VNTB – Các nhà bán lẻ lại đau đầu vì hãng xưởng ở Việt Nam ngừng hoạt động

VNTB – Các nhà bán lẻ lại đau đầu vì hãng xưởng ở Việt Nam ngừng hoạt động

Anh Khoa dịch 

 

(VNTB) – Các nhà máy ở Việt Nam chuyên cung cấp hàng may mặc và giày dép lớn cho Mỹ, bị buộc phải đóng cửa hoặc hoạt động với công suất cầm chừng vì đại dịch, làm cho kỳ nghỉ lễ quan trọng càng thêm phức tạp.

 

Tác giả: Sapna Maheshwari Patricia Cohen

Sau 18 tháng dịch bệnh tàn khốc, mùa thu năm nay đánh dấu một khởi đầu mới cho công ty may mặc Everlane. Công ty đang chuẩn bị tung ra một loạt sản phẩm mới. Tháng 9 khởi đầu của một chiến dịch tiếp thị đầy tham vọng cho các sản phẩm làm từ vải denim.

Thay vào đó, Everlane đã dành cả tháng này để ráng nhập mặt hàng quần jean – cùng với các sản phẩm khác như túi xách và giày – từ Việt Nam, nơi hiện có số ca nhiễm COVID tăng cao và buộc các nhà máy phải đóng cửa hoặc hoạt động với công suất giảm mạnh và cho công nhân ở lại nơi làm việc.

Tại thời điểm này, chúng tôi có các nhà máy trong tình trạng đóng cửa 100%,” Michael Preysman, giám đốc điều hành của Everlane cho biết trong một cuộc phỏng vấn. “Chúng tôi có vận chuyển mọi sản phẩm qua được không? Chúng tôi có di chuyển mọi thứ không? Chúng tôi có điều chỉnh trong nhà máy không? Đó là một trò chơi xếp gạch liên tục.”

Trong những năm gần đây Việt Nam đã trở thành nhà cung cấp hàng may mặc và giày dép lớn thứ hai cho Hoa Kỳ sau Trung Quốc. Việt Nam đã vượt qua giai đoạn đầu của đại dịch một cách tương đối bình thường, nhưng hiện nay biến thể Delta hoành hành, cho thấy rõ sự phân bố vắc xin không đồng đều trên toàn cầu và nguy cơ do các đợt bùng phát dịch mới gây ra cho nền kinh tế thế giới.

Với kỳ nghỉ lễ đang đến rất gần, nhiều nhà bán lẻ Mỹ dự đoán hàng hoá sẽ đến chậm và bị thiếu hụt, cùng với giá cả cao hơn gắn do chi phí nhân công và chi phí vận chuyển tăng vọt. Everlane cho biết họ bị chậm nhận hàng từ bốn đến tám tuần, tùy thuộc vào thời điểm các nhà máy tại Việt Nam đóng cửa. Nike đã cắt giảm dự báo bán hàng vào tuần trước, với lý do mất 10 tuần sản xuất tại Việt Nam kể từ giữa tháng 7 và dự kiến sẽ bắt đầu mở cửa trở lại theo từng bước vào tháng 10.

Jana Gold là giám đốc cấp cao của tập đoàn bán lẻ và tiêu dùng Alvarez & Marsal và đã giúp các nhà bán lẻ giải quyết các vấn đề về chuỗi cung ứng. Bà Jana cho biết: “Chúng tôi không lường trước được việc phong toả hoàn toàn. Chúng tôi sẽ tiếp tục nhận thấy nhu cầu hàng hoá cao từ các quốc gia hoặc khu vực được tiêm chủng nhiều, nhưng họ có thể sẽ gặp khó khăn trong việc nhận hàng hóa từ các quốc gia chưa được tiêm chủng cao.”

Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút người tiêu dùng Mỹ. Nhiều nhà bán lẻ đã chuyển hoạt động sản xuất của họ từ Trung Quốc sang trong thập niên qua vì chi phí tăng cao. Thuế quan mới đối với Trung Quốc được thành lập dưới thời cựu Tổng thống Donald J. Trump đã thúc đẩy sự thay đổi này.

