(VNTB) – Thích Minh Thiện và Thích Nhật Từ đã phát động chiến dịch “Xóa bỏ văn hóa” Thiền Am. Họ được Đại tá Văn Công Minh, Trưởng phòng An ninh tỉnh Long An, trợ giúp.
Nhận được lời mời của Bà chủ tịch Trung tâm nghiên cứu & Học Viện về Chủng tộc (Do Thái), đề nghị chúng
tôi chia sẻ về Thiền Am. Một cơ hội mới mở ra cho cộng đồng quốc tế thấy được một hiện tượng “xóa sổ văn
hóa, tôn giáo” của Thiền Am bằng nhà tù, cưỡng đoạt tài sản, bằng sự vu cáo hay tuyên truyền thù địch nhắm
vào Thiền Am của nhà cầm quyền csVN.
Bài viết với 800 từ không thể nào kể hết câu chuyện thương tâm tàn khốc về Thiền Am, Nhưng có lẽ đủ mang câu chuyện Thiền Am đến với cộng đồng người Việt trong và ngoài nước một cách rõ nét hơn. Tôi xin cảm ơn sự giúp đở của anh chị em thân hữu, anh chị em sinh hoạt trong cộng đồng đa Tôn giáo, các Hội đoàn quốc tế, Trường Đại học Ariel (Do Thái) và Trung tâm Nghiên cứu & Học viện về Diệt chủng đã giúp chúng tôi hoàn tất bài viết.
Chính quyền Việt Nam đàn áp một cộng đồng Phật giáo, Thiền Am.
Người dịch Nguyễn Tiến
Diệt chủng thường được so sánh với các vụ tàn sát trong lịch sử như Vụ Diệt chủng Do Thái, chế độ Khmer Đỏ, Diệt chủng người Armenia hoặc Diệt chủng người Tutsi ở Rwanda. Nhưng diệt chủng không phải lúc nào cũng liên quan đến chiến tranh hoặc giết người hàng loạt. Sự đàn áp này dã man gần như diệt chủng.
Theo Raphael Lemkin, người phát minh ra thuật ngữ diệt chủng và là cha đẻ của Công ước diệt chủng, định nghĩa diệt chủng, diệt chủng bao gồm xóa bỏ văn hóa. Nạn nhân của nó phải đối mặt với sự hủy diệt nền văn hóa và tôn giáo của họ. Chính phủ phá hủy nền văn hóa dân tộc hoặc tôn giáo thông qua việc phi nhân tính hóa và đàn áp. Các thành viên của các nhóm dân tộc hoặc tôn giáo bị vô hình hóa và bị trục xuất khỏi xã hội.
Việt Nam là một quốc gia cộng sản và là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Tuy nhiên, nhiều báo cáo cho thấy chính quyền Việt Nam thường che giấu thông tin liên quan đến vi phạm nhân quyền, dẫn đến tình trạng thiếu minh bạch đáng kể. Tình trạng áp bức ở Việt Nam buộc nhiều nạn nhân phải cắn răng chịu đựng, thậm chí một số người còn lên thuyền vượt biển khơi hoặc vào rừng rậm để tìm nơi ẩn náu. Chính phủ Việt Nam đã tích hợp một cách chiến lược các tổ chức tôn giáo do nhà nước kiểm soát để đàn áp các phong trào tôn giáo khác biệt. Một thời điểm then chốt đã xảy ra vào năm 1981 với việc thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) với tên quốc tế chính thức là Tăng đoàn Phật giáo Việt Nam; đây là Giáo hội Phật giáo chính thức được nhà nước công nhận kể từ khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất giải thể. Vào năm 2017, một nhà lãnh đạo GHPGVN đã nhắc đến cộng đồng Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ vì những đóng góp của cộng đồng này cho các tổ chức từ thiện chính thức của GHPGVN. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo này đã bày tỏ sự bất bình với người sáng lập và lãnh đạo của Thiền Am, Lê Tùng Văn, vì đã từ chối tham gia GHPGVN.
Các nhà lãnh đạo GHPGVN Thích Nhật Từ và Thích Minh Thiện đã cáo buộc Thiền Am (TA) thực hiện hành vi sai trái nghiêm trọng, bao gồm cáo buộc loạn luân và gian lận, đồng thời chỉ trích Thiền Am là tu “giả”.
Cộng đồng TA bao gồm hai thế hệ trẻ mồ côi: Thế hệ đầu tiên Thiền Am đã trở thành tăng sĩ và Ni cô. Thế hệ thứ hai vẫn còn rất nhỏ. Sau như biến cố do sự đàn áp của chính quyền, các nhà sư Thiền Am đã phải đối mặt với sự ngược đãi. Các nữ tu đã phải đối mặt với thách thức nhục nhã… là phải chứng minh mình còn trinh.
