Khánh An dịch
(VNTB) –
(VNTB) – Trung Quốc, Iran, Bắc Triều Tiên và các chế độ độc đoán khác đã che giấu thông tin và làm bệnh dịch lây lan trầm trọng.
Kỳ II: Công dân dũng cảm – bạch cầu chống dịch
Nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Ấn Độ Amartya Sen đã viết rằng không có nạn đói nào xảy ra ở một quốc gia dân chủ. Các xã hội dân chủ có luồng thông tin tự do, điều tra độc lập, báo chí điều tra, và các lực lượng này có hiệu quả như nhau trong việc cảnh báo và truyền tin về tình trạng thiếu thực phẩm khẩn cấp khi họ đang cảnh báo về dịch bệnh.
Một trong những bài học về virus corona là hệ thống độc đoán đe dọa ngày càng đáng kể thế giới của chúng ta. Như Gissou Nia, nhà phân tích và luật sư nhân quyền của Iran tuyên bố gần đây, “ Lần tới khi ai đó cố gắng nói giảm về sự lạm dụng của một chế độ độc tài hoặc nói ‘đó chẳng phải là việc của tôi’, thì vui lòng chỉ cho họ cách xử lý virus Vũ Hán. Tất cả chúng ta đều liên kết với nhau và cách các quốc gia xử lý các vấn đề ‘nội bộ’ của họ ảnh hưởng đến tất cả chúng ta.” Câu nói của Martin Luther King “ bất công ở bất cứ nơi nào cũng đều là mối đe dọa cho công lý ở khắp nơi”, chưa bao giờ đúng hơn.
Một cách mà các chế độ độc tài có thể cố gắng đối phó với dịch bệnh là tăng cường giám sát công nghệ đối với công dân. Ngay cả bây giờ, chính phủ Trung Quốc đang thu thập lượng thông tin khổng lồ của người dân Trung Quốc với danh nghĩa sức khỏe cộng đồng. Trung Quốc này đang sử dụng mạng lưới rộng hàng trăm triệu máy ảnh, thông tin từ điện thoại cá nhân và phần mềm nhận dạng khuôn mặt để thử và lập bản đồ sát sao hơn các sự kiện thực.
Ví dụ: công dân đang được yêu cầu nhập số chứng minh thư vào các ứng dụng mới có thể theo dõi vị trí của họ. Công ty AI Sensetime đang tiếp thị cho cho chính phủ phần mềm sinh trắc học để có thể xác định ai có nhiệt độ cao hoặc ai không đeo khẩu trang.
Nhà nước và các công ty cộng nghệ lớn đang hợp tác với nhau để đánh dấu ai đã tới Hồ Bắc, ai mua thuốc trị bệnh corona và mua ở đâu. Các công ty này đã cung cấp dữ liệu về vị trí người dùng theo hàng trăm yêu cầu của nhà cầm quyền. China Telecom đã tạo ra mã số để nhận dạng công dân có nguy cơ nhiễm bệnh trong khi WeChat cho phép người dùng nhận biết liệu họ có đứng gần người nào bị nhiễm bệnh hay không.
Nhưng chỉ công bằng khi hỏi: Trung Quốc sẽ từ bỏ những điều này một khi virus giảm đi? Nhìn lại sự phát triển vượt bậc của nhà nước an ninh Trung Quốc sau Thế vận hội 2008, thì câu trả lời dường như là không.
Li Zehua, nhà báo công dân đã mất tích ở Vũ Hán sau khi đưa tin về dịch bệnh, đã ghi âm làn cuối cùng trước khi phát trực tiếp vụ bắt giữ của chính mình. Ông Li nh ta biết trước là côn đồ nhà nước sẽ đến bắt ông đi bất cứ lúc nào. Trong đó, ông Li giải thích lý do tại sao quyết định rời bỏ công việc tại CCTV để trở thành người đưa tin sự thật:
“Tôi thực sự hiểu các anh đang đứng bên ngoài cửa nhà tôi. Tôi hiểu nhiệm vụ các anh được giao. Nhưng tôi cũng thông cảm với các anh, bởi vì khi các anh ủng hộ vô điều kiện một cái lệnh tàn khốc như vậy, thì sẽ đến một ngày, cái lệnh tàn khốc ấy sẽ nhắm vào các anh. OK, vậy thôi. Tôi sẵn sàng mở cửa.”
Trong các xã hội độc tài, chính quyền nhắm vào và trừng phạt những công dân dũng cảm nhất, thay vì cho phép họ lãnh đạo và giúp đỡ trong các cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng. Những cá nhân sáng tạo và đổi mới này là các tế bào bạch cầu của hệ thống miễn dịch toàn cầu của chúng ta, họ xác định rủi ro, chia sẻ thông tin về các mối đe dọa và giữ cho chúng ta khỏe mạnh. Không có họ, tất cả chúng ta phải lo sợ cho điều tồi tệ nhất.