Việt Nam Thời Báo

VNTB – Chiến tranh trong cơ chế in tiền của Mỹ, bài học nào cho Việt Nam?

Xuân Mai (VNTB) Ở bất cứ quốc gia nào, ai khống chế được việc cung ứng tiền tệ thì người đó trở thành người chủ tuyệt đối của các ngành công, thương nghiệp nước đó. Để hiểu rõ nguồn gốc của tình trạng kinh tế tiêu điều, nạn lạm phát,và chính sách siết chặt tiền tệ, cần phải tìm ra được nhóm người nào kiểm soát hệ thống tiền tệ. Một tờ giấy bạc 10£ với tư cách là tiền có giá trị lớn hơn rất nhiều so với một mảnh giấy chất lượng cao có kích thước 7,5x14cm. Điều kiện cần cho sự tồn tại của tiền quy ước là sự hạn chế quyền được cung ứng tiền. Do cơ chế vua tập thể, tiền Việt sẽ ngày càng mất giá. Việt Nam buộc phải thay đổi thể chế để giành lại quyền in tiền cho người dân, giống như bài học mà nước Mỹ để lại cho Thụy Sỹ, quốc gia hiếm hoi duy trì được chế độ bản vị vàng ngày nay.


FRED chi phối nền kinh tế Mỹ và đối trọng

Khi viết chi phiếu, trong tài khoản của người viết cần phải có đủ tiền để bảo đảm cho kim ngạch của chi phiếu đó. Thế nhưng, khi xuất chi phiếu, trong tài khoản của Cục Dự Trữ Liên bang Mỹ chẳng có bất cứ món tiền nào để bảo đảm. Những thành phần bất hảo trong Cục Dự Trữ liên bang Mỹ vận hành bộ máy này theo kiểu: “dùng giấy để phát hành ra giấy.” 

Đứng sau thành phần này là gia tộc tài phiệt châu Âu gốc Do Thái Rothschild. Tổng hành dinh của giới tài phiệt này là một ngân hàng tuy vô danh nhưng kiểm soát một phần không nhỏ tài sản của thế giới: Ngân hàng thanh toán quốc tế tại Basel (Bank for International Settlements- BIS). Sản phẩm của ngân hàng này, quỹ tiền tệ quốc tế IMF cũng là tổ chức tài chính đầy phức tạp, bởi các chính sách của họ đều bí mật, thiếu dân chủ, và tình hình các khu vực sau khi họ nhúng tay vào lại xấu đi. May mà trong nội bộ tài phiệt cũng có một khoảng dân chủ nhất định, và tất nhiên trong đó cũng có những người có lương tri. 

Ngân hàng thanh toán quốc tế tại Basel, bên dưới có hầm để tránh bom hạt nhân.
Đối trọng của những bàn tay đang chi phối FRED là chính phủ dân cử và toàn bộ người dân Mỹ. Chính phủ tạo ra cộng đồng GSE- các doanh nghiệp do nhà nước bảo trợ. GSE về nguyên thủy là sự hợp nhất hai công ty cho vay bất động sản là Fannie Mae và Freddie. Chính phủ Mỹ chi tiền cho GSE để công ty này phát hành tổng giá trị công trái lần đầu đến 4 nghìn tỉ đô-la. GSE được chính phủ kỳ vọng sẽ là tổ chức điều chỉnh làm sao để nguồn vốn và kỳ hạn các khoản vay ăn khớp với nhau, qua đó khống chế rủi ro dao động lãi suất, tạo nên tính thanh khoản lớn cho hệ thống ngân hàng Mỹ.

Các tổ chức tôn giáo, các lực lượng xã hội dân sự cũng là đối trọng của tài phiệt. Nền giáo dục Mỹ tạo ra con người độc lập. Những con người này lên tiếng phản đối mỗi chính sách nguy hiểm của tài phiệt. Trong một đất nước như vậy, tôn giáo và các lực lượng xã hội dân sự đã mở những trường mà giáo viên tình nguyện đến đó dạy học không lãnh lương. Nhiều công trình phúc lợi xã hội được đầu tư cũng hoạt động dưới sự bảo đảm của các tổ chức xã hội dân sự thay cho chính quyền như vậy. Chính vì thế, nước Mỹ giảm được rất nhiều hậu quả từ những cuộc suy thoái kinh tế.