Các nhà máy hợp đồng tại Việt Nam sản xuất 51% tổng số giày dép thương hiệu Nike trong năm ngoái. Lululemon và Gap, công ty cũng sở hữu Old Navy, cho biết một phần ba hàng hóa của họ xuất xứ từ Việt Nam. Everlane cho biết Việt Nam cung cấp 40% sản phẩm của họ.

Khi vi rút corona hoành hành trên toàn cầu, Việt Nam được ca ngợi là điểm sáng và nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Trong hơn 15 tháng, cả nước chỉ có 3.000 ca nhiễm và 15 ca tử vong. Nhưng trong suốt mùa hè, biến thể Delta đã bùng phát trong một quần thể gần như hoàn toàn không được tiêm chủng. Bây giờ, số ca nhiễm đã vượt qua 766.000 người và gần 19.000 người từ vong.

Trung tâm công nghiệp dày đặc của Thành phố Hồ Chí Minh, tâm chấn COVID đã trải qua một loạt các đợt phong toả ngày càng nghiêm ngặt, nhiều nhà máy tạm thời đóng cửa vào tháng Bảy. Hoạt động thương mại đó đã làm tê liệt và gây thêm căng thẳng cho chuỗi cung ứng toàn cầu vỗ đã đang căng thẳng. Mặc dù số ca nhiễm mới bắt đầu giảm, chính phủ kéo dài phong toả đến cuối tháng 9, vì còn phải tiêm phòng người dân.

Vào đầu tháng 9, chỉ 3,3% dân số Việt Nam được tiêm phòng đầy đủ, trong khi đó 15,4% người dân được tiêm một mũi.

Ngành công nghiệp may mặc và giày dép của Mỹ đã yêu cầu chính phủ Việt Nam ưu tiên chích ngừa cho công nhân nhà máy. Giám đốc điều hành từ khoảng 90 công ty, như Nike và Fruit of the Loom, đã yêu cầu chính quyền Biden đẩy nhanh việc quyên góp vắc xin trong một bức thư vào giữa tháng 8. Thư nêu rõ “sức khỏe của ngành công nghiệp chúng tôi phụ thuộc trực tiếp vào sức khỏe của ngành công nghiệp Việt Nam”. Tập đoàn này cho biết ngành công nghiệp này sử dụng khoảng ba triệu công nhân Mỹ.

Trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng trước, Phó Tổng thống Kamala Harris cho biết Hoa Kỳ sẽ viện trợ thêm một triệu liều vắc-xin, ngoài năm triệu đã viện trợ, cùng với 23 triệu đô la viện trợ khẩn cấp và 77 tủ đông lạnh để lưu trữ vắc-xin.

Tình hình Việt Nam chính là lý do tại sao chúng ta cần phải tăng tốc nỗ lực cung cấp vắc xin trên khắp thế giới,” Steve Lamar, chủ tịch Hiệp hội May mặc & Giày dép Hoa Kỳ, một tập đoàn thương mại cho biết. Theo ông, các hãng bán lẻ đã thiết lập điểm tiêm chủng tại nhà máy để giúp quản lý việc tiêm chủng sau khi đã có đủ liều và đang cố gắng duy trì việc sản xuất theo chính sách “3 tại chỗ”, tức cho công nhân ăn, ngủ và làm việc tại các nhà máy, ông nói.

Theo số liệu mới nhất của chính phủ, gần như tất cả người dân Thành phố Hồ Chí Minh đã được tiêm mũi đầu tiên.

Jason Chen, Chủ tịch kiêm người sáng lập Singtex, chủ hãng may mặc, cho biết tuần trước rằng nhà máy với 350 công nhân của công ty ở tỉnh Bình Dương đã giảm xuống còn 80 người. 80 người này đang sống tại xưởng để tuân thủ các hạn chế của chính phủ. Nhà máy dựng lều và phục vụ bữa tối cho công nhân, và họ đang chuyển một số đơn hàng sang các nhà máy của Singtex ở Đài Loan. Ông Chen cho biết ông đã chuẩn bị cho việc các nhà máy ở Việt Nam vẫn đóng cửa cho đến tháng 11.

Năm nay ở Mỹ, mọi người đều muốn đi mua sắm,” ông Chen nói. “Một số mặt hàng không thể được giao vào thời gian thích hợp. Vì vậy, sẽ ảnh hưởng đến kỳ nghỉ lễ ”.