Luật nhận con nuôi của Việt Nam yêu cầu tên của các nữ tu phải được ghi trên giấy khai sinh của các em. Thay vào đó, một số nữ tu đã bị dán nhãn là mẹ ruột trong các báo cáo của phương tiện truyền thông, phạm giới. Sự trình bày sai lệch này đã dẫn đến việc thu thập ADN trái phép, làm dấy lên mối lo ngại về quyền riêng tư và các quyền cơ bản của con người. Các nữ tu thậm chí còn được cho là phải chịu các cuộc kiểm tra phụ khoa xâm phạm.
Ông Lê Tùng Vân đã bác bỏ những cáo buộc của giới truyền thông đối với các nữ tu. Việc ông bảo vệ các nữ tu đã dẫn đến sự đàn áp gia tăng đối với ba mươi thành viên của Thiền Am. Thích Minh Thiện và Thích Nhật Từ đã phát động chiến dịch “Xóa bỏ văn hóa” Thiền Am. Họ được Đại tá Văn Công Minh, Trưởng phòng An ninh tỉnh Long An, trợ giúp.
BỊ TAI HẠI DO VU KHỐNG LOAN LUÂN
Ba mươi thành viên đã phải đối mặt với sự đàn áp dữ dội của chính quyền tham nhũng, bao gồm các cuộc tấn công vật lý, xét nghiệm ADN cưỡng bức, đánh đập và tra tấn trong các cuộc đột kích của công an, khám phụ khoa cưỡng bức (để xác minh trinh tiết), giám sát liên tục, ngôn từ kích động thù địch, phỉ báng trên phương tiện truyền thông và tịch thu số tiền họ đã dành dụm suốt đời. Chiến dịch này nhằm làm mất tính hợp pháp của Thiền Am.
Thiền Am đã bị tác động nặng nề bởi trường hợp của nữ tu 22 tuổi, Diễm My. Cô đã bị cha dượng xâm hại tình dục. Sau khi mất tích trong tám tháng, cô đã trốn thoát. Cô đã tiết lộ rằng công an đã dùng bạo lực để ép cô phải trở về với cha dượng. Kể từ đó, cô mất tích một lần nữa.
PHÁN QUYẾT – Sự đảo ngược vai trò của nạn nhân và thủ phạm
Năm 2022, hệ thống tư pháp tham nhũng ở Việt Nam đã không đếm xỉa đến sự bảo vệ pháp lý của năm luật sư nhân quyền, dẫn đến việc bỏ tù người sáng lập và năm đệ tử tổng cộng 23,5 năm. Họ phải đối mặt với các cáo buộc bao gồm “loạn luân”, “gian lận” và chủ yếu là “lạm dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự Việt Nam.
Ngày 8 tháng 5 năm 2025, Sư Lê Thanh Nhật Nguyên sẽ phải đối mặt với bản cáo trạng gian lận thứ hai. Ngày 21 tháng 5 năm 2025, ông Lê Tùng Vân, 93 tuổi mắc bệnh Alzheimer, phải đối mặt với các thủ tục pháp lý vì tội loạn luân mặc dù sức khỏe của ông không tốt. Một bệnh nhân nữ đang nằm ở nhà chửa bệnh ung thư giai đoạn cuối đã tử vong sau khi chịu nhiều cuộc thẩm vấn ép cung về tinh thần.
Vào ngày 13 tháng 4 năm 2025, Thượng toạ Thích Nhật Từ của GHPGVN đã gọi nhà tu khổ hạnh Minh Tuệ, người đã đi chân trần từ Việt Nam đến Sri Lanka, là “kẻ dị giáo và là mối đe dọa đối với trật tự công cộng”. Chính phủ Sri Lanka đã hạn chế ông Minh Tuệ ra vào những nơi công cộng.
Việt Nam là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và đã ký nhiều hiệp ước quốc tế. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm Điều 18 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, trong đó bảo đảm quyền tự do tôn giáo.
Năm 2025, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ đã khuyến nghị đưa Việt Nam vào danh sách Quốc gia Cần quan tâm Đặc biệt (CPC).
Tanya Nguyen-Do
Sáng lập viên, Hội Bạn của Thiền Am.
________________
BẢN TIẾNG ANH
Genocides are usually compared to historical cases of mass killing like the Holocaust, the Khmer Rouge regime, the Armenian Genocide, or the Genocide of the Tutsis in Rwanda. But genocide does not always involve war or mass killing. Persecution is only a single step away from genocide.
