VNTB – Chế độ độc tài có khiến dịch trở nên tồi tệ hơn? (kỳ 1)

VNTB – Chế độ độc tài có khiến dịch trở nên tồi tệ hơn? (kỳ 1)

Khánh An dịch 

 

(VNTB) – Trung Quốc, Iran, Bắc Triều Tiên và các chế độ độc đoán khác đã che giấu thông tin và làm bệnh dịch lây lan trầm trọng.

 

Vào ngày 27 tháng 02, giữa lúc dịch Vũ Hán đang lan ra toàn thế giới, nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc Yaqiu Wang đã chỉ ra một thảm kịch: “Cho dù nguồn lực chính phủ có chặt chẽ đến đâu, việc dập tắt những lời chỉ trích luôn là ưu tiên hàng đầu của Đảng Cộng sản.”

 

Cô đang đề cập đến việc một nhà báo công dân khác, Li Zehua, vừa bị bắt ở Trung Quốc khi phản ánh về dịch bệnh. Bình luận và quan sát  cốt lõi của  Yaqiu Wang cho thấy các hệ thống độc đoán vận hành ra sao.

 

Trong thảm họa Chernobyl, chế độ Liên Xô đã cố gắng che đậy ảnh hưởng tai hại của vụ nổ hạt nhân. Tệ hơn, một loạt các sự kiện gây ra vụ nổ thực tế đã được quy cho lỗi của con người, những công dân đã đặt lòng trung thành với Đảng Cộng sản lên trên cam kết với lợi ích công cộng. Và bây giờ, dập tắt chỉ trích là mục tiêu số một của những kẻ độc tài trong thời kỳ khủng hoảng.

 

Như một nghiên cứu mới từ The economist tiết lộ, chế độ độc tài có hại cho sức khỏe cộng đồng. Báo cáo dựa trên  dữ liệu trước đây từ Cơ sở dữ liệu Thiên tai Quốc tế, trong suốt 40 năm từ các bệnh từ đậu mùa,  Zika, cho đến Ebola. Các quốc gia dân chủ “làm tốt hơn so với các chính phủ khác trong việc ngăn chặn và điều trị ổ dịch, tỷ lệ tử vong bệnh dịch thấp hơn so với các các quốc gia phi dân chủ.”

 

Ngay cả khi các chế độ độc tài báo cáo những con số có vẻ tốt thì dữ liệu vẫn cần được xem xét kỹ lưỡng. Bởi các nhà cai trị độc tài không cho phép  tổ chức báo chí hoặc cơ quan giám sát tự do họat động, gần như không thể xác minh số liệu thống kê kinh tế xã hội từ các xã hội khép kín. Các tổ chức như Unesco thu thập dữ liệu từ các báo cáo của Liên Hợp Quốc, Ngân hàng Thế giới và các tổ chức có ảnh hưởng khác. Với chế độ độc tài như Cuba, họ cung cấp số liệu  y tế cho người thu thập dữ liệu mà  không thể có kiểm tra độc lập.  Điều này giải thích tại sao  quốc đảo đó vẫn có dịch tả vài năm trước dù Cu Ba có số liệu chăm sóc sức khỏe tuyệt vời.

 

Thoạt nhìn, các chế độ độc tài tập trung có vẻ được trang bị tốt hơn để huy động dập dịch nhanh chóng, vì đơn giản là họ không tôn trọng quyền hoặc mong muốn của công dân. Người ta có thể xem hàng loạt công trình xây dựng mới và trưng dụng của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong cuộc đua xây dựng thêm bệnh viện, nhiều cơ sở thử nghiệm là một điều tích cực. Nhưng vì bầu không khí sợ hãi mà họ tạo ra để tồn tại, các chế độ chuyên chế  coi những ý kiến phản biện là  tội chống phá nhà nước.

 

Tại Trung Quốc, Bác sỹ Lý Văn Lượng đã cảnh báo các đồng nghiệp ở Vũ Hán về những nguy cơ tiềm ẩn to lớn của virus Vũ Hán vào cuối tháng 12. Thay vì lắng nghe bác sỹ, chính quyền buộc tội anh ta đã làm xáo trộn trật tự xã hội nghiêm trọng. Cuối cùng,  bác sỹ Lý bị nhiễm bệnh và chết. Bác sỹ Lý trở thành anh hùng dân tộc và là điểm hiếm hoi để cư dân mạng Trung Quốc mạnh dạn lên tiếng phản đối trên mạng.

