VNTB – Chấm phá đời tôi (28)

VNTB – Chấm phá đời tôi (28)

 

Ngụy Hữu Tâm

 

Kỷ niệm của tôi ở tư cách là Moritzburger và những vấn đề liên quan. 

Tôi bắt đầu viết bài này vào một ngày cuối tháng tư, 26.04. Lên VHLKH&CNVN gặp cô cháu TKC nhắc cô cháu cố mấy ngày nghỉ (5 ngày cơ mà) hoàn thành việc hiệu đính lại cho xong cuốn sách điện tử đầu tiên mà chúng tôi sắp xuất bản cùng NXB Y học sau 4 năm có cuốn sách tiếng Đức mà gợi ý cho mình làm để sao nó hợp với hoàn cảnh Việt Nam, hy vọng sắp tới ra được, cứ tưởng nhanh mà cũng mất đến 4 năm. Nói sách điện tử, tôi bỗng nảy ý định cho tái bản lại 2 cuốn sách xã hội học mà tôi sẽ nói đến ở dưới, việc mà tôi đã cùng cô cháu KNh vẫn định làm từ mấy năm nay, thậm chí đã vào vi tính được nửa một cuốn rồi nhưng sau không tìm ra đối tác đành bỏ dở. Anh bạn đã cho tên NXB, tôi gọi nhưng dịp nghỉ nên không ai thưa, may quá tôi tra Google thì thấy cả 2 cuốn sách đều đã được chuyển thành sách điện tử ở dạng PDF rồi, cuốn sách chuyên môn sâu hơn thì phải mượn ở thư viện một trường đại học, cuốn từ điển thì phải mua ở một địa chỉ tư nhân. Thời số hóa có khác.               

Ngày 27.04. tranh thủ cùng bà vợ đi tắm suối khoáng Khoa Niệm, Thanh Thủy, may là còn chưa đông lắm chứ mấy ngày nghỉ thì chịu.

Ngày 28.04. các bạn nhóm NgTH chúng tôi tổ chức sinh nhật bạn H, kết hợp kỷ niệm 48 năm ngày thống nhất đất nước, rất vui vì đề tài này nay đã khá rõ, khỏi phải bàn luận gì thêm cho mất thời gian. Có anh bạn hứng lên còn mang kèn đồng tới thổi những bài hay hát vào dịp này. May là không gian sau lăng rất rộng nên dẫu ầm ỹ giữa trưa mà cũng chẳng động chạm tới ai cả, chứ không đã có nhiều người lên tiếng phản đối, dẫu sao thì cũng chẳng là vấn đề ‚nhạy cảm’ gì cho cam.       

Nói đến đề tài này, tôi cũng xin bổ sung thêm là, theo ý cá nhân tôi mà nói nữa thì cũng bằng thừa, nên chỉ xin điểm qua báo mạng là đủ: 

30/04 nghĩ về hoà giải và tự do tư tưởng

Từ Ất Mão 1975 đến Quý Mão 2023 là 48 năm, tròn 4 con giáp từ ngày nước Việt Nam thống nhất.

Sau 10 năm với chính sách bao cấp khiến kinh tế gặp khó khăn, từ dấu mốc “đổi mới” 1986 mở cửa giao thương với phương Tây, bỏ chủ trương kinh tế tập trung, ban hành những cải cách cho giới tiểu thương tự do kinh doanh, tạo ra nền kinh tế nhiều thành phần, bắt đầu từ đó Việt Nam phát triển.

Những cải cách kinh tế đã đưa Việt Nam thoát nghèo. Một thập niên sau “đổi mới”, Hoa Kỳ không còn chính sách cấm vận với Hà Nội và hai nước nối lại bang giao, từ đó nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh đáng kể, đem lại nhiều cải thiện trong đời sống của dân. Hình ảnh xếp hàng mua nhu yếu phẩm được thay bằng các cửa hàng tràn ngập thực phẩm cho người tiêu dùng chọn lựa, xe đạp trên đường phố vắng dần, thay vào là xe gắn máy và ngày nay xe ô tô cũng đã có nhiều.

Trước dịch Covid-19, trong gần hai thập niên kinh tế Việt Nam tăng trung bình 7% mỗi năm. Theo số liệu của World Bank, năm 2000 GDP tính theo đầu người của Việt Nam là 395 USD, năm 2021 là 3756 USD. 

