Đan Tâm
(VNTB) – Một đất nước mà tham nhũng tràn lan như vậy thì đi đâu về đâu, người dân biết dựa vào đâu để có niềm tin vào ngày mai.
Thực trạng Việt Nam ngày nay
Cuối năm 2022, tự điển Collins bổ sung một từ mới là « permacrise » (khủng hoảng thường trực), do 2 từ Permanent & Crise ghép lại, rất đáng suy nghĩ cho hiện trạng CSVN kể từ năm này. Năm 2022 kết thúc với một số biến cố vẫn đang tiếp diễn theo chiều hướng nguy hiểm, cực đoan và có thể đẩy nhân loại vào thảm họa thế chiến hoặc chiến tranh nguyên tử. Những biến cố đó là Cuộc chiến tranh xâm lăng Ukraine do siêu cường nguyên tử liên bang Nga tự cho mình cái quyền tự do khởi động chiến tranh xâm chiếm lãnh thổ của quốc gia láng giềng và Biến thể mới Omicron của dịch bệnh Vũ Hán-19 đang ngập tràn Trung Cộng giết chết hơn 1 triệu người tính tới đầu năm 2022.
– LB Nga xâm lăng Ukraine chính là một tiền lệ nguy hiểm cho các nước nhỏ, đặc biệt là Việt nam khi luật pháp quốc tế đã bị vi phạm và khi vũ lực trở thành tiếng nói quyết định trong quan hệ giữa các nước. Chiến tranh tại Ukraine đã kéo dài gần một năm và đã làm cho gần một trăm ngàn người chết, hàng trăm ngàn người khác bị thương tật, làng mạc và thành phố tại Ukraine bị quân Nga và lính đánh thuê Wagner tàn phá. Trước mắt là hơn chục triệu người Ukraine mất nhà cửa, tài sản gia đình và kế sinh nhai. Nhân loại khắp nơi đều cảm thấy ngậm ngùi cho số kiếp của dân tộc Ukraine. Hậu quả của chiến tranh xâm lăng Ukraine cho thấy Quốc tế & Liên Hiệp Quốc, Quốc Tế
Công Pháp và Nền tảng của trật tự & hòa bình thế giới đã thất bại khi không ngăn cản được chiến tranh xâm lăng ngay trong đầu thập kỷ 21 của thế kỷ 21. Trách nhiệm chính của thất bại nầy có thể quy cho các nhà lãnh đạo của các siêu cường, các định chế quốc tế lớn, và các tôn giáo lớn đã không gìn giữ được hòa bình cho các nước nhỏ. Thêm nữa là cuộc chiến đó cũng đem đến bất ổn cho nền kinh tế toàn cầu, đẩy giá nhiên liệu, giá lương thực và các sản phẩm thiết yếu lên cao rất đột ngột, khiến cho cuộc sống hàng trăm triệu người trên thế giới phải khốn đốn. Hiện trạng thế giới lâm vào tình trạng giống như một quốc gia vô chính phủ khi sánh với tình trạng khủng hoảng của nước Somalia trước đây.
– Biến thể mới Omicron giết chết gần 1 triệu người Trung Quốc chỉ trong thời gian 1 tháng (thống kê này bị cộng sản Tàu giấu kín, nhưng vẫn bị Internet xới tung lên) vào cuối 2022 vừa qua là một nguy cơ cho VN vì giao thông biên giới giữa 2 bên hầu như mở cửa hoàn toàn.
Tại Việt nam, năm 2022 kết thúc với nhiều bất ổn về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng, giáo dục, nhân quyền và tôn giáo, sau khi đại dịch Vũ Hán-19 đã tạm thời lắng dịu (8).
Trước nhất là kinh tế suy trầm, thị trường nhân dụng khó khăn khi hàng loạt công ty, xí nghiệp, hãng xưởng đóng cửa, dẫn đến việc hàng trăm ngàn công nhân bị mất việc, nhất là những tháng cuối năm 2022. Nguyên do chính là vì chóp bu CSVN tham nhũng, loại trừ lẫn nhau, đấu đá tranh giành quyền lực & chức vụ làm cho các nhà đầu tư quốc tế nản chí nên đã kìm hãm tốc độ tham gia giúp VN trở thành một trong các nước sản xuất hàng hóa cho thế giới. Trong khi tại quốc nội, các tập đoàn đầu tư quốc doanh hoặc tư doanh sân sau của các cấp trung ương đảng CSVN gây khủng hoảng bất động sản (nhà & đất) và tín dụng ngân hàng làm cho hàng trăm nghìn gia đình mất sạch tài sản tiết kiệm cả đời.