Cuộc chiến giữa các đời Tổng thống Mỹ và tài phiệt

Năm 1802, tổng thống Thomas Jefferson là người đầu tiên cảnh báo về sự đe dọa của các tổ chức ngân hàng quốc tế đối với nền cộng hòa Mỹ. Theo ông, mối đe dọa đó còn nghiêm trọng hơn cả uy lực quân sự của kẻ thù.

Đến thời Lincoln, tổng thống Mỹ cũng đối mặt với tài phiệt trong lúc nội chiến. Không có tiền thì không thể tiến hành chiến tranh, mà nếu vay tiền của tài phiệt quốc tế thì sẽ kéo theo số phận lầm than của trăm ngàn thế hệ thanh niên Mỹ sau này. Hiến pháp Mỹ trao cho Quốc hội quyền phát hành và quy định giá trị tiền tệ, Chính phủ Lincoln vịn vào đó đã thực hiện phát hành tiền tệ để thoát khỏi khống chế của ngân hàng quốc tế Rosthchild. Đó là lúc vàng nước Mỹ ít, chưa thể áp dụng chế độ bản vị vàng như sau này. Nhưng chế độ tiền xanh không có kim loại bảo đảm cũng sẽ là miếng mồi ngon cho các thế lực tài phiệt muốn kiểm soát nước Mỹ. Giới tài phiệt London sẽ bơm vàng vào để móc ra nhiều tiền, gây lạm phát cho chính phủ miền Bắc của Lincoln cho đến khi nào Bắc Mỹ phá sản thì thôi. May thay cho Hợp Chủng Quốc, năm 1948, nền Cộng Hòa bất ngờ tìm được những mỏ vàng lớn lộ thiên, trong thời nội chiến nước Mỹ thoát khỏi nạn lạm phát xảy ra trong thời chiến tranh giành độc lập. Lo ngại bị mất quyền lực, nhóm tài phiệt châu Âu đã tổ chức ám sát Lincoln vào năm 1865. Nhờ cơ chế bầu cử tinh anh, người dân Mỹ chọn được những tổng thống có tinh thần như Lincoln, nếu không tài phiệt châu Âu đã lại biến Mỹ thành thuộc địa một lần nữa. James Garfield và nhiều tổng thống nữa cũng đã bị ám sát, cho thấy để làm một tổng thống Mỹ trọn vẹn thì phải bất chấp nguy hiểm mà lo cho dân chúng.

Cuộc chiến cho chế độ bản vị vàng của các đời tổng thống lại tiếp tục. Nguồn dự trữ vàng của nước Mỹ tìm được thời Lincoln không phải là vô tận. Kenedy nhận thấy nguy cơ này, ông bắt tay với các xí nghiệp sản xuất bạc ở miền Tây để duy trì bản vị kim loại. Ngày 04/06/1963, Kenedy ký Pháp lệnh 11110 để tạm thời bảo vệ tài sản của người dân bằng cách bảo đảm bằng bản vị bạc. Ngày 22/11/1963, tổng thống Mỹ bị ám sát, thực ra đó là âm mưu hành quyết có quy mô rất lớn. các nhà tài phiệt tạm thời thắng thế. 

