngăn ngừa nhiễm bệnh có triệu chứng — với chỉ 50,4%, theo các thử nghiệm giai đoạn cuối ở Brazil năm ngoái. Các nhà dịch tễ học cho biết, điều này khiến các quốc gia khó giảm tổng số ca bệnh và do đó kiểm soát sự lây nhiễm.
Theo một nghiên cứu năm nay từ Viện Y tế Toàn cầu ở Barcelona và Quỹ Oswaldo Cruz của Brazil, có bằng chứng rằng vắc xin này thậm chí còn kém hiệu quả hơn ở người cao tuổi – chỉ hiệu quả 28% ở những người trên 80 tuổi.
Carla Domingues, cựu giám đốc Chương trình Tiêm chủng Quốc gia Brazil cho biết: Mua thêm vắc xin này chẳng có ý nghĩa gì. Lúc đầu thì cần có. Nhưng nó có tỷ lệ hiệu quả thấp ở người cao tuổi và tốt hơn là nên mua các loại vắc xin khác.”
Mặc dù kém hiệu quả hơn so với một số loại vắc xin khác, vắc xin Trung Quốc có vai trò quan trọng ở nhiều quốc gia chưa tiếp cận ngay được với vắc xin do phương Tây sản xuất.
Là loại vắc-xin duy nhất được phổ biến rộng rãi ở Brazil vào đầu năm nay, CoronaVac là vắc-xin đầu tiên được tiêm cho nhân viên y tế và người cao tuổi.
“CoronaVac đã thực hiện vai trò của nó và rất hữu ích, ”Henrique Mandetta, cựu Bộ trưởng Y tế cho biết.
Theo một nghiên cứu của các trường đại học Harvard và Pelotas của Brazil, khoảng 14.000 người Brazil trên 80 tuổi sẽ chết nếu họ không được tiêm chủng loại vắc xin sẵn có, chủ yếu là CoronaVac.
Khả năng Trung Quốc cung cấp vắc xin cho Brazil từ đầu đại dịch đã đạt được một số lợi ích kinh tế và chính trị.
Tháng 11 năm ngoái, chính quyền của Tổng thống Jair Bolsonaro cho biết họ đang ủng hộ sáng kiến loại gạt Huawei ra khỏi mạng 5G trên toàn thế giới nhằm cản trở sự giám sát điện tử của Trung Quốc. Nhưng với việc Trung Quốc giúp đỡ bằng cách bán vắc-xin và vật tư y tế đã giúp giảm bớt phản kháng, và sự tham gia của Bắc Kinh hiện đang được nhiều người mong đợi trong một cuộc đấu giá diễn ra trong những tháng tới, Rubens Ricupero, một cựu quan chức ngoại giao Brazil nổi tiếng cho biết.
Nguồn: WSJ