VNTB – Chúng ta ngây thơ khi tin vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc?

VNTB – Chúng ta ngây thơ khi tin vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc?

Diễm Thi

(VNTB) – Bằng cách đưa các quốc gia có tình hình nhân quyền tồi tệ ngồi vào ghế Hội đồng Nhân quyền, Liên Hiệp Quốc đã gián tiếp thúc đẩy làm suy yếu nhân quyền ngay chính trong tổ chức này. Khiến hệ thống nhân quyền quốc tế đứng bên ngoài các nạn nhân bị đàn áp nhân quyền ở các quốc gia độc tài, toàn trị.


Vào tháng 12/2017, Tổng thống Donald Trump đe dọa sẽ rút khỏi Liên Hiệp Quốc.

Ngày 19/12/2019, hãng tin Reuters đăng tải bài viết về việc, Liên Hiệp Quốc cắt giảm chi phí từ giới hạn thời gian bật màn hình, micro lẫn đình chỉ Tòa phúc thẩm của Tổ chức Thương mại thế giới.

UN chi phí cực cao nguồn tiền cho lương các quan chức, một nhà hoạt động Việt Nam khi đến tham dự phiên điều trần UPR cũng thừa nhận sự “xa xỉ đến mức khó tin” của tổ chức này.

Lý do Liên Hiệp Quốc đang ngày càng trở thành “chợ trời”?

Liên Hiệp Quốc – một tổ chức được hình thành từ sau cuộc thế chiến thứ Hai, với nhiệm vụ cốt lõi là gìn giữ trật tự và hòa bình thế giới. Trải qua hơn 70 năm (1945 – 2019), Liên Hiệp Quốc đang trở nên già cỗi trước những sức ép về quyền lực các nước lớn và các nước đang trỗi dậy, cũng như khả năng bảo vệ và thực thi công lý, trật tự, hòa bình thế giới.

Trong lĩnh vực bảo vệ nhân quyền, Liên Hiệp Quốc có Ủy Ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Hai tổ chức này nhằm giám sát thực hiện Hiến chương Liên Hiệp quốc và các Công ước về quyền Dân sự – Chính trị. Thế nhưng, cách thức giám sát, thẩm tra báo cáo – tình hình nhân quyền từ các tổ chức này ngày càng trở nên hình thức.

Trong nhiệm kỳ 2014 – 2016, các đại diện trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc lại là những quốc gia có vấn đề nghiêm trọng về nhân quyền, từ Việt Nam, Arap Saudia, Trung Quốc, Madldives, Nga, Cuba, Mexico.

Vào Trung Quốc – quốc gia có chân trong Hội đồng Nhân quyền đã tiến hành một chiến dịch sâu rộng nhằm vào những người bất đồng chính kiến. Bao gồm, đàn áp các luật sư nhân quyền vào năm 2013. Và tất nhiên, có hẳn 1 trại cải tạo tư tưởng mà Bắc Kinh dành cho 1 triệu người Hồi giáo Uyghur ở Tân Cương.

Bằng cách đưa các quốc gia có tình hình nhân quyền tồi tệ ngồi vào ghế Hội đồng Nhân quyền, Liên Hiệp Quốc đã gián tiếp thúc đẩy làm suy yếu nhân quyền ngay chính trong tổ chức này. Khiến hệ thống nhân quyền quốc tế đứng bên ngoài các nạn nhân bị đàn áp nhân quyền ở các quốc gia độc tài, toàn trị.

Chính vì vậy, trong Nghị quyết đầu tiên do Trung Quốc đề xuất trong Hội đồng Nhân quyền vào ngày 28/06/2017 và được Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc thông qua. [1]. Trung Quốc nhấn mạnh sự phát triển trong khi bỏ qua quyền tự do cá nhân.

Hoạt động Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) đối với Trung Quốc cũng là dịp để Bắc Kinh cảnh báo các nước hơn là lắng nghe, răn đe các quốc gia phải có đánh giá tích cực hơn là chỉ trích Bắc Kinh, theo HRW [2].[3].

Và vào tháng 3 năm 2018, chỉ có duy nhất Mỹ  là quốc giá bỏ phiếu “không” trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, bác bỏ bác bỏ nghị quyết do Trung Quốc đề xuất lần thứ hai trong gần 12 năm – kêu gọi “hợp tác cùng có lợi”.[4]. Một nghị quyết ca ngợi chương trình nghị sự “cùng thắng” của Tập Cận Bình và nhấn mạnh nhân quyền phụ thuộc vào phát triển hoặc thương mại nhằm làm “suy yếu các quyền tự do cơ bản”.[5].

Những gì Trung Quốc đang làm suy yếu nghiêm trọng Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã “bạt tai” chúng ta về cái gọi là công lý, nhân quyền, nhân phẩm và tự do ngay tại cơ quan cao nhất trong giám sát quyền con người này.

Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc trở thành nơi để các quốc gia vi phạm nhân quyền giảng dạy về “đạo đức và tiêu chuẩn nhân quyền mới”.

Giới lãnh đạo Bắc Kinh khinh miệt Liên Hiệp Quốc, và Hội đồng nhân quyền của chính nó. Cơ chế thực thi luật pháp không áp dụng được cho Bắc Kinh, kể cả khi áp dụng, nó cũng thiếu công bằng và hiệu quả.

Trung Quốc, với lá phiếu quyết định trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thản nhiên vi phạm luật pháp quốc tế, các quyền con người mà không lo ngại trừng phạt.

Đó là lý do vì sao, tưởng chừng luật pháp quốc tế “có sức mạnh chống lại kẻ bất lực, và bất lực trước kẻ mạnh.” Điều này đúng ngay cả trong vấn đề nhân quyền, mà điển hình là hai Nghị quyết Nhân quyền phản nhân quyền do Trung Quốc tài trợ và được gần như tuyệt đối các quốc gia thông qua. Trong bối cảnh, 1 triệu người Hồi giáo bị cải tạo ở Tân Cương cũng như chiến dịch bắt giam người bất đồng chính kiến ngay trong vùng nội địa Trung Quốc.

Nhưng không chỉ có mỗi Trung Quốc…

Chú thích

[1] http://www.china-un.ch/eng/dbtyw/rqrd_1/speech/t1473894.htm

[2] https://www.hrw.org/news/2019/04/01/un-china-responds-rights-review-threats

[3] https://www.theguardian.com/world/2018/nov/06/china-un-criticism-human-rights-record

[4] https://www.aljazeera.com/news/2018/03/rejects-chinas-human-rights-resolution-180326144912907.html

[5] https://www.reuters.com/article/us-china-rights-un-usa/u-s-and-china-clash-at-u-n-rights-forum-on-beijing-text-idUSKBN1GZ1D0

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)