VNTB – Các quốc gia đang đoàn kết chống bành trướng Bắc Kinh?

VNTB – Các quốc gia đang đoàn kết chống bành trướng Bắc Kinh?

Diễm My dịch

 

Vào ngày 28 tháng 1, Bắc Kinh tuyên bố tất cả các vùng đặc quyền kinh tế ven biển (EEZ) là “khu phi quân sự nước ngoài” và xác định tất cả không gian biển nằm trong “bản đồ 9 đoạn” do Trung Quốc công bố để tạo thành “vùng chủ quyền” của Trung Quốc.

Dù các tuyên bố chủ quyền Biển Đông là bất hợp pháp, nhưng các quan chức của Bắc Kinh đang ngày càng khuyến khích các hành động ngang ngược của nhóm đội hải cảnh tại vùng biển này.

Trung Quốc dường như đang kêu gọi một cuộc chiến, hay có khả năng gây ra một cuộc chiến. Và cuộc chiến này cuối cùng có thể kết thúc với sự thay đổi chế độ của Bắc Kinh.

Một sĩ quan quân đội Bắc Kinh gần đây đã thúc giục các hải quân nước này đánh chìm tàu Hải quân Hoa Kỳ nếu nó tự do di chuyển trong Biển Đông. Một sĩ quan khác cũng kêu gọi đánh chìm hai tàu sân bay và giết chết hơn 10.000 thủy thủ Hoa Kỳ.

Dai Xu, Đại tá Không quân Trung Quốc, cho biết vào ngày 8 tháng 12 năm 2018: “Nếu các tàu chiến của Hoa Kỳ lại xâm nhập vào vùng biển Trung Quốc, tôi đề nghị nên gửi hai tàu chiến: một để ngăn chặn chúng và một là để dập chúng.”

Dai Xu đã trình bày những hành động chiến tranh này trong một diễn đàn do Hoàn Cầu Thời Báo tổ chức.

Một sĩ quan cao cấp của Hải quân Trung Quốc cũng kêu gọi đánh chìm hai tàu sân bay của Hải quân Hoa Kỳ để “đe doạ”.

Trong bài phát biểu vào ngày 20 tháng 12 năm 2018, Thiếu tướng Luo Yuan, Phó Chủ tịch Viện Khoa học Quân sự Trung Quốc, đã khẳng định rằng chìa khóa để Trung Quốc kiểm soát Biển Đông là sử dụng tên lửa đạn đạo để đánh chìm hai tàu sân bay và giết càng nhiều người Mỹ càng tốt.

“Hoa Kỳ lo lắng nhất về thương vong”, Luo nói trong một cuộc gọi kêu gọi giết chết hơn 10.000 thủy thủ Hoa Kỳ. “Chúng ta sẽ thấy Hoa Kỳ sợ hãi như thế nào”, ông nói.

Một số người có thể nghĩ rằng thái độ hiếu chiến này của các quan chức cấp cao của quân đội Trung Quốc không phản ánh các chính sách chính thức của Trung Quốc hoặc chỉ đơn thuần là chiến tranh [tâm lý] thông tin. Thế nhưng, ở Trung Quốc, không có quan chức cấp cao nào bị lên án công khai vì kích động chiến tranh và hải quân Trung Quốc có kế hoạch thực hiện các hành động ngày càng nguy hiểm ở Biển Đông.

Vào ngày 30 tháng 9 năm 2018, khu trục hạm Lan Châu (Lanzhou) đã băng qua mũi tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ và tiếp cận Đá Gaven.

Lực lượng Hải cảnh và lực lượng dân quân hàng hải của Trung Quốc cũng đe dọa và đánh chìm các tàu Việt Nam và săn đuổi Hải quân Philippines và đội tàu đánh cá từ vùng biển Philippines.

Đài Loan cũng đóng một vai trò quan trọng trong các tính toán của Bắc Kinh.  Nhà cầm quyền Trung Quốc đã ra lệnh cho quân đội Trung Quốc chuẩn bị xâm chiếm Đài Loan vào năm 2020.  Bằng cách kiểm soát hoàn toàn Biển Đông, Trung Quốc có một góc tấn công khác vào eo biển Đài Loan.

Tất nhiên, tuyên bố chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc là sai trái. Vào ngày 12 tháng 7 năm 2016, Tòa án Trọng tài Thường trực Hague đã đưa ra phán quyết của tòa trọng tài, cho rằng tuyên bố của Trung Quốc về các quyền chủ quyền “lịch sử” Biển Đông thông qua cái gọi là “đường chín đoạn” là bất hợp pháp. Tuy nhiên, Tập Cận Bình theo đuổi “sự phục hưng vĩ đại” Trung Quốc thông qua, kiểm soát vùng chiến lược, giàu tài nguyên này rõ ràng là một trận chiến – một cuộc chiến tranh thế giới.

“Một đám cháy gây ra hậu quả không thể tưởng tượng”

Cựu Trung tướng Hoa Kỳ Wallace C. Gregson cho biết Thế chiến I đã đặt ra bài học cảnh báo về các sự kiện dường như nhỏ nhưng dẫn đến vụ thảm sát toàn cầu.