Tháng 01/1981, Ronald Wilson Reagon vừa lên nhậm chức đã yêu cầu Quốc hội thành lập Uỷ ban vàng, nhằm từng bước khôi phục chế độ bản vị vàng để tránh khủng hoảng. Thế lực tài phiệt đã cảnh cáo Reagan bằng phát súng của “gã tâm thần” Hinkley 69 ngày sau đó, cuộc mưu sát không dẫn đến cái chết của tổng thống, nhưng Uỷ ban vàng sợ đến nỗi với tỉ lệ phiếu 15/2 đã phủ quyết ý tưởng khôi phục bản vị vàng. Tưởng chừng nước Mỹ sẽ bị các ngân hàng quốc tế nuốt chửng, điều đó vẫn không xảy ra bởi hành trình các đời tổng thống Mỹ là tiếp nối. Họ đã khéo léo trao thêm ngày càng nhiều quyền cho Quốc hội trong việc in hay không in tiền, nhằm giảm thiểu tối đa sự thao túng của các ngân hàng quốc tế. Không phải tất cả, nhưng một phần lớn lượng Dollar Mỹ đang lưu hành thật sự có vàng bảo đảm trong kho, kho này do quân đội bảo vệ.

Bài học nào cho Việt Nam? 

Việt Nam đang bước vào quá trình toàn cầu hóa đầy biến động, nhất là khi Việt Nam Đồng chưa từng được niêm yết trên các sân bay quốc tế. Đất nước không có dự trữ bảo đảm, quan chức ai nấy lo vơ vét về cho mình, dẫn đến một xã hội nghèo đói sinh ra đủ thứ dịch vụ nhưng không thể duy trì các dịch vụ đó. Yêu cầu cấp bách nhất là thay đổi thể chế. Cần phải thay đổi cơ chế theo một cái giá mà cho dù chính phủ có nguy cơ vỡ nợ thì tài sản của người dân vẫn phải được đảm bảo. Nếu không, trong thời đại toàn cầu hóa, lòng tham vô đáy của vua tập thể sẽ đẩy đất nước Việt Nam vào vết xe đổ khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng đạo đức.

Cho dù là liệu pháp sốc thì cũng phải thay đổi vì sự sống còn của người dân, kinh nghiệm từ Đông Âu đã cho thấy điều đó. Ba Lan đã cải cách kinh tế rộng khắp trên ba bình diện: giám sát chặt tiền tệ, điều chỉnh cơ cấu và tổ chức lại các khoản nợ. Một cuộc chuyển đổi nợ và cổ phần kinh tế vĩ mô diễn ra rộng khắp trên đất nước Ba Lan, với sự giúp đỡ có điều kiện chấp nhận được từ Bộ Tài Chính Mỹ, lẫn giới tài phiệt quốc tế. Liệu pháp sốc đã thành công ở Ba Lan, nhưng khi đưa ra Liên Xô áp dụng thì nền kinh tế này đi đời nhà ma. Liên Xô và tất cả các nước xung quanh Liên Xô, trừ Ba Lan, trở nên bần cùng hóa. Tương quan giữa Ba Lan và Liên Xô rất giống như Việt Nam và Trung Quốc. Trung Quốc là nước lớn, khi ngã thì ngã rất đau và kéo theo người khác ngã cùng, do đó giới lãnh đạo Việt Nam buộc phải từ bỏ quyền lợi mà dân chủ hóa đất nước sớm hơn gã khổng lồ phương Bắc ngày nào hay ngày đó.

Thay lời kết:

Roanld Reagan, trong bài phát biểu nhậm chức tổng thống Mỹ đã có một câu nói nổi tiếng: “Trong cuộc khủng hoảng hiện nay, chính phủ không phải là giải pháp của những vấn đề, chính phủ chính là vấn đề.”

Qua nửa vòng trái đất, câu nói đó vẫn đúng cho Việt Nam, một quốc gia tuy nhỏ bé nhưng cũng phức tạp không kém gì Mỹ. Trong khi Mỹ liên tục cải thiện sâu sắc thể chế, Ba Lan, một dân tộc đầy đau khổ như Việt Nam cũng đã làm và thành công, tại sao Việt Nam lại không?

Tin bài liên quan:

Đến 2019: EVN vẫn muốn giữ thế độc quyền?

Phan Thanh Hung

Những đổ vỡ tỷ đô

Phan Thanh Hung

Thổi giá ăn chênh: Cuối ngày cò đất chia nhau tiền tỷ

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo