VNTB – Các yêu cầu thời gian giãn cách là quyền của địa phương

VNTB – Các yêu cầu thời gian giãn cách là quyền của địa phương

Ngọc Lan

 

(VNTB) – Căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, chủ động quyết định việc tiếp tục giãn cách theo chỉ thị số 16 trên địa bàn toàn tỉnh, thành phố.

 

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đang thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị số 16 và công điện số 1063/CĐ-TTg ngày 31-7 căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, chủ động quyết định việc tiếp tục giãn cách theo chỉ thị số 16 trên địa bàn toàn tỉnh, thành phố.

Đây là chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 được nêu tại Công điện hỏa tốc số 1081/CĐ-TTg ngày 16-8-2021, do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký.

Công điện của Thủ tướng được gửi đến 19 tỉnh, thành phía Nam đang giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 gồm: TP.HCM, Cần Thơ, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh, Bến Tre.

Theo nội dung công điện, trước tình hình diễn biến của dịch bệnh COVID-19, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đang thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị số 16 và công điện số 1063/CĐ-TTg ngày 31-7 căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, chủ động quyết định việc tiếp tục giãn cách theo chỉ thị số 16 trên địa bàn toàn tỉnh, thành phố.

Các địa phương tiếp tục tranh thủ thời gian, tập trung cao độ chỉ đạo quyết liệt, khẩn trương nhất việc xét nghiệm, đưa hết F0 (riêng đối với một số khu vực ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An thực hiện theo chỉ đạo của Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ) ra khỏi cộng đồng.

“Thống nhất với các địa phương liên quan tổ chức đưa đón người dân cần thiết phải về quê thật an toàn, chu đáo. Đặc biệt lưu ý ưu tiên đưa đón phụ nữ mang thai gần kỳ sinh nở, phụ nữ nuôi con nhỏ” – công điện nhấn rõ.

Công điện hỏa tốc số 1081/CĐ-TTg ngày 16-8-2021, yêu cầu về việc nhất thiết không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc, không có chỗ ở, không được hỗ trợ về y tế. Có chính sách hỗ trợ thiết thực bằng tiền, lương thực, thực phẩm… để người dân yên tâm ở tại chỗ, tuân thủ các quy định phòng chống dịch.

Không để người dân tự ý rời tỉnh, thành phố nơi đang thực hiện giãn cách về quê. Trường hợp cá biệt có người tự ý về quê, đã qua địa bàn tỉnh khác thì các tỉnh phải thống nhất việc tiếp nhận, quản lý đảm bảo an toàn.

Nếu chưa đưa đón về quê được thì giao Bộ Quốc phòng chỉ đạo tiếp nhận đưa vào các cơ sở cách ly do quân đội quản lý”, công điện Thủ tướng yêu cầu.

Việc điều phối chung, theo công điện, đó là “Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ phối hợp với các tỉnh, thành phố liên quan triển khai các biện pháp đồng bộ để kiểm soát chặt chẽ khu vực các tỉnh: Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang không để dịch bệnh thâm nhập từ nước ngoài và từ các tỉnh ngoài khu vực này; tổ chức kiểm soát chặt chẽ khu vực các tỉnh: Bình Phước, Lâm Đồng, Bình Thuận không để dịch bệnh lan ra khu vực Tây Nguyên, Nam Trung Bộ”.

Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ, bao gồm: Thượng tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổ trưởng; Thiếu tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó; PGS.TS.BS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Tổ phó;

Các thành viên là Thứ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Lao động – Thương binh và Xã hội, Xây dựng, Công Thương, Giao thông vận tải; Chủ tịch UBND TP.HCM.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch CoviD-19 trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Tổ công tác theo thẩm quyền; vượt thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Các thành viên là Thứ trưởng các bộ thực hiện quyền hạn của Bộ trưởng trong việc trực tiếp giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ mình và phối hợp với các thành viên Tổ công tác để thực hiện công tác điều phối chung của Tổ và thực hiện sự chỉ đạo, điều hành của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19.


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)