Ngày nay Việt Nam được xếp vào hạng những quốc gia có thu nhập bình quân theo đầu người ở mức trung.

Nhưng phát triển kinh tế đã không dẫn đến những cải cách chính trị như nhiều người từng hy vọng. Ngược lại, Việt Nam, cũng như Trung Quốc, tuy mở cửa giao thương với thế giới nhưng về chính trị nhà nước lại gia tăng kiểm soát, không cho dân quyền tự do phát biểu quan điểm, không được lập hội, không được tự do ứng cử. Những ai bất đồng quan điểm và chỉ trích nhà nước thì bị trấn áp hay bỏ tù.

Nhắc lại kỷ niệm xưa, xin nói về 2 người bạn rất thân của tôi ở Phố Tôn Thất Thiệp, ở một ngôi villa to tương đương với cái villa 28 NHT, vì ông bố họ, ông TCT, quê Gò Công, có hàm Bộ trưởng và sự nghiệp gắn liền với thể chế này nên tôi không dám bình luận về mặt công tội vì gắn chặt với pháp luật của Việt Nam, nên chắc chắn nói ở một bài báo là hết sức vô duyên.  Hai người bạn ấy thậm chí còn có thời gian dài ở cùng Phòng Quang học VVL nữa kia, trước đây chúng tôi đã có nhiều lần đến thăm 2 bạn và Phòng Quang học cũng đã từng vài lần tổ chức liên hoan tại ngôi nhà này nên chúng tôi đều còn nhớ nó khá kỹ.   

Tôi cũng đã có nhắc tới TCT khi đã có lúc cùng tôi lắp chiếc laser He-Ne đầu tiên của Việt Nam vào những năm đầu tiên của ngành laser. Tôi đã suy nghĩ mãi, có nên nói ra không, đây là chuyện cá nhân, nhưng rồi thấy nên, cho dù có thể chưa chính xác cho lắm, nhưng tôi nói ra tất cả những gì chính mình biết và tin rằng là đúng chứ chẳng hề hư cấu, dù cho chất liệu của câu chuyện này thừa sức để để thành một tiểu thuyết.

Một nhà văn nổi tiếng của lực lượng vũ trang cũng đã biến một câu chuyện rất tương tự thành kịch rồi được công diễn dẫu sau đó bị phê phán vì nói câu chuyện đời tư của những người nổi tiếng. Tôi không hề muốn mắc lại lỗi đó mà chỉ ghi sử mà thôi, rất nhiều người biết, chỉ có điều chẳng ai dám ghi lại, nhưng tôi dám chỉ bởi lẽ nó mang lại suy nghĩ và nếu có thể, kinh nghiệm cho đời sau, khi chúng tôi đều đã đi ‚ gặp Cụ Mác và Cụ Lê’. T. thua tôi 5 tuổi, Nh. 9 tuổi, đều học đại học ở Liên Xô, người trường Lomonosov, người trường đại học Kiev, nên rõ ràng là ngoài đồng nghiệp còn là người cùng thời.

Chỉ có điều đáng tiếc cả 2 đều đã ra đi nay cũng đã là ngót nghét 3 năm bởi cái bệnh quái ác là ung thư máu, bệnh gia đình mà. Nói về gia đình còn phải nêu, ông bố là trí thức Tây học, luật sư nổi tiếng vùng đồng bằng Cửu Long, bà mẹ từng là giáo sư nổi tiếng của Trường Đại học Dược Hà Nội. Nhưng có lẽ đáng nói nhất lại là ông bác ruột, „hùm xám đường 4 thời kỳ khá ng chiến chống Pháp“ ĐVV mà bạn đọc mở mạng thấy ngay, tài năng sánh ngang tướng Lê Trọng Tấn mà chỉ dừng ở cấp tá với cuộc đời đầy oan trái mà ở chế độ CS là quá ư bình thường, mà Nh rất hay nhắc đến.

