Đầu tiên, là việc công ty này tiến hành thương lượng nhiều lần (3 lần) với khách hàng, và chốt giá 500 triệu để đổi lấy sự im lặng. Nhưng đồng thời lại tiến hành báo với công an. Việc cố tình kéo dài thương lượng và “gài bẫy” khách hàng ở lần sau cùng này, vô tình khiến công ty giẫm đạp lên khoản 6, Điều 8. Quyền của người tiêu dùng quy định, trong đó: “Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.”
Thứ hai, ông Phạm Lê Tấn Phong – Giám đốc Đối ngoại của THP, trong trả lời phỏng vấn trang tin Soha, cho rằng: “Hiện giờ cơ quan điều tra cũng đang trong quá trình thẩm vấn, lấy lời khai và vẫn chưa xác định được chai nước có ruồi trong đó là thật hay là do người ta ngụy tạo.” Nếu như thế, thì tại sao THP lại tiến hành thương lượng nhiều lần và tiến tới chốt giá 500 triệu để đổi lấy chai nước? Phải chăng, bản chất của chai nước đã có ruồi và THP tạo sự thông đồng giả vờ (tiến hành thương lượng nhiều lần) nhằm đẩy người dân vào vòng lao lý, và đồng thời sau đó, sử dụng truyền thông (đưa tiền viết bài) nhằm răn đe những ai muốn tố cáo chất lượng đối với sản phẩm công ty này?
Chưa kể, ông giám đốc đối ngoại khẳng định “Tôi chỉ muốn các bạn hiểu rằng, chúng tôi là doanh nghiệp nước giải khát hàng đầu Việt Nam với hệ thống và quy trình sản xuất khép kín hoàn toàn, tiêu chuẩn quốc tế. Thế thì ruồi ở đâu ra mà ruồi?” Vậy thì ông Phạm Lê Tấn Phong giải thích như thế nào với dãy sự kiện liên quan đến công ty ông như sau:
Tháng 6/2009, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Bộ Công an – văn phòng phía Nam (C15B) phát hiện 26 tấn hương liệu hết hạn (thuộc sở hữu công ty THP) nằm trong ba container được cất giấu tại 169 Nơ Trang Long, Q.Bình Thạnh (TP.HCM).
Tháng 6/2012, ông Trần Quốc Tuấn (TP.HCM) bị bắt do có hành vi tống tiền THP bằng chai trà xanh có con gián bên trong sản phẩm của tập đoàn này.
Tháng 4/2010, ông Võ Thành Công (trực ban Công an xã Bình Chánh, TP.HCM), phát hiện 1 cánh bướm ngay trong chai Dr.Thanh khi mua tại căng tin của UBND xã về uống.
Tháng 12/2012, gia đình ông Lê Cao Tánh (Lâm Đồng) phát hiện ra trong những chai trà xanh 0 độ (THP) có chứa chật lạ, đặc quánh, tạo thành những cục màu nâu.
Tháng 6/2012, ông Ngô Hồng Sơn (Hà Nội), cũng phát hiện một vật thể lạ trong chai nước trà xanh C2 rong nắp có dính cặn đen và bên trong chai có váng màu nâu trắng đóng cục nổi lên mặt.
.
Một là, ông Minh dù trong vai người tiêu dùng, và được bảo vệ bởi Điều 8 – “Quyền của người tiêu dùng”, tuy nhiên các hành vi của ông trong lời nói và hành động lại khiến cho ông rơi vào trạng thái uy hiếp nhằm chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn (như in đậm) – Theo điều 135 – Bộ luật hình sự, cụ thể: “1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm”. Tiếp đó, theo Điều 4 của Bộ luật dân sự, về “Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận” có ghi rõ: “Trong quan hệ dân sự, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào.”
Hai là, ông Minh thay vì liên lạc với Ban bảo vệ Người tiêu dùng tỉnh Bình Dương cũng như đưa lên báo đài đầu tiên nhằm buộc THP phải có trách nhiệm với sản phẩm mình hơn (nhất là khâu kiểm soát chất lượng sản phẩm), thì ngược lại, ông tìm cách liên lạc với THP nhằm đổi lấy số tiền mà ông đưa ra. Nhưng vậy, bản thân ông không tạo ra sự minh bạch trong tiêu dùng sản phẩm, mà ngược lại tìm cách trục lợi cho chính bản thân mình thông qua sản phẩm lỗi xã hội. Nó không khác gì hành động tiếp tay, thông đồng với doanh nghiệp hay nói đúng hơn là ủng hộ luật im lặng do các doanh nghiệp làm ăn bê bối đặt ra.
Trong khi đó, với người dân, hãy là một người tiêu dùng thông minh vì cộng đồng, qua đó bình tĩnh xử lý các vấn đề liên quan đến lợi quyền người tiêu dùng của mình, nghĩa là nắm vững luật pháp, và dựa vào luật pháp để xử lý các sai phạm mà doanh nghiệp gây ra cho mình, thay vì dùng các sản phẩm lỗi để trục lợi cá nhân, đây cũng là cách góp phần răn đe nhằm giảm thiểu các sản phẩm đầu độc người Việt do doanh nghiệp trong nước sản xuất ra.