Một đất nước mà tham nhũng tràn lan như vậy thì đi đâu về đâu, người dân biết dựa vào đâu để có niềm tin vào ngày mai. Một đất nước không còn lý tưởng, không còn sự tử tế, đất nước đó sẽ về đâu?
Các Nhóm lợi ích từ trung ương đến xã thôn thì tranh nhau lạm dụng tiền thuế trong ngân sách quốc gia. Nhà cầm quyền CSVN độc đảng thì vẫn bất lực hoặc âm thầm hổ trợ cho các thế lực lợi ích nhóm thao túng quốc gia, tạo nên sự bất bình đẳng xã hội nghiêm trọng khi tài sản của giới siêu giàu chiếm 90% nguồn lực đất nước. Còn lại hơn 99 triệu người Việt trung lưu & người nghèo chỉ sở hửu 10% nguồn lực quốc gia. Di lụy từ hai con số cách biệt 10% và 90% nầy là xã hội đang tiến dần vào tình trạng động loạn và mất kiểm soát theo quy luật tự nhiên. Hơn nữa, chính trị CHXHCN Việt Nam càng ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc (TQ) nhiều hơn, làm cho kinh tế càng phụ thuộc TQ nhiều hơn. Nền chính trị độc tài Cộng sản kiểu Việt Nam và Trung Quốc là nền chính trị độc hại, vì nó làm ngu dân, đồng thời làm người dân mất tự do. Kinh tế phụ thuộc sâu vào Trung quốc thì hàng hóa kém phẩm chất & thực phẩm độc hại sẽ chiếm lĩnh thị trường.
Hiện tình CSVN đang đối diện với một tương lai đất nước đầy bất trắc vì tứ cố vô thân trên trường quốc tế, ngoại trừ Nga & Trung Cộng là 2 đồng minh và đồng chí cực quyền toàn trị thân thiết. Các quốc gia giàu có và văn minh thì chỉ bang giao kinh tế với CSVN để vun quén lợi nhuận chứ không thật lòng là những nước bạn. Do đó CSVN đang đối mặt với một thực trạng quốc gia yếu kém cả về kinh tế lẫn quốc phòng, nhưng nhà cầm quyền vẫn không thức tỉnh để cùng toàn dân tìm giải pháp tốt hầu bảo vệ quốc gia, thăng tiến xã hội, chấn hưng đất nước, đặt nền móng lâu dài cho xã tắc khi tiếp tục dị ứng với tự do ân chủ nhân quyền và đã bắt giam hơn 300 nhà bất đồng chính kiến & yêu nước trong 2 năm 2021 & 2022. Vì vậy quốc tế thấy rất rõ là chế độ độc tài toàn trị & độc đảng CSVN đã đóng cửa mọi con đường đối thoại, gạt ra ngoài mọi ý kiến đóng góp để dân chủ hóa đất nước, đưa đất nước hội nhập thế giới văn minh, làm cho Việt nam bị cô lập trong một môi trường thế giới đầy thiên la địa võng của những tranh chấp địa chiến lược.
Về mặt xã hội, thì CSVN làm cho đạo đức xã hội suy đồi, người trẻ mất phương hướng lập thân lập nghiệp, trở thành những con người vô cảm, chỉ biết có mình, sống vị kỷ và thực dụng. Giá trị truyền thống dân tộc bị lãng quên, tinh thần yêu nước bị xuyên tạc thành tiêu chuẩn quái gở “yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội!. Mê tín dị đoan được khuyến khích để làm băng hoại các tôn giáo có ảnh hưởng lớn lao trong việc duy trì đạo đức xã hội. “Nói một đằng làm một nẻo” là chủ trương xuyên suốt của Đảng CSVN đang cầm quyền. Nhiều chính trị gia quốc tế đã không hy vọng gì vào sự thay đổi của đảng Cộng Sản VN vì đảng nầy vẫn chưa tôn trọng sự khác biệt tư tưởng chính trị của người Việt trong nước và hải ngoại. Thế thì kết luận “Đảng CSVN không hề có “Chính Trị Gia Trí Thức” và cũng không mong muốn thực hiện một môi trường “chính trị trí thức”
Đứng trước hiện tình đất nước và hiện trạng xã hội đang suy vong như vậy, giải pháp cho tình hình Việt nam sẽ phải:
– là mô hình chính trị trí thức để có thể hòa giải với người dân, tôn trọng người dân đúng với quyền lực và phẩm giá của người chủ đất nước trong tinh thần tự do dân chủ & nhân quyền.
– là đối thoại trên tinh thần chân thật & tương kính với thành phần trí thức yêu nước, thành phần bất đồng chính kiến và các thành phần của Xã Hội Dân Sự, trong và ngoài nước, hầu cùng nhau tìm đối sách để Việt nam có thể trường tồn trong một thế giới đang có khuynh hướng trừ bỏ độc tài để nâng cấp & phát triển nền văn minh dân chủ thêm lên.
– là thành tâm & thiện chí thỉnh cầu các nhà lãnh đạo tôn giáo đứng ra khôi phục đạo đức xã hội và nguyên khí quốc gia trên tinh thần và những giá trị nhân bản & thiện lương. Nhà cầm quyền CS Việt nam phải nhìn nhận rằng giá trị và tinh thần tam giáo đồng nguyên đã góp phần trong việc vệ quốc và hưng quốc trong lịch sử thì ngày nay với tinh thần ấy cộng với tinh thần bác ái Kyto giáo nói chung sẽ là giải pháp cho nền đạo đức hiện tại và tương lai bên trong nước Việt nam.
Hiện trạng nói trên của VN ngày nay cho thấy tầng lớp chính trị gia trí thức là vô cùng cần thiết để đẩy mạnh cuộc cách mạng chính trị trong ôn hòa & bất bạo động song song với công công cuộc phát triển một môi trường“chính trị trí thức”thay cho môi trường “chính trị phi trí thức”của VN suốt hơn 80 năm qua. Câu hỏi đặt ra là đã có “chính trị gia trí thức”xuất hiện trong và ngoài nước VN hay chưa?
Theo tôi, câu trả lời là có và rất cụ thể như sau:
– Trong nước có TNLT Trần Huỳnh Duy Thức & TNLT Phạm Đoan Trang hiện đang bị giam cầm trong nhà tù của CSVN là những thí dụ tiêu biểu của “chính trị gia trí thức” tại quốc nội. Bởi vì ông Trần Huỳnh Duy Thức sẵn sàng chấp nhận cái chết khi biết rằng khó mà thuyết phục một nhà cầm quyền như Việt Nam biết thượng tôn pháp luật một cách đơn giản theo cung cách nhân loại văn minh. Điều an ủi là giữa lúc nhiễu nhương như hiện cảnh tổ quốc vẫn còn có những người từ chối sống béo tốt, và sẵn sàng hy sinh tính mệnh vì lẽ phải như ông Trần Huỳnh Duy Thức.
Thêm nữa, là dù quê hương đang rơi vào hoàn cảnh bi đát đến thế nào chăng nữa thì đất nước này vẫn còn có những chính trị gia trí thức như ông Trần Huỳnh Duy Thức đã hết lòng vì dân tộc, chứ không chỉ thuần là một nhóm trí thức trùm chăn hay một đám cơ hội ăn theo. Còn nhà báo trí thức Phạm Đoan Trang thì đã từ chối sang Mỹ để được ở lại VN đồng hành cùng dân tộc cho con đường tự do dân chủ VN. Cũng còn có các “chính trị gia trí thức”khác đang ở ngoài nhà tù của CSVN mà nếu tinh ý quan sát sẽ dễ dàng nhận ra, nhưng không nên nêu danh tánh công khai để tránh cho họ bị công an mafia của CSVN đàn áp. Hơn nữa, lớp trẻ khá đông trong nước từ 30 đến 50 tuổi, bao gồm rất nhiều nhân tố có trí tuệ, tầm nhìn, dũng khí và không bị CSVN nhồi sọ, đã đang & sẽ là một tập hợp có tiềm năng sản sinh ra một số đông“chính trị gia trí thức” trẻ.
– Tại hải ngoại, tầng lớp chính trị gia VN thuộc môi trường chính trị “phi trí thức”cũ (trước năm 2000) chỉ còn lại rất ít và bị cách ly với đồng bào quốc nội suốt 48 năm qua. Trong số người còn lại rất ít đó, có một số nhân tố rất ít ở lứa tuổi 70 đến 80 có thể
xếp vào tầng lớp “chính trị gia trí thức và vì rất ít nên họ chỉ đóng vai xúc tác. Kỳ vọng lớn đang là thế hệ thứ 2 tức con cháu người Việt tỵ nạn cộng sản tại Âu-Mỹ đã và đang trưởng thành về kiến thức, về chính trị và về mứt độ dấn thân. Nhưng quan trọng hơn là những hoạt động yêu nước đa dạng tại hải ngoại của tầng lớp chính trị gia VN thuộc môi trường chính trị “phi trí thức”cũ là một kho tàng kinh nghiệm cho các “chính trị gia trí thức” trẻ đang tiếp nối công cuộc đấu tranh chọn lọc để rút tỉa các bài học thích hợp cho hiện trạng VN.
