VNTB – Gần 7 năm không đi làm vẫn nhận đủ lương

VNTB –  Gần 7 năm không đi làm vẫn nhận đủ lương

Hoài Nguyễn

(VNTB) – Báo điện tử VietnamNet có bài báo với tít giật rất lạ: Lĩnh 7 năm lương không cần đi làm, Phó Bí thư xã vui vẻ nhường ‘ghế’. (*)

Lạ, vì không đi làm mà vẫn nhận lương là trái với Bộ Luật Lao động. Lạ, còn là chuyện dường như cái giá của ‘ghế phó bí thư xã’ có mệnh giá tương đương với 7 năm lương.

Trước tiên nói về luật lao động liên quan.

Theo bài báo trên VietnamNet, “Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sắp xếp bộ máy sau sáp nhập, nhiều lãnh đạo xã đương chức gương mẫu, tình nguyện viết đơn xin nghỉ việc, nhường “ghế” cho lớp trẻ”.

Bài báo viết: Ông Võ Trọng Hưởng, Phó Bí thư xã Đức Thanh cho biết, 3 xã Đức Thanh, Thái Yên, Đức Thịnh sáp nhập và đổi tên thành xã Thanh Bình Thịnh. Để ủng hộ chủ trương, ông đã tình nguyện viết đơn xin nghỉ việc.

“Tôi có 30 năm công tác và còn 9 năm nữa mới nghỉ hưu. Tuy nhiên, tôi đã viết đơn xin tình nguyện nghỉ việc để tạo điều kiện cho thế hệ trẻ cống hiến và để huyện nhà dễ sắp xếp ổn định bộ máy. Nếu tôi không tình nguyện viết đơn thì cũng không ai bắt ép tôi nghỉ việc cả”, ông Hưởng bày tỏ.

“Để ký đơn xin nghỉ việc trăn trở, tâm tư nhiều lắm chứ. Tôi đang ở vị trí này bỗng nghỉ việc. Mình là trụ cột của gia đình, nghỉ việc thì lấy gì để đảm bảo cuộc sống cho cả nhà. Nhưng sau khi tính toán lại, thấy chính sách hỗ trợ phù hợp nên tôi nhất trí ủng hộ chủ trương”, ông Võ Trọng Hưởng nói.

Ông Hưởng đã nhận được số tiền 670 triệu đồng sau khi viết đơn xin nghỉ việc và cảm thấy hài lòng về chính sách hỗ trợ của Nhà nước và tỉnh nhà.

“Mức lương của tôi thời điểm chưa nghỉ việc là 8,8 triệu/tháng. Tôi nghỉ việc được nhận 670 triệu đồng. Nếu tôi lấy số tiền này về thì coi như gần 7 năm tôi không đi làm vẫn nhận đủ lương. Còn lại 2 năm công tác nữa thì thời gian không nhiều nên tôi xin nghỉ. Việc tôi nghỉ tạo điều kiện cho tổ chức sắp xếp cán bộ. Hiện tại tôi thấy rất hài lòng về quyết định của mình”, ông Hưởng chia sẻ”. (Hết trích).

Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau về trường hợp của ông Võ Trọng Hưởng:

“1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%

Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi….”.

Như vậy, mức lương hưu = tỷ lệ hưởng lương hưu  x  mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Cụ thể, theo lời ông Võ Văn Hưởng, mức lương của ông thời điểm chưa nghỉ việc là 8,8 triệu/tháng, và “tôi có 30 năm công tác và còn 9 năm nữa mới nghỉ hưu”, thì ông Hưởng chỉ được hưởng tối đa lương hưu bằng 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng; và mức trợ cấp một lần của ông Hưởng được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Và câu chuyện như ông Hưởng là không cá biệt.

