Việt Nam Thời Báo

VNTB – “Công an xã tiếp tục làm rõ có hay không công an xã đánh người”?

Đinh Liên (VNTB) Ông Nguyễn Tâm (Lộc Thành – Bảo Lâm – Lâm Đồng) được ông Nguyễn Trung Hiếu, Phó trưởng Công an xã mời lên làm việc.

Sáu công an viên, trong đó có cả ông Phó trưởng công an xã đã thi nhau đánh ông tới tấp, điện thoại bị đập vỡ… Trong khi đó, phía công an xã lại cho rằng, họ chỉ mới “tát tai.” Và những cái “tát tai” tại đồn công an xã đã khiến cho ông Nguyễn Tâm bị chấn thương phần mềm ở vùng đầu, ngực và lưng.

Trường hơp sáng tới đồn bình thường, chiều ra khỏi đồn mang thương tích nặng (thậm chí là tử vong) không còn là chuyện mới lạ tại Việt Nam. Nơi những điều tra viên sẵn sàng sử dụng dùi cui và các phương tiện khác để buộc người dân phải khai theo ý đồ của họ. “Đánh để khai” dường như trở thành biện pháp quen thuộc nhất để làm nên thành tích cho công an Việt Nam – “Cơ quan điều tra Việt Nam thuộc hàng giỏi nhất thế giới”, như cách ông Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền tự hào với báo giới. 

Càng ngày, “công an nhân dân các cấp” trong mắt người dân trở thành “hung thần nhân dân”. Và điều ngược đời là, thể chế “của dân, do dân, vì dân” lại tạo điều kiện làm nảy sinh các hung thần này.

Cụ thể, quyền im lặng hay biện pháp sử dụng camera, ghi âm khi hỏi cung – vốn là những quyền lợi cơ bản của bị can nhằm bảo vệ mình trước rủi ro bức cung, nhục hình đều bị không ít vị ĐBQH bên ngành công an, tư pháp phản đối. Họ cho rằng, sử dụng biện pháp đó là cản trở quá trình điều tra, là tiếp tay cho “diễn biến hòa bình”.

Riêng đối với ông Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nhà nước, ông không chấp thuận việc “chống truy bức, nhục hình, camera và ghi âm” vì cho đây là “một yếu tố rất nhỏ”, ông nhấn mạnh yếu tố “công tác cán bộ quan trọng hơn.”. Nhưng ông Phó chủ nhiệm UB Tư pháp quên rằng, công tác cán bộ chính là công tác chuyển biến nhận thức, từ việc dùng dùi cui, bức cung, nhục hình sang các biện pháp điều tra phi bạo lực khác. Tuy nhiên, để có sự biến chuyển đó, thì không chỉ tác động trên lời nói, mà nó phải đến từ việc giám sát hành vi cán bộ. Một khi hành vi của cán bộ (ở đây là điều tra viên) không được giám sát (bằng camera, ghi âm) thì họ sẽ “chẳng dại gì” nhận thức theo hướng bảo vệ nhân phẩm người dân, mà nghiêng hẳn về nhận thức “phá án nhanh, giỏi nhất thế giới.” 

Nói ngắn gọn, sự thoái hóa về mặt nhận thức đạo đức ứng xử đến từ chính việc buông lỏng giám sát quyền lực của công an viên. Việc chú trọng “công tác cán bộ” mà xem thường “camera, ghi âm giám sát” không khác gì bản chất “Công an xã tiếp tục làm rõ có hay không công an xã đánh người”?
Điều đó cho thấy, một khi nhận thức từ chính những ĐBQH, quan chức nhà nước – vốn đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân chưa thoát ra khỏi ý chí cá nhân, ý chí ngành, biện hộ cho hành vi bức cung, nhục hình bằng “sự thích nghi với tính vô nhân đạo của chế độ”, khiến các hành vi đi ngược quyền con người kia trong mắt các “đầy tớ” là một vấn đề bình thường, chuyện nhỏ thì việc phòng tránh xâm hại quyền nhân thân, nhân phẩm và danh dự của người dân Việt Nam khi đối mặt với “công cụ” của cơ quan hành pháp vẫn là câu chuyện xa vời. 
Nạn nhân Nguyễn Mậu Thuận bị ông Hoàng Ngọc Tuyên, nguyên phó trưởng công an xã Kim Nỗ (Đông Anh – Hà Nội) cùng các công an viên sử dụng dùi cui cao su bức cung, gây ra cái chết thảm.
Tin liên quan: Công an nói chỉ tát tai. Ông Tâm nói “họ đấm vào đầu, ngực và tôi chỉ biết ôm mặt đỡ. Sau đó, ông Hiếu phó công an đã đánh một cùi chỏ vào lưng khiến tôi ngất xỉu”.
Sáng 31-5, ông Trần Văn Dương, Trưởng Công an xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng) cho biết: “Công an xã đang tiếp tục làm rõ có hay không việc công an xã đánh người khi mời lên trụ sở làm việc. 


Ảnh minh họa


Sự việc xảy ra vào khoảng 21g đêm 30-5. Tổ trực Công an xã do ông Nguyễn Trung Hiếu, Phó trưởng Công an xã phụ trách có mời ông Nguyễn Tâm (51 tuổi, ngụ tại thôn 8A, xã Lộc Thành) lên trụ sở Công an xã làm việc để lấy lời khai về việc ông Tâm đánh vợ. Lúc này, ngoài ông Hiếu còn có 5 công an viên khác cùng làm việc với ông Tâm.
Theo thông tin do tổ trực cung cấp, trong quá trình lấy lời khai, ông Tâm có những hành động gây khó dễ cho công an nên có người trong tổ trực đã tát tai ông Tâm. Tôi mới nghe vậy, còn đánh như thế nào thì chúng tôi sẽ điều tra sau. Hiện chưa thể kết luận nhưng nếu những công an trong tổ trực làm việc sai nguyên tắc thì chúng tôi sẽ xử lý nghiêm theo quy định”.
Theo lời kể của ông Nguyễn Tâm, khoảng 19g tối 30-5, giữa ông và vợ là bà Nguyễn Thị Lá (51 tuổi) có xảy ra xích mích. Sau đó, bà Lá có đến Công an xã Lộc Thành để trình báo về việc bị ông Tâm đánh. Khoảng 21 giờ, có 6 công an xã đến mời ông lên trụ sở Công an xã làm việc. Trong quá trình làm việc, tất cả 6 công an đã dùng tay đánh ông túi bụi.
“Họ đấm vào đầu, ngực của tôi và tôi chỉ biết ôm mặt đỡ. Sau đó, ông Hiếu phó công an đã đánh một cùi chỏ vào lưng khiến tôi ngất xỉu. Khi tỉnh dậy, điện thoại của tôi cũng bị tịch thu nên không thể liên lạc cho người nhà tới đón nên tôi phải chống gậy mới đi về nhà nổi”- ông Tâm kể.
Sáng 31-5, ông Tâm được người nhà đưa đến Bệnh viện II Lâm Đồng để kiểm tra. Kết quả siêu âm, chụp X- Quang và chụp phim tại các vùng bị chấn thương, ông Tâm bị chấn thương phần mềm ở vùng đầu, ngực và lưng.
Theo Tuổi trẻ

Tin bài liên quan:

(VNTB)-Ám ảnh vì bị nhục hình

Phan Thanh Hung

VNTB – Công an xã xịt hơi cay làm mờ mắt dân: nạn nhân nói gì?

Phan Thanh Hung

Hoãn xử lại vụ “5 công an dùng nhục hình” vì lý do “đột xuất”

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo