Việt Nam Thời Báo

VNTB – Chấp nhận lạc hậu vì kinh tế: “Mua xe mới, ai lại không muốn!”

Lê Kiên (VNTB) Liên quan đến 160 toa tàu cũ, hiện đang làm nóng dư luận khi Bộ trưởng Bộ GTVT “trảm” ông Nguyễn Viết Hiệp, người được cho là có “trách nhiệm” chính trong vụ việc này.

“Chỉ nhớ hình như có văn bản quy định…”

Trước đó, trong một bài phỏng vấn Infonet hoạch mua 160 toa xe cũ từ Trung Quốc của Công ty Đường sắt Hà Nội bị coi là “nhập khẩu rác”, khi các toa tàu ở khổ 1.000mm và có tuổi đời từ 12-20 năm.


Chiều ngày 4.2, căn cứ theo “chỉ đạo” của ông Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng, Hội đồng thành viên Tổng công ty đường sắt Việt Nam (Tổng Cty ĐSVN) đã quyết định cách chức và điều chuyển Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội là ông Nguyễn Viết Hiệp về làm Phó Ban thuộc Tổng công ty “do hạn chế năng lực về quản lý, quy trình đầu tư.”


Tuy nhiên, dù chấp hành hình phạt này, thì trong bài phỏng vấn với báo Vnexpress vẫn cho biết, ông Hiệp cho biết, rất “khó nói” khi đề cập đến hình phạt. Bởi chủ trương nhập toa xe cũ từ Trung Quốc là đến từ cuộc họp của đoàn công tác Tổng Cty ĐSVN (mà ông là thành viên tháp tùng) về chạy tàu liên vận giữa hai nước tại Khai Viễn (Trung Quốc) vào tháng 4 năm ngoái. Từ cuộc họp này, phía Trung Quốc đã mời chào các toa tàu khổ 1.000mm vì nước này đang chuyển sang khổ 1.435mm.



Đánh giá chất lượng đoàn tàu. ông cho biết là “tàu họ tốt”, và giá nhượng rẻ là phù hợp với nhu cầu Việt Nam. Bởi toa cũ có thể chạy được ngay, còn đóng mới thì lên đến tiền tỷ và phải chờ trước khi hoạt động.
Về tuổi đời của toa tàu, ông Hiệp – người thuộc dàn lãnh đạo của Công ty Cổ phần vận tải Đường sắt thừa nhận là “chỉ nhớ hình như Việt Nam có quy định tàu không quá 15 năm mới được nhập về. ” Do đó, văn bản mà phía này đưa lên Bộ Khoa học & Công nghệ cùng Bộ Giao thông Vận tải là để xin ý kiến nhập hay không. Trong khi đó, 160 toa tàu thì có 120 toa được đóng từ hơn 20 năm trước.

Ham toa mới, nhưng cần cân đối tài chính
Ông Nguyễn Viết Hiệp thừa nhận dù muốn mua toa mới, nhưng “phải cân đối tài chính”, nhất là trong bối cảnh đang chuyển sang mô hình cổ phần, chấp nhận lạc hậu. 
Thực tế, việc chấp nhận lạc hậu vì tài chính của ngành đường sắt là câu chuyện từ năm 2014. Khi Tổng Cty ĐSVN đã xin phép Bộ GTVT lập đề án nghiên cứu xây dựng thêm tuyến đường sắt khổ 1m, song song với tuyến hiện tại.

Theo cách hiểu này, thì ngành đường sắt Việt Nam muốn sử dụng lại các cơ sở vật chất cũ về đường ray và toa tàu.
PGS.TS Nguyễn Quang Toản, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Đường bộ, Trường Đại Học GTVT Hà Nội chia sẻ với báo Đất Việt đây là đề xuất hợp lý, vì nó cải thiện được sức chuyên chở, vận tải hành khách Bắc – Nam. Trong khi ông đánh giá nếu tiến đến hiện đại hóa ngành đường sắt qua khổ 1.435mm là khó khả thi.
Dù thế, Bộ GTVT thời điểm đó tiếp tục bác đề xuất được cho là “lạc hậu hóa” ngành đướng sắt. Đồng thời Bộ này cũng cách chức TGĐ Tổng công ty ĐSVN vì năng lực công tác không đáp ứng “hiện đại hóa ngành đường sắt”.

Uy tín Bộ trưởng Thăng và mối nguy ông Tổng ĐSVN

Quay lại với chỉ đạo cách chức ông Nguyễn Viết Hiệp, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, người vừa được vào Bộ chính trị trong ĐH XII vừa qua  đang được dư luận đánh giá cao vì thẳng tay ngăn chặn sự lạc hậu và quan liêu trong cung cách làm việc của những nhân viên thuộc sự quản lý của mình. Thậm chí, trong bài viết “Cần những ‘tư lệnh’ quyết đoán” của báo NLĐ sáng ngày 5.2 đã khẳng định, “quyết định của ông Thăng được cho là dũng cảm bởi trong cơ chế hiện nay, không phải ‘tư lệnh’ ngành nào cũng làm được như vậy.”

Văn bản của Tổng Công ty Đường sắt giao cho 2 công ty con trực tiếp thương thảo ký hợp đồng với phía Trung Quốc.

Mua tàu cũ làm ngành đường sắt vốn lạc hậu lại thêm tụt lùi. “Có thể còn xử nặng hơn chứ không chỉ cách chức” – ông Trần Ngọc Thành – Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trả lời báo VNN chiều 3.2.

Đồng thời, báo chí cũng đang đặt câu hỏi, có hay không sự phủi sạch trách nhiệm về chủ trương mua 160 toa tàu cũ Trung Quốc của ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam khi ông cho biết, ông “chưa được báo cáo về việc mua tàu cũ của Trung Quốc. Tàu mới sử dụng 1 năm tôi cũng không mua chứ đừng nói tàu đã qua sử dụng 20 năm”. Tuy nhiên, nhiều nghi ngờ về việc ông Thành đang “thí tốt” để phủi bỏ sai phạm lần này.

Báo Infonet trong bài viết về vấn đề này, đã cho rằng,  đó  là sự “nói dối với cả cấp trên và cấp dưới, nói như thế là trốn tránh trách nhiệm”, và đặt câu hỏi: Cấp trên của TGĐ đường sắt Hà Nội sao còn nguyên chức?

Hệ thống ĐSVN là khổ 3 ft 3 3⁄8 in (1.000mm) có cách đây 110 năm, khi dân số nước ta lúc đó chỉ 25 triệu, do người Pháp lập ra để chuyên chở tài nguyên như gỗ, than đá, quặng sắt từ những vùng nguyên liệu giàu có ra các hải cảng lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn để đưa về chính quốc. Tuyến ĐS công nghiệp này được kết hợp để chuyên chở hành khách với tốc độ chậm. [Theo VLR]

Tin bài liên quan:

Nguyên giám đốc Ban quản lý nước Sông Đà bị bắt

Phan Thanh Hung

VNTB – Ai “đưa cơm: cho người dám làm

Do Van Tien

Nợ xấu siêu khủng ở Agribank: Thanh tra, giám sát ở đâu?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.