Ông nói thêm rằng các quản lý tại nhà máy đã gọi điện cho các công nhân đang bị phong toả để xem họ có cần hỗ trợ tài chính và các hỗ trợ khác hay không. Nhưng nhiều người đang gặp khó khăn.

Anh Lê Quốc Khánh, 40 tuổi, là công nhân lắp ráp thiết bị điện tử gia dụng tại Khu Công nghệ cao Sài Gòn, cho biết gianh đình anh với 3 con nhỏ và ở nhà thuê ở Hồ Chí Minh gặp rất nhiều khó khăn vì vì phong toả nghiêm ngặt. Chủ của anh vẫn chưa thể cho anh quay lại làm việc dù đã được tiêm phòng, và anh cho biết phải đi vay tiền với lãi suất cao để trả tiền điện, tã lót và thức ăn.

Ngày 15-9, nghe tin ai tiêm đủ hai liều là có thể đi làm, vợ chồng tôi mừng muốn khóc, nhưng giờ chính quyền bảo phải đợi đến cuối tháng 9. Vợ chồng tôi lo quá. Chúng tôi như đang ngồi trên đống lửa – giờ chúng tôi rất cần tiền sinh sống ”.

Việc đại dịch tiếp tục làm gián đoạn các chuỗi cung ứng quan trọng có thể có tác động lâu dài hơn đến các quyết định đầu tư trong tương lai ở Việt Nam và các nền kinh tế mới nổi khác. Những công ty lựa chọn đầu tư ra nước ngoài luôn đánh giá một loạt các điều kiện, như thuế, yêu cầu pháp lý và lực lượng lao động sẵn có.

Chad P. Bown, một nhà kinh tế tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, cho biết: “ Đột nhiên họ lại phải nghĩ về phản ứng y tế công.”

Huong Le Thu, nhà phân tích cấp cao tại Viện Chính sách Chiến lược Australia, cho biết thêm: “Delta chỉ là một trong những biến thể COVID. Việt Nam, cũng như các nước khác, sẽ phải chuẩn bị cho cuộc chơi dài hơi và có khả năng bùng phát nhiều hơn kể cả sau khi tiêm chủng đại trà ”.

Với hy vọng các hạn chế sẽ được nới lỏng trong tháng 10, một số nhà máy ở TP.HCM đã đóng cửa từ tháng 7 đang chuẩn bị hoạt động trở lại.

Tuy nhiên, hiện tại, các công ty Mỹ đang xem xét bên ngoài Việt Nam, thường họ sẽ quay trở lại các nhà máy ở Trung Quốc mà họ đã làm việc trước đây hoặc tìm kiếm đối tác ở các quốc gia khác không đang bị ảnh hưởng dịch.

Liệu họ có đủ thời gian để thay đổi trước kỳ nghỉ lễ hay không.

Gordon Hanson, một nhà kinh tế và giáo sư chính sách đô thị tại Trường Harvard Kennedy cho biết: “Tháng 9 là thời điểm tồi tệ để sắp xếp lại mọi thứ.

Việt Nam là một chủ đề thường xuyên trong các cuộc gọi gần đây của những hãng bán lẻ, và nối lo gia tăng cùng với việc được mở cửa lại. Adidas, có trụ sở tại Đức, cho biết vào tháng trước rằng sự chậm trễ bắt đầu từ việc đóng cửa vào giữa tháng 7 là một trong những vấn đề có thể khiến công ty mất hơn 500 triệu euro doanh thu trong 6 tháng cuối năm.

Restoration Hardware cho rằng việc ngừng hoạt động là một yếu tố quan trọng trong quyết định dời việc giới thiệu bộ sưu tập mới vào mùa xuân năm sau và trì hoãn ấn phẩm thời trang mùa thu. Urban Outfitters cho biết, mặc dù họ thường bổ sung các sản phẩm bán chạy nhất trong mùa lễ, nhưng mối quan tâm hàng đầu của họ bây giờ chỉ đơn giản là đưa hàng hoá vào Hoa Kỳ.

Dịch bùng phát ngay khi Hoa Kỳ dường như đang lấy lại vị thế kinh tế và các hãng bán lẻ đang phục hồi được doanh số bán hàng sau một năm 2020 khó khăn.

Nguồn: New York Times

 


 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)