Có chi tiết rất hay mà tôi thấy tôi có thể học được sau khi ở Paris về nước phải tìm việc thích hợp cho mình vì xa nước gần chục năm rồi, và cơ quan cũ chẳng còn muốn sử dụng chuyên môn mà mình đã được đào tạo và tích lũy kinh nghiệm trong thời gian vừa qua. Đó là cụ già (tôi lúc ấy đã trên 50 tuổi mà cụ ĐVV trên tôi một thế hệ cơ mà) vẫn viết, in và tự mang sách đi bán. 3 công việc rất khó mà ít người làm được, nhất là…cả 3 cùng một lúc. Thế là tôi mần mò với cuốn sách đầu tiên là „Ứng dụng laser trong châm cứu“, rồi cuối những năm 90, đầu thiên niên kỷ là cuốn sách rất hay „Các lý thuyết xã hội học hiện đại“ và „Từ điển xã hội học“, đầu tiên vào Huế rồi tận SG bán sách. Đây là những câu chuyện rất hay mà tôi để dành cho tập 3 cuốn Hồi ký này.

Quay trở lại với gia đình 2 bạn Nh. và T.. Thực là bi kịch, mỗi lần đi ngang ngôi nhà ở con đường đó tôi lại bồi hồi xúc động. Vì học ở Liên Xô, 2 bạn đều thành hôn với 2 bạn cùng học, và NAV, cùng học vật lý, sau này làm nên đến viện trưởng VVL và Á., học tiếng Ả Rập và về làm ở Viện Văn học. Ở cùng một ngôi nhà nên việc gì phải xảy ra sẽ xảy ra. Nh. sinh 2 gái, sau này đều đi học Paris và lấy chồng Pháp và vào làng Pháp. Á. sinh một trai, đến khi lớn một chút thì mọi người mới phát hiện ra chẳng phải là con của T mà là con của V. Sau đó, vì nhà ở gần đường xe hỏa nên xảy ra tại nạn bà H. bị xe hỏa kẹt. T chán quá mà tình hình sau 90 cũng rối ren nên đi thực tập ở Nga rồi ở lại luôn tại đó, làm nghề kinh doanh như bao nhiêu người Việt Nam khác tại Nga. Anh như có linh tính báo trước nên còn về được Hà Nội ít năm gặp gỡ người thân và bạn bè rồi mới ra đi vì bạo bệnh. Nh. tuy có 2 con mang quốc tịch Pháp, một ở Paris, người kia ở Singapore, nhiều lần đi Mỹ chơi nhưng vẫn ở lại làm việc ở VVL cho đến khi ra đi. 

Một gia đình khoa bảng thời đại HCM là như thế đấy! Ôi nước Việt buồn, 4000 năm ta vẫn là ta!…            

——-     

Điểm báo Đức, tờ Spiegel số 10 ra ngày 04 tháng 03. 2023 với tiêu đề: Trí tuệ nhân tạo Cường Quốc Mới ChatGPT và Co. làm cuộc sống chúng ta thay đổi thế nào. Bên trong là 18 trang, từ trang 8 đến trang , quá nhiều vấn đề được nói ra mà tôi chỉ xin vắn tắt ít dòng là: Sáu thứ mà người ta cần để xây dựng một AI, là con người, dữ liệu đào tạo, siêu máy tính và đám mây, chip AI, năng lượng và các mô hình cơ bản: Chip năng lực cao và siêu máy tính, cực nhiều năng lượng, vô cùng lớn những bộ dữ liệu đào tạo, các thuật toán đặc biệt – và rất nhiều người. AI nuốt chửng khối lượng lớn tài nguyên, kể cả những cái khan hiếm. Với mỹ thuật: Các cỗ máy học cách mơ mộng như thế nào: Hàng thế kỷ nay, trong mỹ thuật thì AI là con ngoáo ộp – nhưng bây giờ nó tự vẽ tranh, sáng tác nhạc, viết văn bản. Liệu nó có làm các nghệ sĩ thành người thừa chăng, hay nó chỉ là một chiếc bút vẽ láu cá mà thôi? 

 Và xin dịch nguyên văn một bài vì thấy nó rất hay: „Bảo vệ chỗ làm việc là sự điên rồ về mặt kinh tế“. 

Tọa đàm Der Spiegel, kinh tế gia Andrew McAfee, cán bộ khoa học của Massachusetts Institute of Technology (MIT), hy vọng rằng AI sẽ làm thay đổi hoàn toàn thế giới việc làm – theo hướng tốt hơn. 

Spiegel: Ông McAfee, có lần ông bảo, chúng ta sẽ đánh giá thấp ảnh hưởng của IA lên cuộc sống của chúng ta. Ông vẫn giữ ý kiến ấy?

McAfee: Đúng vậy. Khi một công nghệ mới xuất hiện, chúng ta sẽ có xu hướng đánh giá quá cao ảnh hưởng ngắn hạn của nó và đánh giá quá thấp ảnh hưởng dài hạn của nó. Chúng ta đã làm hệt như thế với AI.

