VNTB – Chuyện gì đang xảy ra với Vingroup?

VNTB – Chuyện gì đang xảy ra với Vingroup?

 

 

3 quản lý cấp cao của Vinfast nghỉ việc

 

VinFast thông báo hôm 17/3/2023: 3 quản lý cấp cao phụ trách bán hàng, marketing và phục vụ khách hàng vừa nghỉ việc.

Đây là những thay đổi mới nhất trong một loạt các thay đổi điều hành của hãng sản xuất ô tô đầy tham vọng của Việt Nam. Những thay đổi đó được đưa ra sau khi thì hoãn bán những chiếc xe điện đầu tiên của VinFast ở California, thị trường nước ngoài đầu tiên của hãng bị trì hoãn và gây tốn kém.

Reuters dẫn thông báo của VinFast cho biết, Gareth Dunsmore – Phó giám đốc phụ trách bán hàng và marketing toàn cầu của hãng đã nghỉ việc vì “lý do cá nhân và hãng tôn trọng quyết định này”.

Hai lãnh đạo khác ở thị trường Mỹ là Gregh Tebbutt – giám đốc marketing, và Craig Westbrook – Giám đốc phục vụ khách hàng. Cả hai đều nghỉ vì “những thay đổi trong mô hình quản lý và các yêu cầu kinh doanh cụ thể” – thông báo của VinFast viết.

Thông tin về 3 quản lý cấp cao VinFast nghỉ việc xuất hiện vào khi VinFast đang trong giai đoạn bắt đầu thâm nhập thị trường Bắc Mỹ. VinFast xuất khẩu 999 xe điện đầu tiên sang Mỹ từ tháng 11 năm ngoái nhưng mãi cho đến tận cuối tháng 2 vừa qua mới giao 45 xe điện đầu tiên cho khách hàng.

VinFast hiện đang đối mặt với những thách thức không nhỏ tại thị trường Mỹ khi Tesla liên tục cắt giảm giá xe trong thời gian qua. Trong khi đó, các hãng xe điện mới khác ở Mỹ như Lucid, Rivian và Nikola cũng đang phải đối mặt với tình trạng đơn hàng thấp, lãi suất cao và cạnh tranh khốc liệt.

Hồi tháng hai vừa qua, VinFast tuyên bố hợp nhất hoạt động của hãng tại Canada và Mỹ đồng thời cho 80 người nghỉ việc, trong đó có phụ trách tài chính thị trường Mỹ là Rodney Haynes.

Tháng sáu năm ngoái, VinFast cũng chấm dứt hợp đồng với một giám đốc bán hàng toàn cầu khác là Emmanuel Brett. Ba quản lý cấp cao khác của hãng cũng rời đi trong thời gian này.

Huy Chieu, một cựu kỹ sư tại General Motor và gia nhập VinFast vào tháng 11/2021, phụ trách mảng phát triển sản phẩm xe điện, cũng xin nghỉ việc vào tháng 12 năm ngoái trước khi các xe VinFast điện đầu tiên nhập cảng vào Mỹ.

 

CapitaLand của Singapore đang đàm phán mua tài sản bất động sản của Vinhomes

 

Tập đoàn bất động sản khổng lồ châu Á CapitaLand đang đàm phán để mua tài sản trị giá khoảng 1,5 tỷ USD của công ty bất động sản niêm yết lớn nhất Việt Nam Vinhomes JSC, 

Một thỏa thuận quy mô như vậy sẽ đánh dấu một trong những giao dịch bất động sản lớn nhất ở Đông Nam Á trong vài năm qua.

Các cuộc đàm phán diễn ra trong bối cảnh lĩnh vực bất động sản của Việt Nam đang khan hiếm tiền mặt sau chiến dịch chống tham nhũng vào năm ngoái.

CapitaLand, thuộc sở hữu đa số của nhà đầu tư nhà nước Singapore Temasek Holdings, và Vinhomes, có giá trị thị trường 8 tỷ USD thương thảo về một số dự án do Vinhomes sở hữu, bốn nguồn tin nói với Reuters.

Vinhomes, công ty bất động sản lớn nhất Việt Nam tính theo giá trị vốn hóa thị trường, thuộc sở hữu của Vingroup, tập đoàn lớn nhất Việt Nam.

Một trong những nguồn tin cho biết CapitaLand đang xem xét mua một phần dự án thành phố nghỉ dưỡng Ocean Park 3 rộng 294 ha gần Hà Nội, hoặc một dự án khác ở phía bắc thành phố Hải Phòng.

Giá trị của thỏa thuận vẫn đang được đàm phán, người này cho biết thêm, và các cuộc đàm phán đã đạt đến giai đoạn nâng cao.

Các nguồn từ chối nêu tên do tính nhạy cảm của vấn đề.

Khi được Reuters liên hệ, CapitaLand Development không bình luận trực tiếp về bất kỳ thỏa thuận tiềm năng nào với Vinhomes nhưng cho biết: “Việt Nam là một trong những thị trường cốt lõi của CapitaLand Development. Chúng tôi liên tục đánh giá các cơ hội đầu tư để phát triển sự hiện diện của mình tại quốc gia này.”

CapitaLand Development thuộc Tập đoàn CapitaLand – hiện có mặt ở 40 quốc gia – tham gia bán lẻ, văn phòng, khu dân cư, khu kinh doanh và trung tâm dữ liệu cùng các doanh nghiệp khác. Công ty này đã có một danh mục các dự án khu dân cư, chung cư cao cấp, tại 4 thành phố của Việt Nam.

Vingroup không bình luận gì về thương thuyết với CapitaLand, nhưng cho biết là một công ty niêm yết, họ sẽ tiết lộ thông tin nếu có bất kỳ giao dịch nào xảy ra.

Vinhomes được tách ra và niêm yết trên sàn chứng khoán trong nước vào năm 2018.

Lợi nhuận ròng của Vinhomes giảm 26% xuống 29 nghìn tỷ đồng (1,23 tỷ USD) vào năm 2022 so với một năm trước đó, trong khi tổng doanh thu giảm 27% xuống 62 nghìn tỷ đồng.

Cổ phiếu của Vinhomes đã mất 10% giá từ đầu năm đến nay, sau khi giảm 40% vào năm 2022 khi cuộc khủng hoảng bất động sản diễn ra ngày càng sâu.

*****

 

[ads_color_box color_background=”#f5f0f0″ color_text=”#444″]

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng muốn sang tay hơn 50 triệu cổ phiếu VIC, góp vốn công ty mới thành lập

Phạm Nhật Vượng dự kiến sẽ chuyển đổi hơn 50,7 triệu cổ phiếu VIC thành vốn góp 95% tại công ty mới GSM.

Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup (VIC) vừa có thông báo về việc dự kiến chuyển quyền sở hữu 50,8 triệu cổ phiếu VIC của cá nhân để góp vốn vào CTCP Di chuyển xanh và Thông minh (GSM), doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ cho thuê ô tô, xe máy điện và dịch vụ taxi VinFast. 

Số lượng cổ phiếu đăng ký giao dịch hơn 50 triệu cổ phiếu, chiếm 1,31% vốn điều lệ Tập đoàn Vingroup.

​​Phần vốn góp được định giá 2.850 tỷ đồng, xác định bằng giá bình quân 50 phiên của cổ phiếu VIC tính đến ngày 27/3/2023 và tương đương với 95% vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng của GSM.

Giao dịch dự kiến thực hiện từ 21/3 đến 19/4.

Ông Vượng hiện đang sở hữu 19,18% vốn điều lệ tại Vingroup, tương ứng hơn 742 triệu cổ phiếu VIC. Sau khi giao dịch hoàn tất, lượng cổ phiếu nắm giữ của ông Vượng sẽ giảm xuống còn hơn 691,2 triệu đơn vị, tương ứng 17,87% vốn.

GSM là công ty mới thành lập, chuyên cung cấp dịch vụ cho thuê ô tô, xe máy điện và dịch vụ taxi VinFast. GSM hoạt động trong 2 mảng chính: cho thuê ô tô – Xe máy điện và Taxi điện.

Toàn bộ xe do GSM cung cấp và sử dụng là ô tô và xe máy điện VinFast, với quy mô đầu tư là 10.000 ô tô và 100.000 xe máy.

Trước đó, ông Phạm Nhật Vượng cũng đã dùng 243 triệu cổ phiếu, định giá ở mức 16.200 tỷ đồng để góp vốn thành lập Công ty Quản lý và đầu tư bất động sản VMI.

VMI được thành lập với mục tiêu hỗ trợ các nhà đầu tư vốn nhỏ có cơ hội đầu tư bất động sản, quản lý các bất động sản và phát triển thị trường thứ cấp nhằm tăng thanh khoản và giá trị cho các bất động sản của Vinhomes.

[/ads_color_box]




 



CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (4)
  • comment-avatar
    Nguyễn Tuấn Anh 1 year

    Có thể Vingroup đang thực hiện 1 cuộc tháo chạy vĩ đại, The Great Escape, khỏi đất nước vô cùng mến yêu của các bác

    • comment-avatar
      sanjose,CA 1 year

      may be, he smells something…..???

      just may be

  • comment-avatar
    Ngô Huy Tiếp 1 year

    Ông Vượng đang tính chuyện dài hơi ở nước ngoài chăng? Kinh doanh luôn gắn chặt với tình hình chính trị – xã hội trong nước, khu vực và quốc tế.

  • comment-avatar
    WTHANHF 1 year

    Hy vọng VinGroup tái cấu trúc thành công & tồn tại👍