Kết Luận
Như vậy, để tóm tắt các tiêu chuẩn định hình được chính trị gia trí thức / nhà chính trị trí thức, chúng ta cần xem xét 3 yếu tố sau:
– Có kiến thức về chính trị quá khứ & hiện tại của quốc gia & quốc tế;
– Có tầm nhìn và nắm bắt được những đặc điểm cần có cho một môi trường chính trị trí thức trong tương lai gần và xa của quốc gia, phù hợp với xu thế văn minh đang diễn tiến của nhân loại;
– Có tư tưởng chính trị, dự án chính trị và chương trình hành động, hướng đến một nền tảng chính trị trí thức và tuyệt đối tôn trọng nhân quyền và tự do dân chủ của công dân.
Hiện trạng VN ngày nay và xu thế kỷ nguyên mới trên toàn cầu đang diễn tiến nhanh chóng do văn minh nhân tạo (Artificial Intelligence / AI) và mạng Internet thúc đẩy, cho thấy sự xuất hiện công khai, ôn hòa và đông đảo của một tầng lớp chính trị gia trí thức trong nước & hải ngoại là cần thiết và cấp bách. Cần thiết và cấp bách bởi vì, so với vận hội lịch sử xuất hiện vào Tháng 3/1945 thì giờ đây một vận hội mới đang tiến tới VN theo làn sóng dân chủ 4.0, tương tự với làn sóng “thoát ách thực dân” đã tiến vào VN vào dịp Tháng 3/1945 đó. Tiếc rằng nội các Trần Trọng Kim của “Đế Quốc Việt Nam” thời đó dù có đại đa số chính trị gia khoa bảng & yêu nước, nhưng không gồm đủ nhiều chính trị gia trí thức / nhà chính trị trí thức; đến nỗi đã đánh mất chủ quyền toàn dân & chủ quyền quốc gia vào tay một nhóm tay sai Cộng Sản Quốc Tế yếu kém hơn chính phủ TTK nhiều lần, vào Tháng 8/1945 ô nhục đó.
VN hiện có một đội ngũ giáo sư hay tiến sĩ đông đúc (không phải bọn mua được bằng cấp & chức vụ hay dùng bằng cấp giả), nhưng không bao giờ lên tiếng về những vấn đề chính trị và xã hội của đất nước, nên đội ngủ này không phải là một tầng lớp chính trị gia trí thức. Ngược lại một người công nhân hay nông dân mà có hiểu biết và thái đội rõ ràng trên các vấn đề chính trị – xã hội thì đó là một trí thức chính trị. Trí thức chính trị không liên quan gì đến bằng cấp và tư cách trí thức chính trị chỉ đặt ra với những người có quan tâm đến chính trị và xã hội. Hơn nữa đảng CSVN chỉ là một bộ phận của phong trào quốc tế Cộng Sản (Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản) – vốn đã bị đào thải sau năm 1991 khi đầu tàu của phong trào nầy là Liên Xô cũ tự sụp đổ – được xem như là một giải pháp quốc tế Cộng Sản cho vùng Đông Dương bao gồm 3 nước Việt, Miên, Lào.
Giải pháp này suốt gần 1 thế kỷ qua đã tự nó chứng minh rằng nó không mang bất cứ tính chất nào của “chính trị trí thức”, bởi vì cốt tủy của nó là “liên minh Công Nông”. Ngày nay ai cũng hiểu tư tưởng Mác-Lênin là sai lầm và độc hại nhưng gần một thế kỷ trước nó đã lôi kéo được sự ủng hộ của nông dân VN và nông dân Trung Quốc vốn rất ít học và lạc hậu. Cho dù CSVN đã thêm từ ngữ “Trí” vào liên minh này để cho ra một sản phẩm mới là liên minh “Công Nông Trí” của chế độ XHCN Việt Nam kể từ năm 1986. Nhưng trên kia đã chứng minh là không hề có “Trí” trong nền chính trị XHCN, mà thực sự chỉ có sự lạm phát khoa bảng XHCN.
Với tất cả những bối cảnh khó khăn tại quốc nội, trên trường quốc tế, và chính nội bộ đảng cộng sản VN, chính quyền cộng sản VN rõ ràng không phải là giải pháp cho hiện trạng bế tắt của VN nên CSVN không còn lý do gì để tồn tại. Đảng cộng sản Việt Nam ngày nay chỉ là một phiên chợ chiều nho nhỏ của độc tài toàn trị quá khứ nên bắt buộc phải ra đi, trong khi lý tưởng Dân Chủ Đa Nguyên đang là làn sóng dân chủ thứ tư 4.0, hào hùng hơn cả làn sóng dân chủ 3.0 của thế kỷ 20, đang tiến triển khá mạnh đến một tương lai dân chủ, tự do & nhân quyền cho nhân loại. Nelson Mandela từng tóm tắt lại thành một nguyên tắc rất cô đọng mà súc tích như sau: “Hãy để sự lựa chọn của bạn phản ánh niềm hi vọng của bạn, chứ không phải nỗi sợ hãi của bạn“.
Vì các lẽ trên VN đang cấp thiết cần đến sự xuất hiện của một môi trường “Trí Thức Chính Trị”, và chính trị gia trí thức để có thể chuyển đối nền móng chính trị phong kiến Khổng Giáo hàng trăm năm qua thành một mô hình mới là nền “chính trị trí thức” hội nhập vào kỷ nguyên mới của thế giới trong thế kỷ 21 nầy (9). Môi trường “Trí Thức Chính Trị” đó phù hợp với kỷ nguyên tự do – dân chủ – nhân quyền của nhân loại, hiện đang hé mở sau hơn 1 năm liên bang độc tài toàn trị Nga gây cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine.
_________________
Tham khảo:
1. Việt Hoàng, 22/01/2023, THÔNG LUẬN, Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, Quan Điểm, https://thongluan rdp.org/quan-di-m/item/27532-chung-ta-co-quy-n-tin-vao-tuong-lai d-t-nu-c .
2. Nguyễn Văn Xuân, PHONG TRÀO DUY TÂN, 1969; NXB Lá Bối; https://quansachmuathu.vn/nguyen-van-xuan-phong-trao-duy tan).
3. Từ Fukuzawa Yukichi nhìn về Nguyễn Trường Tộ; Quản trị; Tia Sáng; 23/06/2010, https://tiasang.com.vn/dien-dan/tu-fukuzawa yukichi-nhin-ve-nguyen-truong-to-3232/.
4. Văn Như Tước; 01/12/2020; Đào Duy Từ – một nhân tài đặc biệt của quê hương Thanh Hóa; https://txnghison.thanhhoa.gov.vn/portal/Pages/2020-12-1/Dao-Duy Tu–mot-nhan-tai-dac-biet-cua-que-huong-Ths5a9an.aspx & https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A0o_Duy_T%E1%BB %AB .
5. Chiem Nguyen; December 2017; THE THOUGHTS OF NGUYEN TRAI – A VIETNAMESE STATE’S MAN IN THE 15TH CENTURY;
https://www.researchgate.net/publication/353356998_THE_THOUG HTS_OF_NGUYEN_TRAI_A_VIETNAMESE_STATE’S_MAN_IN _THE_15_TH_CENTURY.
17
6. Trần Ngọc Ánh; 2009; Sách “Đại Nam chính biên liệt truyện” ghi lại (nguyên văn). Trần Ngọc Ánh: “Ngoại giao Tây Sơn – Những tư tưởng đặc sắc và bài học lịch sử”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 1(30), 2009.
7. Trần Chí Trung; 29/08/2021; Bản sắc ngoại giao Việt Nam: Một vài suy ngẫm nhìn từ lịch sử dân tộc; Nghiên Cứu Quốc Tế; https://nghiencuuquocte.org/2021/08/29/ban-sac-ngoai-giao-viet-nam mot-vai-suy-ngam-nhin-tu-lich-su-dan-toc/#_ftn10 .
8. Nguyễn Gia Kiểng; 03/02/2023; Đảng cộng sản Việt Nam bước vào tuổi 94, ngoan cố tới cùng ?
9. Việt Hoàng, 16/02/2023; Đất nước đang cần gấp một tầng lớp trí thức chính trị; Thông Luận; https://thongluan-rdp.org/quan-di m/item/27813-vi-t-nam-c-n-g-p-m-t-t-ng-l-p-tri-th-c-chinh-tr.