Spiegel: ChatGPT là ứng dụng phát triển nhanh nhất của máy tính mà loài người chứng kiến. Chúng ta đã đánh giá nó quá cao ư?

McAfee: Những cái này thay đổi rất nhanh từ ma thuật về bình thường. Hiện nay chúng ta đang có chương mới „Trời ơi, ngạc nhiên quá“ trước chúng ta. Bốn năm nữa, khi chúng ta ra lệnh cho trợ tá số của chúng ta thì mọi cái sẽ là bình thường.   

Spiegel: Dẫu sao ông vẫn có thể hình dung ra được nỗi lo của những người tiên đoán rằng sẽ có một AI toàn năng? 

McAfee: Đúng thế, nhưng nếu như vào những năm đầu người ta chọn được một khái niệm khác với AI, chẳng hạn một cái gì đó chán ngắt như phân tích biểu tượng hay so sánh hình mẫu thì ngày hôm nay người ta đỡ phải đau đầu đến thế. 

Spiegel: Những người bây giờ đau đầu coi công nghệ này như là một cái gì đó đang đe dọa cuộc sống của họ. 

McAfee: AI toàn năng đứng hết sức thấp trong các bảng liệt kê những thứ gây lo ngại cho chúng ta. Sẽ chẳng ích gì nếu bây giờ chúng ta thảo luận về việc cấm đoán hay hạn chế nó. Chúng ta không thể chặn bước phát triển này bằng một cơ chế quan liêu. 

Spiegel: Chẳng cần đến một sự điều chỉnh gì ư? 

McAfee: Tôi không muốn nói thế. Nếu như thị trường làm sai thì chúng ta phải can thiệp. Và rõ ràng là, nếu AI gây ô nhiễm một dòng sông hay gây nguy hiểm cho cuộc sống con người hay thể hiện một nguy cơ có hệ thống thì cái đó là không cho phép. Nhưng tôi chẳng hề thấy có cái gì đó như thế. 

Spiegel: Những nghề hưởng lương cao của giới trung lưu sẽ ra sao? Đối với chúng, AI sẽ là một mối đe dọa thật sự. 

McAfee: Tôi thích nói tới sự đứt đoạn hơn là sự đe dọa. ChatGPT là tin cực xấu cho google? Hãy chờ xem. Nhưng có nhiều khả năng. Cũng dễ tưởng tượng rằng, một mẫu tương lai của ChatGPT sẽ đảo lộn từng ngành nghề như nghề lập trình viên hay nghề biên tập viên. Đồng thời ChatGPT cũng chỉ là công nghệ mới nhất của một loạt dài những công nghệ mà chúng đã phát tán ra những cái đó. Và cho đến nay thì càng ngày càng xuất hiện nhiều nghề mới hơn là số bị biến mất.        

Spiegel: Ở đâu sẽ xuất hiện những chỗ làm việc mới?

McAfee: Tôi không biết. Nếu như tôi tin vào quả bong bóng Twitter của tôi thì sắp tới sẽ cần tới rất nhiều kỹ sư Prompt-ngay lập tức, là những người mồi cho AI chính những khái niệm và những lệnh mà nó cần để có thể cho ra những câu trả lời tương đối có ý nghĩa. Thế nhưng trong 3–5 năm nữa, chúng ta sẽ có những kỹ sư Prompt như thế chăng? Tôi còn chưa hoàn toàn tin.  

Spiegel: Lý thú là, qua AI, những nghề gì sẽ biến mất?

McAfee: Công nghệ để chuyển từ các từ thành ảnh ngày nay đã rất, rất tốt. Chắc chắn vài họa sĩ minh họa sẽ mất việc. Mặt khác qua đó sẽ có thể xuất hiện những chỗ làm việc cho những họa sĩ minh họa rất tài năng.  

Spiegel: Hoàn toàn chẳng cần phòng ngừa đứt đoạn có thể thấy trước này ư? 

McAfee: „Computer“ có thời từng là mô tả nghề nghiệp cho những người tính toán bằng tay cho các hãng bảo hiểm hay cho NASA. Tôi phải khuyên một chính phủ lo giữ ‚Computer bằng người’ để giữ chỗ làm việc cho họ chăng? Chắc chắn là không. Đấy sẽ là cơn điên về mặt kinh tế. Cũng sẽ là điên nếu bây giờ điều chỉnh AI để nó ngăn đứt đoạn trên thị trường lao động.  

