Việt Nam Thời Báo

VNTB – Chính quyền Thạch Thất = chính quyền chặt tất?

Anh Văn (VNTB) Chính quyền xã Cẩm Yên (huyện Thạch Thất, Hà Nội) và hàng loạt cây xanh đã ngả xuống dưới danh nghĩa “giành vỉa hè cho người đi bộ”. Nhiều câu hỏi đặt ra, đằng sau hành động tưởng chừng như nóng vội và có phần rập khuôn này là gì?


Theo phản ánh, trong đợt ra quân lập lại trật tự vỉa hè theo “chủ trương chung lập lại trật tự vỉa hè lòng đường của UBND Tp. Hà Nội”, xã Cẩm Yên (Thạch Thất, Hà Nội) đã chặt hạ nhiều cây xanh, trong đó có cả những cây cổ thụ bên đường liên thôn, liên xã. Việc chặt hạ bắt đầu tư ngày 15/03 dự kiến đến ngày 3/4 sẽ kết thúc.
Dù người dân cho rằng hàng cây mặc dù được trồng trên phần lề đường thuộc đất công, nhưng không ảnh hưởng đến giao thông đã nhiều năm nay, Bí thư xã Cẩm Yên một lần nữa khẳng định cây xanh hai bên đường cản trở nên xã chặt hạ theo chủ trương chung.
Vụ việc khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Liệu có ý gì đằng sau hành động chặt một loạt cây xanh này? Tại sao những người làm cán bộ xã lại làm việc như một cái máy vậy? Chẳng lẽ cứ cái gì xuất hiện ở vỉa hè là chặt, là phá sao?
Ảnh: chụp màn hình FB
Facebooker Gai Dep Bui hài hước bình luận: Chúc mừng mấy vị cán bộ đang làm nhà gỗ nhe. Đang thiếu gỗ làm nay đúng dịp tự nhiên có gỗ không phải mua.
Trong khi đó, nhiều facebooker cho rằng, đây là một hành vi chiếm lợi, sử dụng phong trào công bình phong của các vị quan chức xã. Việc chặt đi, trồng lại có thể phát sinh kha khá “tiền thuế”.
Ảnh: chụp màn hình FB
Trong khi đó, theo ghi nhận từ báo Tiền Phong, việc chặt hạ cây xanh dưới lớp màn “chủ trương chung” không chỉ có xã Cẩm Yên mà còn diễn ra ở hàng loạt xã khác trên địa bàn huyện này. Không khí chính quyền háo hức chặt cây gây ra một cảm giác chung cho không ít người về dự án thay thế 6700 cây xanh tại Hà Nội vào tháng 3 năm 2015, sự kiện mà đánh giá chung là lợi ích nhóm của chính quyền Hà Nội đã được sử dụng để đánh đổi quyền lợi cộng đồng.
Facebooker Hiếu Văn Nguyễn khẳng định, sự kiện ở xã Cẩm Yên lần này là một “tiếp bước anh Thế Thảo (thay cây) khi công việc anh còn dang dở”, điều này cho thấy, “Sự lạm quyền được nhanh chóng học tập, dựa vào dọn vỉa hè”.
Ảnh: chụp màn hình FB
Nhiều người dùng Facebook lên án hành động chặt cây “vô tội” này, và khẳng định đây là một hành động mang tính “tận dụng”. Trong khi đó, facebooker Doan Nguyen chia sẻ quan điểm có phần châm biết của mình, anh cho biết, qua sự kiện này cho thấy, không ai thông minh hơn lãnh đạo xã Cẩm Yên, Thạch Thất. Điều này xuất phát từ việc, họ [lãnh đạo xã Cẩm Yên] là những “kẻ cơ hội siêu đẳng, vì đã lợi dụng chiến dịch đòi vỉa hè của thành phố, tiến hành trảm cây xanh mà không cần phiên tòa nghị sự nào hết”; đồng thời qua đó cho thấy, các quan xã cũng là những “kẻ làm kinh tế giỏi”, vì giả thuyết facebooker này đặt ra, chỉ với hành động chặt cây, nhưng thu lợi rất nhiều:
Ảnh: chụp màn hình FB
“Giả định chi phí chặt cây nếu là 3 triệu/1 cây, băng 1/2 giá của vụ khảo sát chặt cây giữa thủ đô. Cây chặt xong rồi thì dùng làm gì? Thạch Thất, không chỉ nổi tiếng với khu luyện thép cán mà còn có làng chuyên làm đồ gỗ. Giá trị gỗ bán ra cũng không phải là ít. Việc xử lý với số gỗ này như thế nào chỉ có thảo tặc mới biết, bán đấu giá củi hay thế nào thì chưa thấy có phương án. Dự là mấy xưởng gỗ lân cận sắp có nguồn hàng.”, facebooker Doan Nguyen khẳng định.
Vậy là chặt cây xanh lần này, có thể không xuất phát từ hành động nhất thời mà đã có phần tính toán từ các quan xã, nó làm nảy sinh ra phương án phủ cây xanh mới gắn với khoản lớn ngân sách từ thuế của dân lại ra đi như nhiều người dùng mạng xã hội Facebook đặt vấn đề.

Tin bài liên quan:

VNTB- BRT: bản chất là tạo bất bình đẳng giữa hai loại hình giao thông

Phan Thanh Hung

VNTB- Số phận BRT sẽ ra sao?

Phan Thanh Hung

VNTB – “Áo dài váy đụp”: lai căng hay đó là áo dài truyền thống?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo