VNTB – Cải chính những thông tin của Ngụy Hữu Tâm về Lê Đăng Doanh

VNTB – Cải chính những thông tin của Ngụy Hữu Tâm về Lê Đăng Doanh

Lê Đăng Doanh

 

[ads_custom_box title=”Lời Toà Soạn” color_border=”#1005e8″]Toà soạn  VNTB nhận được thư cải chính  của TS Lê Đăng Doanh  về bài viết ” Kỷ niệm  của tôi ở tư cách là Moritzburger  – dân  Moritzburg ” của tác giả Nguỵ Hữu Tâm và  xin đăng  toàn văn thư ở đây  để rộng đường  dư luận. [/ads_custom_box]

 

 

Trong Bản tin Việt Nam Thời Báo ngày 7/9/2021 có đăng bài Kỷ niệm của tôi ở tư cách là Moritzburger-dân Moritzburg của Ngụy Hữu Tâm trong đó có một số đoạn nói về tôi, Lê Đăng Doanh. Tôi xin cải chính hai thông tin sau đây của Ngụy Hữu Tâm về tôi như sau:


Về đoạn:

“ Ai hay, sau này chúng tôi mới biết Doanh cùng hai bạn nữ đã lên thẳng Đại sứ quán xin trước chúng tôi và được họ duyệt, ba bạn ấy học xong trước bọn 200 đứa chúng tôi một năm, nên được vào học thẳng đại học ở thành phố Halle gần đó, còn chúng tôi được về nước „phục vụ nhân dân anh hùng và gia nhập giai cấp công nhân quang vinh, thành trì của cách mạng, chứ không thành trí thức-cục phân của nhân loại“. Hết bình luận! “

Sự thật là như sau:

Năm 1959, tôi được phân công học nghề thí nghiệm viên hóa học (Laborant), tức công nhân chuyên làm việc trong phòng thí nghiệm hóa học tại Trường Đào tạo nghề của nhà máy hóa chất sản xuất film Agfa Wolfen. Ba chúng tôi là Nguyễn Thị Xuân Liễu, Nguyễn Thị Quang Diệu và tôi Lê Đăng Doanh được ghép vào học cùng lớp với các bạn CHDC Đức đã tốt nghiệp tú tài (Abitur) nên chỉ mất 2 năm trong khi các bạn khác phải học ba năm. Do kết quả học tập tốt trong hai năm cả ba chúng tôi được chuyển lên học tại trường Cao Đẳng Công nghệ Hóa học Koethen (Technische Hochschule fuer Chemie Koethen)  , một trường kỹ sư thực hành lâu đời của Đức. Do kết quả học tập tốt, được sự ủng hộ của Hiệu trưởng tôi đã học hết chương trình ba năm trong hai năm, thi hết các môn, làm bài tốt nghiệp trong nghỉ hè và được chuyển tiếp lên Đại học Kỹ thuật Merseburg,  Hiệu trưởng trường Koethen dùng xe của trường đưa tôi đi học tại Merseburg. 

Như vậy hoàn toàn không có việc tôi chạy lên Sứ quán để xin như lời bịa đặt ác ý của Ngụy Hữu Tâm. Hai bạn Nguyễn Thị Xuân Liễu và Nguyễn Thị Quang Diệu hiện đang sống ở Thành phố Hồ Chí Minh hoàn toàn có thể xác minh điều này.         

Về đoạn

Thảo nào mà sau này cha ấy chẳng trở nên giáo viên Khoa Hóa ĐHTHHN, rồi cuối cùng thậm chí còn leo lên đến viện trưởng Viện kinh tế trực thuộc TW ĐCSVN, cố vấn kinh tế cho các lãnh đạo quốc gia, như Nguyễn Văn Linh.”

Tôi làm giảng viên tại Bộ môn Hóa Hữu cơ, Khoa Hóa, Đại Học Tổng Hợp từ năm 1968 sơ tán ở Đại Từ, Thái Nguyên đến năm 1971 tại Hà Nội. Trong thời gian đó tôi giảng chuyên đề về “Vận dụng quang phổ (hồng ngoại, tử ngoại, cộng hưởng từ hạt nhân) ở Bắc Thái và Hà Nội là một lĩnh vực mới đối với Việt Nam thời bấy giờ, Ngụy Hữu Tâm có đến nghe thỉnh giảng bài giảng của tôi.

Năm 1971, Thủ Tướng Phạm Văn Đồng mời Cố vấn kinh tế CHDC Đức sang giúp trực tiếp bên cạnh Thủ Tướng,(vẫn được gọi là đoàn Mueller theo tên của Trưởng đoàn, hàm Bộ trưởng CHDC Đức) tôi nhận được lệnh trưng tập về làm việc tại Phủ Thủ Tướng từ 1971 đến 1978, làm Bí thư Đoàn Phủ Thủ Tướng rôi tham gia Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương từ khi thành lập theo quyết định của cấp trên. Năm 1987 tôi được Ban Bí Thư điều động về công tác tại Vụ Tổng Hợp Văn phòng Trung ương Đảng rồi điều về công tác tại Văn phòng Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. Năm 1990 khi Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh kết thúc nhiệm kỳ, tôi trở về công tác tại Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương. 

Quá trình điều chuyển, bổ nhiệm rất chặt chẽ, theo đúng quy trình, hoàn toàn không có việc “chạy” như Ngụy Hữu Tâm dùng, không chỉ nhằm đả kích cá nhân tôi mà thực chất là  phỉ báng công tác điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp cao của Đảng và Chính phủ.

Sự nhận xét về một người luôn là hai sự nhận xét, nhận xét về người bị Ngụy Hữu Tâm nhận xét và là sự nhận xét về bản thân Ngụy Hữu Tâm. Phải là một người như thế nào mới có thể bịa đặt để bôi xấu bạn học cũ như vậy.


 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)