Spiegel: Ông có thể tưởng tượng, cái ấy nghe sẽ thế nào đối với người lao động bình thường mà họ không có quyền quyết định là họ muốn có công nghệ gì?    

McAfee: Chính trị phải cho phép chuyển đổi công nghệ – với tất cả những nỗi đau của nó. Chính trị không được phép cố gắng kiềm chế sự tiến bộ. Tốt hơn là cố bảo đảm để nhiều gia đình vẫn có chỗ đứng vì mất việc làm, thay vì đi cứu những nghề chẳng còn hợp thời. 

Spiegel: Những chính trị gia đã được dân cử sẽ giữ vững một quan điểm như thế chăng?

McAfee: Câu hỏi ngược: người lao động hoàn toàn bình thường ở CHLB Đức ngày nay có sướng hơn 20 hay 40 năm trước không? Tôi tin là có. Ở Mỹ nói chung cũng vậy. Và chúng ta đã có những thay đổi cơ cấu vô cùng lớn trong các nền kinh tế quốc dân của chúng ta. 

Spiegel: Nếu nói từ nền kinh tế quốc dân thì cái đó có thể đúng. Nhưng từ quan điểm riêng cá nhân thì…  

McAfee: … có thể không đúng. Mất việc là điều hết sức tồi tệ. Sa thải là cái rất đau lòng. Nhưng ông biết có cái gì còn tồi tệ hơn nữa không? Một xã hội mà không cho phép sa thải, không cho phép hội nhập nữa kia. Đấy là một cuộc thoái lui về nghèo đói.   

Spiegel: Ông có tự làm quá dễ cho mình không khi nói, ok, mất vài nghề, nhưng chúng ta sẽ tạo ra những nghề mới, vậy là nếu xét toàn bộ, chúng ta chẳng có vấn đề gì cả? 

McAfee: Dĩ nhiên phải nghĩ xem, nó đánh trúng ai. Rõ ràng rằng ở Mỹ có những vùng mà cuộc thay đổi cơ cấu không thành công. Đúng là nói chung thịnh vượng đã gia tăng và có thể sẽ xuất hiện những cơ may mới – nhưng với giả thiết rằng mọi người sẽ muốn tuân theo những cơ may mới này. Có nghĩa là chuyển tới một thành phố mới dù nó xa và chi phí cho cuộc sống ở đó sẽ đắt đỏ.  

Spiegel: Người càng nhiều tuổi sẽ càng bén rễ, có nhà cửa, tiền bạc, xe hơi, con cái còn đang đi học. Bây giờ trước những người vừa học xong đại học và các công nhân chuyên     nghiệp là những gì những công nhân mỏ than đã trải nghiệm 20 năm trước: quá trình dài đau đớn để hộí nhập?  

McAfee: Hoàn toàn đúng. Cái đó có thể xảy ra qua công nghệ đứng sau ChatGPT hay qua 3 công nghệ sau mà ngày hôm nay chúng ta vẫn còn chưa biết gì. Cũng đúng là: Hiện nghề lập trình viên đang là nghề hết sức cần. Chỉ bởi lẽ ChatGPT cũng có thể viết đúng mã mà tôi cũng hy vọng rằng sau 5 năm nữa ở Mỹ chỉ còn một nửa số lập trình viên. Bởi vì nhu cầu có họ tăng và họ sẽ có năng suất cao hơn.      

Spiegel: Họ phải như vậy vì họ cạnh tranh với AI. 

McAfee: Rõ rồi, một lập trình viên ở cùng chất lượng mà chỉ có tốc độ bằng một nửa của người khác sẽ có vấn đề. ChatGPT là cái bổ sung cho người lập trình viên hay là công cụ của anh ta?  Tôi dự báo cho cái sau, với điều kiện rằng, anh ta luôn học thêm. 

Spiegel: Vậy là những người muốn giữ nghề của mình, trong tương lai hàng ngày sẽ phải thực hiện tối đa năng suất bởi lẽ AI đã nhận tất cả các nhiệm vụ ít đòi hỏi hơn. Không còn có quyền ở mức trung bình cho con người nữa chăng?     