 

Rõ ràng là có rất nhiều, rất nhiều bác sĩ và chuyên gia y tế như bác sĩ Lý đã cố gắng nói sự thật. Theo một bài báo hiện đang bị kiểm duyệt trên tờ Caixin , một bệnh viện Vũ Hán đã gửi một mẫu virus cho chính quyền vào ngày 24 tháng 12. Mẫu này đã được nghiên cứu xong ba ngày sau đó, nhưng vào ngày 1 tháng 1, một quan chức đã ra lệnh xóa bỏ kết quả nhằm che đậy bệnh dịch. Một tuần sau, một nhóm bác sĩ đã đến thăm Vũ Hán, nhưng không được phép nhìn thấy bất kỳ bằng chứng nào trước đây, khiến họ không thể phân tích chính xác tình hình thay đổi nhanh chóng.

 

Trong hai tháng qua, các bác sĩ, nhà báo và công dân Trung Quốc phản ánh sự thật đã bị săn lùng và bịt miệng, hoặc đã mất tích. Các biện pháp y tế công thích hợp đáng lẽ nên  được thực hiện nhưng đã không được áp dụng, vì sợ làm mất lòng Đảng Cộng sản. Và sau đó là gần 3000 sinh mạng. Nhưng trong thực tế ở nơi nhiều gia đình đều thiệt mạng cả nhà và trại giam giờ đang bị dịch bệnh, thì con số trên chắc chắn là thấp và là sản phẩm của một chế độ hoang tưởng. 

 

Một điểm nóng lớn khác về coronavirus là ở Iran, nơi chế độ độc tài cũng đã dập tắt thảo luận và xoá báo cáo về căn bệnh này. Lúc đầu, giới cầm quyền Iran phủ nhận mối đe dọa dịch bệnh. Nhưng bây giờ, khi các thành viên hàng đầu của chính phủ và chức sắc tôn giáo đã bắt đầu nhiễm bệnh, thậm chí tử vong, Iran mới thực hiện các bước y tế công lớn và hủy bỏ những buổi cầu nguyện thứ Sáu, thể thao, và đóng cửa trường học trong vài tuần.

 

Trong một bi hài kịch đời thực, một quan chức y tế hàng đầu của Iran đã có bài phát biểu trên truyền hình rằng chính phủ đã kiểm soát tình hình, trong tình trạng ốm yếu. Và sau đó ông ta đã nhiễm virus. Kể từ ngày 1 tháng 3, Bộ Y tế Iran nói rằng 54 người đã chết. Nhưng các nguồn tin độc lập đã nói với BBC rằng ít nhất 210 người đã chết. Iran đã cáo buộc BBC truyền bá tin giả. Các chuyên gia nói rằng hơn 2.000 người có thể bị nhiễm bệnh chỉ riêng ở thành phố Qom. Nhưng các chức sắc tôn giáo, vì không muốn tỏ ra yếu đuối, vẫn đang thúc giục mọi người đến thăm thành phố linh thiêng để chữa bệnh bằng tâm linh và không cho phong tỏa khu vực này lại.

 

Như ở Trung Quốc, chính quyền Iran vẫn đang tập trung vào việc bóp ngẹt bất đồng chính kiến, ngay cả khi dịch bệnh khỏi tầm kiểm soát. Tuần này, Iran đã tuyên án tử hình cho thêm ba người hiện đang bị giam giữ vì các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ cuối năm ngoái.

 

Mối quan tâm lớn nhất nên dành cho các kịch bản khắc nghiệt nhất. Sau khi các báo cáo về dịch bệnh trong các nhà tù Trung Quốc lộ ra, nhiều người bắt đầu lo lắng về các điều kiện trong các trại cải tạo ở Tân Cương, nơi ước tính có hơn 1 triệu người thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Một tình huống thậm chí còn tồi tệ hơn là ở Bắc Triều Tiên, nơi hàng trăm ngàn người đang ở trong các trại lao động cưỡng bức.

 

Đầu tháng này, tờ The Daily NK có nguồn thông tin từ bên trong Bắc Triều Tiên rằng đã có một loạt các trường hợp tử vong do một căn bệnh giống như ở các thị trấn giáp biên giới Trung Quốc. Và quân đội Bắc Triều Tiên đã buôn lậu khẩu trang và rằng hệ thống tem phiếu đã ngưng lại.

 

Ở Trung Đông, khi cuộc đụng độ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria trở nên căng thẳng, người tị nạn Syria không được nhận hỗ trợ y tế cần thiết khi có khả năng dịch bệnh hiện đang lan truyền trong cộng đồng người tỵ nạn. Và tại Venezuela, Tổng thống Maduro đã cáo buộc Hoa Kỳ tạo ra virus như một vũ khí chống lại Trung Quốc và đe dọa các nhà báo khi phản ánh thông tin về căn bệnh này, một suy nghĩ đáng sợ khi cuộc khủng hoảng tị nạn hàng triệu người ở biên giới nước này.

 

https://www.wired.com/story/opinion-dictatorships-are-making-the-coronavirus-outbreak-worse/

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)