VNTB – Có cần thi tốt nghiệp bất chấp dịch bệnh?

VNTB –  Có cần thi tốt nghiệp bất chấp dịch bệnh?

Lynn Huỳnh (thực hiện)

(VNTB) – Các em học sinh bây giờ như người tay không, không võ nghệ, không tinh thần thép, chuẩn bị vào hang cọp. Tốt nghiệp tỉ lệ bao nhiêu ư, nó nói lên được điều gì trong cơn bấn loạn xã hội vì bệnh dịch đang tác oai tác quái?

 

Do dịch bệnh ảnh hưởng rất nghiêm trọng, khó lường, nếu tổ chức thi sẽ lây nhiễm, tốn hàng trăm tỷ đồng, tỉ lệ thí sinh rớt chỉ 0,2% do đó không nên tổ tổ chức kỳ thi THPT, nếu các trường đại học tốp trên có yêu cầu thì tự tuyển sinh riêng cho chất lượng, nên đặc cách tốt nghiệp hết, trong thời dịch bệnh này mà vẫn tổ chức nên xem lại có vấn đề.

+ Ông Hoàng Xuân Đức: Phương án tuyển sinh chia làm 2 đợt của bộ giáo dục và theo khảo sát ý kiến của các trường mà một số tờ báo đã thực hiện, tôi thấy phương pháp tuyển sinh này hoàn toàn thụ động và không công bằng giữa các địa phương.

Đối với thi trước tất nhiên là không công bằng rồi vì liên quan đến phổ điểm/ dạng đề/ thời gian ôn luyện. Còn đối với các tỉnh thành phố thi đợt sau lại càng không khả thi và không công bằng cho các thí sinh này vì rằng: Nếu tính tỷ lệ chọi 1 suất phải đạt để vào trường yêu thích, thì thay vì đồng loạt tất cả với thí sinh cả nước nay lại chọi ngay với những bạn cùng lứa cùng tỉnh thành cùng trường của mình.

Việc này gây áp lực quá lớn cho thí sinh trong cùng địa phương và trong cùng ngành trường yêu thích) với số chỉ tiêu ‘vớt vét’, hay nói thẳng là ‘ân huệ’ này với con số quá nhỏ. Tôi khẩn thiết ý kiến và mong muốn cộng đồng có con em nên ý kiến.

Tôi góp ý đề xuất : Một. Tốt nhất là phương án thi cùng 1 lần. Hai. Nếu không tổ chức được phương án một hãy tổ chức thi làm 2 đợt như bộ giáo dục đã công bố nhưng hòa chung điểm đợt 1 và đợt 2, và tiến hành xét tuyển cùng lúc, phương án này tuy có chậm hơn 1 thời gian, nhưng chắc chắn mất thời gian không nhiều, và mang lại công bằng hơn cho thí sinh cả nước.

+ Bà Hoàng Anh: Tôi là phụ huynh của cháu năm nay thi. Bao lo lắng mong chờ đến ngày thi cho dù kết quả như thế nào tôi cũng mong cho hoàn thành, chứ để lâu bản thân các em cũng mệt và phụ huynh thêm lo lắng.

Bản thân tôi nhận thấy nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT thì tỷ lệ trật là rất thấp. Năm nay lại dịch bệnh nên cho các cháu miễn thi tốt nghiệp toàn quốc. Còn các cháu nào có nguyện vọng vào các trường đại học thì vẫn thi bình thường để xét tuyển vào các trường đại học như mong muốn. Vấn đề thi đợt 1 và đợt 2 tôi thấy không nên. Để thỏa mãn không có sự so sánh về đề thi nên thi cùng 1 đợt, vì đằng nào thời điểm nhập học các trường đại học cùng chung ngày hội vào trường. Nếu chỉ xét tốt nghiệp thì giảm tải được rất nhiều vì rất nhiều em không đăng ký thi đại học. Đây là ý kiến bản thân tôi và cũng là nguyện vọng.

+ Học sinh lớp 12, Nguyễn Tiết Huy: Dịch Covid-19 bùng phát đợt này mạnh quá làm nhiều người tử vong. Đồng ý là họ cũng mang những căn bệnh nan y, cộng thêm dịch Covid-19 này làm sao chịu nổi? Người khỏe mạnh mà mắc bệnh dịch Covid này chịu không nổi nữa, nói gì các ca tử vong này.

Tôi cho rằng nên dừng thi tốt nghiệp THPT, vì đang vào dịch bùng phát mạnh, rất nguy hiểm cho sức khỏe và tánh mạng của học sinh. Nên xét đặc cách cho học sinh là cách bảo vệ sức khỏe và tánh mạng của học sinh mình. Vả lại các chuyên gia trong ngành giáo dục của các trường đại học cũng lên tiếng nên hủy kỳ thi tốt nghiệp THPT. Các trường đại học sẽ có cách tuyển sinh vào trường đại học riêng. Vì thế kính xin đừng duy ý chí với liệu pháp tinh thần là ‘quyết tâm chính trị’ để thực hiện 3 ngày ‘tụ tập đông người’ trên toàn quốc để thi tốt nghiệp.

+ Thầy giáo Nguyễn Phú Cường: Theo tôi nên xét tốt nghiệp tất cả học sinh và tổ chức kỳ thi riêng cho những học sinh muốn dùng điểm đó để xét tuyển vào các trường top đầu xét tuyển theo hình thức trên, vì học sinh sẽ chia làm 2 nhóm:

– Nhóm 1: Nhóm thí sinh đã “Đạt” có một suất học đại học thông qua việc xét học, xét tuyển thẳng. Vì thế họ không quan trọng kỳ thi tốt nghiệp này lắm. Chỉ cần bằng tốt nghiệp mà mọi năm tỉ lệ tốt nghiệp đều trên 95% (Nhóm đặc cách tốt nghiệp).

– Nhóm 2: Nhóm thí sinh cần thi các trường top đầu, các thi sinh không đạt trong các đợt tuyển sinh thông qua xét học bạ, các thi sinh tự do. Họ là những người thực sự muốn thi muốn chứng minh khả năng của mình. Vì thế nên cho họ được thi đúng như dự kiến.

Theo tôi phương pháp chia nhóm này là thực sự cần thiết trong tình hình hiện tại:

Thứ 1 có thể giảm gánh năng nhân lực lẫn vật lực cho việc tổ chức thi và công tác y tế, dễ dàng hơn trong công tác quản lý và đảm bảo an toàn trong cuộc thi.

Thứ 2 phần nào làm an tâm cho thí sinh và phụ huynh, giảm bớt áp lực cho học sinh.

Thứ 3 học sinh và gia đình được tự quyết việc thi hay không thi tại thời điểm hiện tại.

Thứ 4 dễ dàng hơn cho các trường trong công tác tuyển sinh.

Nếu thi làm 2 đợt như ý kiến thì sẽ xét tuyển làm 2 đợt hay chung 1 đợt sau khi có kết quả thi của đợt 2? Nếu xét làm 2 đợt theo số lượng tuyển sinh phân ra theo tỉ lệ thí sinh dự thi thì liệu có công bằng không, khi chắc chắn sẽ có trường hợp điểm cao hơn nhưng vẫn rớt, còn điểm thấp hơn sẽ đậu chỉ vì thi số lượng tuyển sinh 2 đợt đã khoán sẵn khác nhau?

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)