McAfee: Vẫn tiếp tục còn những nghề mà ở đó người ta không phải gắng sức quá mức. Ở châu Âu và ở Mỹ thiếu lao động ở hầu như tất cả các mức đào tạo và các mức lương. Nhưng nếu có ai đòi hỏi quyền được (làm những việc) chán ngấy, có lẽ sẽ phải chấp nhận mức lương thấp – đó là cuộc mua bán.    

Spiegel: Thị trường sẽ tự điều chỉnh. Đấy là thông điệp mới của ông ư? 

McAfee: Ở đâu cũng sẽ có những người không thỏa mãn. Tôi quen những chủ ngân hàng đầu tư hay luật sư ở những văn phòng đỉnh cao ở Mỹ vẫn kêu ca về giờ làm việc điên khùng hay các yêu cầu quá đáng. Dĩ nhiên là trong khi họ vẫn nhận những mức lương cao đến có thể phát điên lên. Nhưng cái đó không cân bằng với sự không thỏa mãn. Chúng ta phải can thiệp ư? Tôi không thấy vậy. Tất cả bọn họ là cuộc người được đào tạo tối ưu, họ cũng có thể khả năng của họ ở nơi khác nếu họ muốn – hay AI sẽ cạnh tranh với chỗ làm việc của họ.   

Spiegel: „Survival of the best-Chỉ loài thích nghi nhất còn tồn tại“?

McAfee: Có gì sai khi nói: „Đấy là những đòi hỏi ở cái nghề này. Bạn có thể làm nó hay không là tùy. Chúng tôi đang còn phải lo cho những người yếu thế, những người dễ bị tổn thương và những người ít có quyền được thảo luận. Các luật sư, chủ ngân hàng, thầy thuốc  không đứng phía trên trong danh sách của tôi. Khi tôi là nghiên cứu sinh ở Harvard thì tôi cũng có những ngày đen tối, thường cảm thấy mình bị đòi hỏi quá sức. Nhưng nếu lúc ấy mà có ai bảo, anh không được làm việc này nữa, chúng tôi phải bảo vệ anh thì tôi sẽ nói, cút đi. Ở cuộc cách mạng này thì chúng ta nói về những người có liên hệ quan mà họ tự biết tự giúp chính bản thân mình. Đó là khác biệt quan trọng.“

Spiegel: Tiền đề của ông rất tin vào tiến bộ, rất Mỹ…

McAfee: Tôi chẳng muốn giấu rằng, những người theo chủ nghĩa hoài nghi trước kỹ thuật vẫn có điểm tựa ở đây đó, nhưng nói chung tôi lạc quan khi vấn đề xoay quanh sự phát triển của loài người. Nhiều cái sẽ ngày một tốt lên, chứ không xấu đi. Tôi sẽ chỉ bắt đầu lo lắng về thất nghiệp hàng loạt do công nghệ, khi nó xuất hiện. Chứ chẳng phải tôi suy nghĩ rằng nó sắp xảy ra. Có một sự khác biệt triết học rất lớn ở xã hội chúng ta. Tôi gọi ý tưởng mà châu Âu hay theo đuổi là „upstream governance-quản trị dòng chảy“. Về cơ bản đó là: chúng ta không được để mặc những cái quan trọng cho thị trường. Ở Mỹ nhiều người, kể cả tôi, tin vào „permissionless innovation-đổi mới không được phép“. Người ta chỉ can thiệp vào đấy khi hệ thống sản sinh ra những lỗi lầm rõ ràng. Tiền đề này giải phóng ra những sức mạnh vô biên.      

Spiegel: Thường đủ những sức mạnh không hề mong muốn. 

McAfee: Nếu vấn đề xoay quanh y tế, an toàn hay môi trường thì chúng ta phải hết sức phòng ngừa những phát triển sai lệch. Ở tất cả các trường hợp khác đơn giản là phải nhanh. Tôi bỗng nghĩ đến những kẻ điên khi có camera cho smartphone đã tinh nghịch chụp ảnh dưới váy phụ nữ trong metro. Khi rõ là vấn đề xoay quanh một vấn đề lớn hơn thì không có ai đi đến ý nghĩ cấm dùng máy này. Nhưng cái gọi là upskirtphoto-ảnh vén váy thì ngay lập tức bị coi là phạm tội. Xong. Tôi theo quan điểm của Jimmi Wales, đồng sáng lập viên Wikipedia, tốt hơn là hãy cho phép chúng ta đơn giản sửa sai thay vì không cho phép mắc sai sót.     