As Raphael Lemkin, the man who coined the term genocide and the father of the Genocide Convention, defined genocide, genocide includes cultural erasure. Its victims face destruction of their cultures and religions. Governments destroy ethnic or religious cultures through dehumanization and persecution.
Members of ethnic or religious groups are becoming invisible and expelled from society. Vietnam is a communist state and holds membership in the United Nations Human Rights Council. Nonetheless, many reports show that Vietnamese authorities often suppress information concerning human rights violations, resulting in a notable lack of transparency. The oppressive environment in Vietnam forces many victims to endure considerable hardships in silence, with some even boarding boats to cross open seas or jungles to seek refuge.
The Vietnamese government has strategically integrated state- controlled religious institutions to suppress divergent religious movements. A pivotal moment occurred in 1981 with the establishment of the Buddhist Church of Vietnam (BCV). Officially known as Vietnam Buddhist Sangha (VBS), it is the official, state-approved Buddhist Church since the dissolution of the Unified Buddhist Church of Vietnam.
In 2017, a BCV leader recognized the Thien Am Ben Bo Vu Tru (TABBVT) community—known as the Zen Monastery or the Zen Centre at the Edge of the Universe—for its contributions to official BCV Charities. The BCV leader, nevertheless, expressed discontent with the Thien Am Monastery’s Headmaster, Le Tung Van, for refusing to join the BCV church’s organization. BCV leaders Thich Nhật Từ and Thich Minh Thien accused the Thien Am Monastery of serious misconduct, including allegations of incest and fraud, and criticized the Monastery of practicing “fake” religion. The Thien Am community consists of two generations of orphans. The first generation of community members became monks and nuns. Since then, Thien Am monks have faced persecution. Nuns have dealt with the humiliating challenge of having to prove their virginity. Vietnam’s adoption laws require the names of nuns to be on their birth certificates. Instead, some nuns have been inaccurately labeled as biological mothers in media reports, in violation of their vows of celibacy.
This misrepresentation has led to unauthorized DNA collections, raising concerns about their privacy and basic human rights. Nuns are even reportedly subjected to intrusive gynecological examinations. The Monastery’s Headmaster Le Tung Van has dismissed the media allegations against the nuns. His defense of the nuns has led to increased persecution of the thirty members of the Monastery.
The leaders of the Buddhist Church of Vietnam (BCV), Thich Minh Thien and Thich Nhat Tu, have launched a “Cultural Erasure” campaign against the Monastery. They have been supported by Colonel Van Cong Minh, head of Security of Long An City.
THE STIGMA OF INCEST
Human rights activists claim that thirty members of the Monastery have faced intense persecution by government officials. There persecution has allegedly included physical assaults, coerced DNA tests, beatings and torture during police raids, forced gynecological examinations (to verify virginity), constant surveillance, hate speech, media vilification, and confiscation of their life savings. The campaign is aimed at delegitimization of the Monastery. Thien Am Monastery has been deeply affected by the case of 22- year-old nun, Diem My. She experienced sexual assault by her stepfather. After disappearing for eight months, she escaped. She has revealed that the police forced her to return to her stepfather. She has since disappeared again.
VERDICT- The Reversal of Victims and Perpetrator Roles
In 2022, the judiciary in Vietnam incriminated the TABBVT founder and five disciples for charges including “incest,” “fraud,” and primarily “abusing democratic freedoms” under Article 331 of the Vietnamese Penal Code. As a result, they were imprisoned for a total of 23.5 years.
New Charges and developments May 8, 2025, Monk Le Thanh Nhat Nguyen will face a second indictment of fraud. May 21, 2025, Master Le, a 93-year-old man with Alzheimer’s, is facing legal proceedings for incest despite his health challenges. A female hospice patient died after enduring multiple interrogations to coerce her into a false confession.
On April 13, 2025, Rev. Thich Nhat Tu of the Buddhist Church of Vietnam labeled the ascetic Buddhist Minh Tue, who traveled barefoot from Vietnam to Sri Lanka, as a “heretic, and a threat to public order.” The Sri Lankan government restricted Minh Tue’s access to public areas. Conclusion Vietnam is a member of the UN Human Rights Council and has signed many international treaties. Yet, it continues to breach Article 18 of the Universal Declaration of Human Rights, which guarantees freedom of religion.
In 2025, The U.S. Commission on International Religious Freedom has recommended that Vietnam be named a Country of Particular Concern (CPC).