Việt Nam Thời Báo

VNTB – Cải cách đầu tư ở Việt Nam thất bại

Phương Thảo dịch

 

(VNTB) – Việt Nam đã điều chỉnh nhiều luật định và ban hành nhiều sắc lệnh để thu hút đầu tư. Tuy nhiên, những điều này đã lại làm nảy sinh nhiều vấn đề hơn là giải quyết các vấn đề đang tồn tại. 
Năm ngoái Việt Nam đã điều chỉnh luật về đầu tư công  và ban hành sắc lệnh về Hợp tác Công Tư   (PPP). Luật đầu tư công có hiệu lực vào ngày 01/01 và sắc lệnh Hợp tác công tư sẽ có hiệu lực vào ngày 10/04.

Những điều luật được ban hành cho thấy sự nỗ lực của Việt Nam nhằm lấp đầy khoảng thiếu hụt về hạ tầng cơ sở ở quốc gia này. Theo Ngân hàng thế giới, trong vòng 5 năm tới Việt Nam cần phải có trên 100 tỷ đô la dành cho đầu tư cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, “tổng vốn từ ngân sách, các công ty nhà nước, các nguồn trợ vốn phát triển chính ngạch, trái phiếu chính phủ chỉ có thể đáp ứng được một nửa số tiền trên.” Vì vậy, tạo ra môi trường phù hợp để khuyến khích đầu tư tư nhân là một vấn đề chủ yếu cho sự phát triển của Việt Nam. 

Các văn bản luật này đều liên quan mật thiết với nhau: luật đầu tư công là công cụ để định hình phạm vi và cách tiếp cận các dự án đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước trong khi luật Hợp tác Công Tư lại nhằm vào mục đích cung cấp một khung luật cho phép các công ty tư nhân đầu tư vào các dự án công. Việc điều chỉnh này là cần thiết đề đảm bảo sự tin tưởng của các nhà đầu tư.

Kể từ khi chương trình Hợp tác Công tư được đưa vào thử nghiệm năm 2011, với chỉ một vài dự án hợp tác Công Tư đã được ký kết, đã làm cho Việt Nam chậm chân hơn nhiều quốc gia láng giềng.

Các điều chỉnh mới nhằm giải quyết nhiều điểm thiếu sót của các luật trước đây. 

Ví dụ như điều luật Hợp tác Công Tư mới hướng đến việc cung cấp các yêu cầu  căn bản hợp lệ để giúp cho các cơ quan nhà nước thẩm định dự án. 

Luật Đầu tư Công trước đây cũng không có hướng dẫn việc xem xét tính khả thi của các dự án, dẫn đến hệ quả gây lãng phí tiền thuế của nhân dân. Có khá nhiều trường hợp được ghi nhận là các dự án đã bị tăng chi phí lên dẫn đến việc dự án bị ngưng trệ và có nhiều dự án lại tiếp tục nhận được khoản giải ngân hàng năm dù là dự án bị chậm cả 10 năm so với tiến độ. Các hợp đồng công cũng được thực hiện bởi các công ty địa phương chỉ vì họ có mối quan hệ mật thiết với các viên chức chinh quyền. 

Tuy nhiên nếu xem xet kỹ lại luật pháp Việt Nam thì dường như các nhà lập pháp trong khi đang cố gắng cải thiện môi trường kinh doanh trong nước lại không hề để ý đến các hậu quả và thuật ngữ chuyên môn của việc điều chỉnh luật này. Luật đầu tư công, được xem như là công cụ để giảm thiểu tham nhũng và tăng cường tầm nhìn bao quát, giờ đây lại quy định rằng tất cả các dự án được thực hiện bằng tiền thuế của dân phải được Mặt Trận Tổ Quốc phê duyệt, trong khi đây là nơi đóng vai trò cố vấn cho tất cả các vấn đề liên quan đến chính quyền ở Việt Nam. Thật không may là Mặt Trận Tổ Quốc chỉ nhóm họp một năm có hai lần và họ phải làm việc quá tải. Điều này có nghĩa là việc thực hiện các dự án đầu tư công sẽ có nguy cơ bị đình trệ cho đến khi nào được cơ quan thẩm quyền thông qua.

Luật Hợp tác Công Tư cũng sẽ phải chịu chung số phận như vậy. Việc cân bằng giữa việc tài trợ cho các công ty nhà nước èo uột vận hành và đẩy lùi thất nghiệp đã gây ra nhiều tranh cãi kể từ khi mở cửa nền kinh tế. Tuy nhiên đạo luật về Hợp Tác Công Tư giờ đây việc các công ty nhà nước được tham gia đấu thầu các hợp đồng – đã làm cho mục đích sử dụng mô hình Hợp tác Công Tư đầu tư vào các dự án hạ tầng cơ sở đắt đỏ trở nên vô nghĩa.

Hơn nữa, khi cho phép các công ty nhà nước được đấu thầu các dự án Hợp tác Công Tư, thì với mối quan hệ kinh doanh ẩn bên trong hệ thống nền kinh tế Việt Nam, rõ ràng có thể thấy rằng các công ty nhà nước sẽ luôn là người thắng thầu. Thật không may là đây không phải lần đầu tiên Việt Nam ban hành luật gây ra nhiều điều tranh cãi.

Trong khi đấu thầu mời gọi đầu tư, Luật đất đai sửa đổi năm 2013 cho phép người nước ngoài được quyền sở hữu và đóng thuế cho Bộ Tài chính chứ không phải đóng thuế cho chính quyền thành phố. Vì vậy các thành phố lại phải tiếp tục dựa dẫm vào ngân sách nhà nước mà không phải là do nguồn thu từ việc ban hành các chính sách và đầu tư công tốt. Đây là điều là đặc biệt ở Việt Nam khi mà các cơ quan hành chính chính phủ cực kỳ tản quyền. 

Dù cho có tiến bộ đáng kể, nhưng cải cách luật ở Việt Nam giờ đây đã trở nên thiếu hụt. Cơ quan lập pháp Việt Nam cần phải lưu ý đến những điều thiếu hụt này nếu như họ thật sự muốn kêu gọi đầu tư và xóa đi khoảng cách nhức nhối trong cơ sở hạ tầng ở Việt Nam. Nếu thất bại trong việc này thì rõ ràng họ đã làm trì hoãn sự phát triển của quốc gia.

Tin bài liên quan:

Vụ JTC hối lộ: Nhật Bản yêu cầu bên Việt Nam hoàn trả tiền “lót tay”

Phan Thanh Hung

Giải trình gấp về bôxit Tây Nguyên

Phan Thanh Hung

Cá tra ở đáy khủng hoảng

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo