VNTB – Chuyện chữ nghĩa: TP.HCM không có ‘lockdown’

VNTB – Chuyện chữ nghĩa: TP.HCM không có ‘lockdown’

Hiền Lương

 

(VNTB) – Theo Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM Phan Nguyễn Như Khuê, thông tin “lockdown”, đóng cửa toàn thành phố từ ngày 23-8 là không đúng.

 

Trưa 20-8, trao đổi với báo chí bên lề buổi họp báo về tình hình dịch Covid-19, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM Phan Nguyễn Như Khuê khẳng định các thông tin “lockdown” toàn thành phố đang lan truyền trên mạng xã hội là không chính xác. “Tôi khẳng định không có chuyện đóng cửa toàn thành phố. Từ ngày 23-8, thành phố sẽ thực hiện các biện pháp nâng cao, tăng cường để tiến tới kiểm soát dịch Covid-19 trước ngày 15-9”, ông Khuê nhấn mạnh.

Định nghĩa trong Từ điển tiếng Anh Cambridge, thì “lockdown” được sử dụng theo nghĩa tình huống khẩn cấp mà mọi người không được phép tự do ra vào hoặc đi lại trong tòa nhà hoặc khu vực vì nguy hiểm. Ví dụ như cảnh sát đã tiến hành khóa cửa tòa nhà cho đến khi người bắn có thể ngăn chặn được; Toàn bộ thành phố đã bị khóa.

Vẫn theo Từ điển tiếng Anh Cambridge, thì “lockdown” là khoảng thời gian mà mọi người không được phép rời khỏi nhà hoặc tự do đi lại, vì một căn bệnh nguy hiểm. Ví dụ như Thủ tướng Anh đã đặt Vương quốc Anh vào tình trạng khóa cửa với các biện pháp mới quyết liệt để chống lại sự bùng phát của coronavirus.

Như vậy với cách hiểu theo đúng cách diễn giải của Từ điển tiếng Anh Cambridge, thì xem ra chuyện rút tít mang màu sắc chính trị hóa của báo Quân đội Nhân dân – cơ quan của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, “Lock down toàn thành phố” là thông tin thất thiệt là rất cần xem lại về cách hiểu tùy tiện trong chuyển ngữ.

“Tôi khẳng định: TP.HCM không có chuyện lockdown gì hết, không có chuyện đóng cửa gì hết” – ông Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM khẳng định.

Báo Pháp Luật TP.HCM đã trích phát biểu với lời dẫn trực tiếp của ông Khuê. Ông Khuê nói rằng đây là các biện pháp nâng cao hơn trong phòng, chống dịch để tiến tới kiểm soát dịch vào 15-9 như Nghị quyết 86 của Chính phủ.

“Người dân thành phố đảm bảo thực hiện quy định giãn cách xã hội ‘ai ở đâu ở yên đó’, nhà cách ly nhà, tổ dân phố cách ly tổ dân phố, khu phố ấp cách ly khu phố ấp, phường xã thị trấn cách ly phường xã thị trấn” – ông Khuê nhắc lại.

Theo ông Khuê, thành phố này là ‘giãn cách xã hội’ chứ không ‘lockdown’.

Trong tiếng Anh, giãn cách xã hội là “social distancing”. Định nghĩa của Từ điển tiếng Anh Cambridge, thì đó là việc giao tiếp tránh xa những người khác càng nhiều càng tốt, hoặc giữ một khoảng cách nhất định với những người khác, để ngăn chặn một căn bệnh lây lan cho nhiều người.

Ví dụ như WHO đã đưa ra một danh sách 140 biện pháp can thiệp có thể có, chẳng hạn như giãn cách xã hội, tầm soát đầu vào và tầm soát xuất cảnh; số trường hợp mắc bệnh có thể giảm cho đến khi có vắc xin, nếu chúng ta có thể đạt được mức độ giãn cách xã hội này; các biện pháp khác nhau về giãn cách xã hội – giảm sử dụng phương tiện giao thông công cộng, đóng cửa trường học, hủy bỏ các cuộc tụ tập công cộng và cách ly người bệnh – là những ví dụ về các biện pháp kết hợp có thể làm giảm nguy cơ…

Vài mẫu câu tiếng Anh liên quan đến giãn cách xã hội: The city is implementing social spacing / Toàn thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội. People don’t leave the house if not needed / Mọi người không ra khỏi nhà nếu không cần thiết…

Trong thuật ngữ tiếng Anh còn có 2 từ khác cùng nghĩa với cách ly nhưng phương thức cách ly khác nhau, đó là từ “quarantine” và “isolation”.

“Quarantine” là thuật ngữ được dùng khi đối tượng cách ly tuyệt đối không được di chuyển để tránh lây bệnh truyền nhiễm cho người khác, trong giai đoạn đối tượng đó đang được theo dõi, xem có phát triển thành bệnh không; cụ thể hơn là nếu ở nhà thì chỉ ở trong phòng để tránh lây nhiễm cho người thân. Còn “isolation” là cách ly dành cho người đã nhiễm bệnh.

Xem ra khi đăng đàn phát biểu, chính khách nên tránh sử dụng các từ ngữ nước ngoài để phủ định về tin tức nào đó ngay nơi mình quản lý.


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (1)
  • comment-avatar
    Trần Phương Thảo 3 years

    Phát ngôn của ông Phan Nguyễn Như Khuê (Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM) cho thấy hoặc là sự hiểu biết của ông ta không theo tiêu chuẩn bình thường của con người, hoặc là ông ta đang chơi chữ / ngụy biện để ru ngủ những người ít hiểu biết trong xã hội.
    Có thể là ông Khuê không ngu hoặc không biết mình ngu, nhưng rõ ràng là ông ta đang áp dụng kỹ thuật xảo ngôn để mỵ dân và làm ngu dân theo đúng vai trò cán bộ tuyên giáo của ông ta.
    Nhưng ông Khuê ơi, dân trí ngày nay đã thừa để thấy rõ mánh khóe dối trá lố lăng của cán bộ tuyên giáo, những lời ông nói chỉ có đám đảng viên ngu dốt – cực đoan – u mê cấp dưới của ông tin theo mà thôi.