Bài báo trên VietnamNet dẫn lời ông Phạm Đức Trung, nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh: “Tôi suy nghĩ rất nhiều, nếu tôi ở lại thì một số các em, các cháu đang trẻ sẽ bị loại ra khỏi vòng. Thậm chí có một số cháu đã phấn đấu thời gian dài khoảng 10 năm, ước mơ sẽ có ngày được làm lãnh đạo, nhưng nếu tôi chưa về thì chưa thể bố trí được, phải dẫm chân ở đó. Tôi muốn các cháu phát huy hết năng lực, khả năng của mình. Tôi làm đơn xin nghỉ việc là vì thế”, ông Trung nói.

Ông Trung cũng cho hay, khi còn trẻ, thế hệ trước tạo điều kiện, cơ hội cho bản thân ông phát triển trên tinh thần tự thân vận động và cố gắng. Bản thân ông luôn ghi nhớ thế hệ trước đã giúp đỡ mình.

“Lương tâm tôi được đánh thức, nên tôi viết đơn xin nghỉ việc, tạo cơ hội cho thế hệ trẻ phát triển, thế hệ tiếp cận thời đại 4.0 để các bạn có công ăn việc làm. Còn bản thân tôi, dù sao cũng đã có chính sách hỗ trợ, nhận được 760 triệu đồng giống với hình thức về hưu non”, ông Trung nói”.

Biện luận của ông Trung và cả của ông Hưởng cho thấy không có căn cứ pháp lý. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương, thì năm 2021, với việc bắt đầu nhiệm kỳ mới của Quốc hội, có nghĩa các Hội đồng nhân dân ở địa phương cũng được bầu chọn theo nhiệm kỳ tương ứng. Khi ấy, những người như ông Võ Văn Hưởng, ông Phạm Đức Trung liệu có thể tiếp tục các chức vụ hay không, đó là việc tùy thuộc vào quyết định của Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ mới.

Theo con số trong bài viết ở báo VietnamNet nói trên, khi thực hiện sáp nhập xã ở Hà Tĩnh hồi đầu năm nay, có lượng lớn cán bộ dôi dư là gần 2.000 người.

Phải chăng ngân sách đang phải bỏ ra số tiền rất lớn cho chuyện gọi là “giải quyết chế độ” nằm ngoài các quy định hiện hành liên quan đến luật lao động, luật tổ chức chính quyền địa phương?

_______________

Chú thích:

(*) https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/linh-7-nam-luong-khong-can-di-lam-pho-bi-thu-xa-vui-ve-nhuong-ghe-665195.html

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (6)
  • comment-avatar
    Minh Tangtuyet 4 years

    Đấy mới là “ưu việt” của chế độ XHCN…ráng lọt vào được cái mà ông Trọng gọi là “quy hoạch cấp chiến lược”…là được “hưởng thụ” suốt đời…

  • comment-avatar
    Hùng Phạm 4 years

    Chỉ cho bọn quan thôi

  • comment-avatar
    Trần VIệt Hùng 4 years

    Dùng cái đầu đi bọn lều báo. Đấy là chế độ lĩnh lương hưu 1 lần được pháp luật quy định với tất cả công chức viên chức tại VN. Nghĩa là nếu bọn mày về hưu thì bọn mày có thể đăng ký chỉ nhận 1 lần tiêng lương hưu hoặc bọn mày nhận kiểu chia theo tháng. Bọn mày ko có nãoz thì vẫn còn chân tay để tìm hiểu thông tin trên mạng chứ. À mà bọn mày có biết tiếng Mỹ ko, bọn mày tìm hiểu chế độ cho công chức viên chức ở Mỹ hoặc châu âu xem sao, đừng suốt ngày cắm mặt vào mấy bát phở với ngón chân ngón tay nữa

    • comment-avatar
      HÙNG CA SỬ VIỆT 4 years

      Trong bài có nêu cụ thể việc nhận một lần như lời bạn.

  • comment-avatar
    Quốc Thông Đặng 4 years

    Đặy gọi là gì…?

  • comment-avatar
    Thái San 4 years

    Đúng là tư duy của loài kí sinh.