“Trong thời đại mà chiến tranh được coi là phi logic và khó có thể xảy ra vào năm 1914, Franz Ferdinandvà vợ đã bị giết bởi một công nhân lưu động,” Gregson nói. Và nó mở màn “cuộc chiến giết chết hơn 8 triệu người, và 13 triệu dân thường chết vì xung đột.”

Bốn đế chế lớn đã sụp đổ: Nga, Áo-Hung, Đức và Đế chế Ottoman.

“Biển Đông ngày nay là khu vực nguy hiểm nhất thế giới”, Gregson, một cựu Thuỷ binh lục chiến Hoa Kỳ nhận định “Tuyên bố thù địch và hành động cực đoan đã tạo ra một chất liệu cần thiết, chỉ chờ tia lửa sẽ nổ ra và hậu quả là không thể tưởng tượng được.”

Vậy cách Trung Quốc đi vào một cuộc đối đầu bạo lực ở Biển Đông, gây ra một hậu quả không thể tưởng tượng, một cuộc chiến tranh thế giới mới?

Vào năm 2019, Tập Cận Bình sẽ tiếp tục theo đuổi tầm nhìn “Phục hưng vĩ đại” và hiện thực hóa “sự thống nhất” của Bắc Kinh, với các vùng được coi là lãnh thổ có chủ quyền của Trung Quốc. Các công cụ của Tập Cận Bình bao gồm chiến tranh chính trị xâm lược và một đội quân ngày càng có khả năng, kiêu căng.

Mặc dù Tập Cận Bình hứa năm 2014 sẽ không quân sự hóa các đảo nhân tạo maf Trung Quốc cưỡng chiếm được trên quần đảo Trường Sa, thế nhưng Bắc Kinj đã thành lập các căn cứ không quân và công sự ở đó, và triển khai tàu chiến đến các căn cứ hải quân mới tại Đá Chữ Thập, Đá Su Bi, Đá Vành Khăn.  Ở Biển Đông, Hải Cảnh và Dân quân có vũ trang Trung Quốc đã quấy rối các tàu đánh cá và tàu chiến ở các quốc gia khác.

Tuy nhiên, các nước từ khắp nơi trên thế giới đã dần bắt đầu chiến đấu chống lại sự hợp tác – xâm lược của Trung Quốc.

Hải quân Hoàng gia Anh và Hải quân Hoa Kỳ tổ chức một cuộc tập trận chung ở Biển Đông vào đầu năm 2019.

Liên minh Châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng phản ứng mạnh hơn với các yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói rằng NATO “lo lắng về tình hình ở Biển Đông” và nhắc lại rằng NATO “phản đối các hành động cưỡng chế đơn phương có thể thay đổi hiện trạng và làm gia tăng căng thẳng”.

Các quan chức cấp cao của EU cũng có những lo ngại về hành vi bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc được coi là mối đe dọa trực tiếp đối với EU, nơi cam kết tăng cường hội nhập an ninh và quốc phòng. EU đã sẵn sàng tăng cường lực lượng triển khai nhanh chóng và thiết lập kế hoạch can thiệp châu Âu do Pháp thúc đẩy tại Biển Đông.

Pháp đã gửi một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân Charles de Gaulle tới khu vực này vào tháng 3, bao gồm ba tàu khu trục, tàu ngầm và tàu tiếp tế.

Điều đó cho thấy, Bắc Kinh hiện phải đối mặt với một mặt trận thống nhất từ các quốc gia, vốn nhấn mạnh cam kết duy trì tự do hàng hải trong các tuyến đường thủy quan trọng nhất thế giới. Trong khi đó, các nước Đông Nam Á như Philippines và Việt Nam đã bắt đầu tìm kiếm sự giúp đỡ quốc tế.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tuyên bố vào ngày 1 tháng 3 năm 2019, “Bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào vào quân đội, máy bay hoặc tàu của Philippines ở Biển Đông sẽ kích hoạt Điều 4 của Hiệp ước phòng thủ chung giữa Washington và Manila.” Quân đội Hoa Kỳ đã nhanh chóng tăng cường sự hiện diện trong vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.

Trong một sáng kiến ​​khác để tăng cường liên minh, Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ và Lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản đã mở rộng hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông.  Điều này gửi một tín hiệu rõ ràng đến Bắc Kinh rằng Biển Đông vẫn là một trung tâm toàn cầu, không phải là một vùng nước bên trong của Trung Quốc và Biển Đông không phải là nơi trú ẩn an toàn cho các lực lượng tàu ngầm, tên lửa đạn đạo.

Trong khi đó, Úc kêu gọi giải quyết hòa bình tình hình vốn ngày càng căng thẳng, nhưng nói rằng họ sẽ không ngồi yến trước sự thống trị của Trung Quốc ở Biển Đông.

Với Ấn Độ, quốc gia ngày càng lo lắng về sự bành trướng của Trung Quốc vào Ấn Độ Dương đã tăng cường hợp tác hàng hải với các thành viên khác trong “Big Four”: Úc, Nhật Bản và Hoa Kỳ.

 

Nguồn: https://nationalinterest.org/blog/buzz/how-chinas-will-fight-and-win-war-south-china-sea-115061

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)