Spiegel: Khi sau đó nó đã là quá muộn vì các doanh nghiệp từ lâu đã là quá lớn để điều chỉnh chúng. Hãy xem Facebook hay Google.

McAfee: Đấy thật sự là một vấn đề. Nhưng vì nguyên nhân khác cơ. Chúng ta học gì từ nỗ lực của EU để điều chỉnh Meta và Alphabet? Thành phần thị trường của chúng ở thị trường quảng cáo ở đấy tăng, chúng còn mạnh hơn nữa. Bình thường thì điều chỉnh chỉ giúp con đầu đàn lớn sẽ hơn chứ chẳng nhỏ đi. 

Spiegel: Ông hy vọng một sự tạo oligopol-thiểu số ở đề tài AI, giữa Google, Microsoft và Baidu của Trung Quốc ư? 

McAfee: Nếu thế thì đã chẳng bao giờ có Open AI và ChatGPT. Đấy là một start-up-sự khởi nghiệp. Một start-up được cấp vốn nhiều, thế nhưng vẫn là một start-up.   

Spiegel: Open AI có số vốn khởi đầu là 1 tỷ Đôla. 

McAfee: Nếu như có cái gì đó mà chúng tôi có thừa thì đấy là tiền. Với nó người ta có thể bắt đầu cái gì hay hơn là tiếp cận những vấn đề lớn? Nếu như tôi không phải lo lắng về một cái gì đấy thì đó là về một oligopol kỹ thuật lớn   

Spiegel: Ông có sợ Trung Quốc vượt qua phương Tây chăng? 

McAfee: Đổi mới, nhất là khi vấn đề xoay quanh những bước đột phá cơ bản như ở AI là một quá trình mà nó không cho phép tập trung hóa. Nó xảy ra ở những phòng thí nghiệm nhỏ và ở các ga-ra trên khắp đất nước, ở các trường đại học và các doanh nghiệp. Cần sinh viên, nhà đầu tư, ý tưởng. Nếu như tôi được phép điều hành hệ thống ấy, thì đó là cái cuối cùng mà tôi sẽ làm, là tập trung hóa nó. Bây giờ ở Bắc Kinh Tập Cận Bình lại làm chính điều đó – và qua đó đã đưa hệ thống kinh tế – kỹ thuật cho đến gần đây vẫn còn rất sôi động của Trung Quốc vào trò mạo hiểm.                  

Spiegel: Đấy là những thông điệp hay hay dở cho thế giới?  

McAfee: Là người thuộc „Team West – Nhóm phương Tây“ thì tôi phải nói: cái ấy sẽ giúp chúng ta nhiều, nếu chúng ta giữ và mở rộng được vai trò lãnh đạo công nghệ ở thế kỷ 21. Những kẻ điên theo nghĩa tích cực của tương lai sẽ vẫn giữ tổ ấm ở đây, ở Silicon Valley.      

Spiegel: Thế châu Âu thì sao?

McAfee: Ở thời điểm này thì cuộc cạnh tranh là giữa Trung Quốc và Mỹ. Chính bản thân tôi cũng chẳng hiểu nổi, vì sao châu Âu không đóng vai trò lớn hơn ở đây. Các bạn có người, có tiền, được đào tạo hết sức bài bản và có những trường đại học đỉnh cao – nhưng dẫu sao vẫn thiếu những bước đột phá công nghệ.   

Spiegel: Nhiều người tin rằng, do thiếu vốn mạo hiểm cho các doanh nghiệp trẻ. 

McAfee: Tôi vốn quen một số nhà đầu tư vốn mạo hiểm. Họ hoàn toàn không có điều gì chống lại châu Âu, đơn giản là họ đi đến nơi nào mà có thể kiếm tiền được. Trước đây vài năm họ giương cờ đến Trung Quốc. Nhưng rõ ràng là họ không tin rằng, có thể nhận lại ở châu Âu „Return on Invest-Lợi tức đầu tư” mà họ đạt được ở Bắc California. Tôi sợ rằng các bạn vẫn tiếp tục đấm bốc ở hạng cân dưới hạng cân mà lẽ ra các bạn phải chơi. 

Spiegel: Ông McAfee, xin cảm ơn ông đã dự buổi tọa đàm này. 

 

Dịch từ Der Spiegel số 10 ra ngày 04 tháng 03. 2023 


 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)