Việt Nam Thời Báo

VNTB – Công Hàm 257/HC-2016 của Việt Nam gởi Liên Hiệp Quốc

Việt Nam đã hai lần gửi công hàm cho Liên Hiệp Quốc, giải thích công thư Phạm Văn Đồng 1958 bằng lập luận khẳng định chính thể Việt Nam Cộng hoà là một chính thể độc lập, có đủ mọi quyền pháp lý quản lý hai quần đảo HSTS, còn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có quyền tài phán với hai quần đảo vào thời điểm đó cho nên công thư của Phạm Văn Đồng là vô hiệu.

Lần thứ nhất là Công hàm 257-HC năm 2016, lần thứ hai là Công hàm A/72/692 năm 2018

Công Hàm 257/HC-2016
PERMANENT MISSION
OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
TO THE UNITED NATIONS

866 U.N. Plaza. 4th Floor, Suite 435
New York. N. Y. 1007
(212) 644-0594. (212) 644-0831
(212) 644-2535. (212) 644-1564
Fax (212) 644-5732

PHÁI ĐOÀN THƯỜNG TRỰC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TẠI LIÊN HIỆP QUỐC

Công hàm 257/HC-2016

Phái Đoàn Thường Trực Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc xin được gửi lời chào trân trọng đến tất cả các Phái Đoàn Thường Trực của các Quốc Gia Thành Viên tại Liên Hiệp Quốc và, để trả lời Công Hàm Số CML/59/2016 ngày 01 Tháng Bảy 2016 của Phái Đoàn Thường Trực Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa tại Liên Hiệp Quốc, chúng tôi trân trọng khẳng định quan điểm của Việt Nam như sau:

Việt Nam kiên quyết bác bỏ tất cả các nội dung, đặc biệt là các lý luận sai trái của Trung Quốc, được nêu ra trong Công Hàm nêu ở trên. Trung Quốc đã bẻ cong sự thật để có thể đòi chủ quyền bất hợp pháp đối với các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường của Việt Nam và cũng để hợp thức hóa việc họ sử dụng vũ lực trên Biển Đông để xâm chiếm Quần Đảo Hoàng Sa, một vài đảo và bãi đá ở Quần Đảo Trường Sa vào hai năm 1974 và 1988. Các hành vi đó đã ngang nhiên vi phạm Điều Lệ của Liên Hiệp Quốc và nguyên tắc ngăn cấm đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong các quan hệ quốc tế.

Trong các thời kỳ bảo hộ và thuộc địa, Pháp Quốc, đại diện cho Việt Nam, đã thực thi các hành động bảo vệ chủ quyền trên các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng một chuỗi biện pháp quản lý và tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên trên các đảo thuộc những Quần Đảo này. Lý luận của Trung Quốc cho rằng Pháp chưa bao giờ trao chủ quyền của Quần Đảo Trường Sa cho Việt Nam là hoàn toàn trái ngược lại với sự thật và nguyên tắc của pháp luật quốc tế liên quan đến sự thừa kế Quốc Gia. Vào năm 1933 sự kiện sau đây đã được khẳng định rõ ràng, Chính Quyền Pháp ở Đông Dương đã sát nhập Quần Đảo Trường Sa vào Tỉnh Bà Rịa lúc đó còn là thuộc địa của Pháp. Hành động trả lại Nam Kỳ cho Việt Nam, mà Bà Rịa là một tỉnh quan trọng, Pháp hiển nhiên đã ủy quyền Quần Đảo Trường Sa, đã sát nhập vào tỉnh Bà Rịa trước đây, cho Việt Nam. Tại Hội Nghị Hòa Bình San Francisco năm 1951, khi phái đoàn Việt Nam khẳng định chủ quyền lịch sử trên các Quần Đảo Trường Sa và Hoàng Sa, không có bất cứ Quốc Gia Thành Viên nào phản đối, Pháp cũng không phản đối. Khi Pháp rút quân khỏi Việt Nam vào năm 1956, Việt Nam Cộng Hòa thừa kế chủ quyền của Quần Đảo Trường Sa từ Pháp. Thông qua Lệnh Số 143-NV ngày 22 Tháng Mười 1956, Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa đã chuyển hành chính của Quần Đảo Trường Sa từ Tỉnh Bà Rịa sang Tỉnh Phước Tuy.

Giữa những năm 1954 và 1975, Việt Nam tạm thời bị chia đôi. Vì vị trí địa lý, vào thời gian đó, các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của quốc gia Việt Nam Cộng Hòa (Nam Việt Nam). Do đó, sự kiện Việt Nam Cộng Hòa thực thi trách nhiệm chủ quyền đối với hai Quần Đảo này trong thời kỳ đó là hoàn toàn hợp lý và hợp pháp trong bối cảnh khi đó. Hành xử quốc tế chứng minh rằng trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, cũng có những Quốc Gia bị chia cắt như Việt Nam, thí dụ Đức Quốc, Yemen… Và do vậy, lý luận của Trung Quốc dựa trên sự chia cắt của Việt Nam vào thời kỳ đó là hoàn hoàn không có căn cứ pháp lý. Năm 1975, sau khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm Quần Đảo Hoàng Sa (vào Tháng Giêng 1974), Chính Phủ quốc gia Việt Nam Cộng Hòa đã ra Văn Thư liệt kê các bằng chứng lịch sử trích từ thư tịch Quốc Gia chứng minh rõ ràng và thuyết phục chủ quyền truyền đời của Việt Nam trên Quần Đảo này. Ngược lại, Văn Thư của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc năm 1980 đã không đưa ra được bằng chứng thuyết phục nào để hỗ trợ cho việc Trung Quốc đòi chủ quyền với hai Quần Đảo trên. Hơn nữa, lý lẽ của Trung Quốc về thời kỳ Việt Nam bị chia đôi làm tổn hại nghiêm trọng đến cảm xúc của người Việt Nam và hoàn toàn không giúp ích được gì cho tình hữu nghị của hai quốc gia.

Lý luận của Trung Quốc trong đoạn thứ 8 của Công Hàm Số 59/CML/2016 hoàn toàn trái ngược với tinh thần của Thỏa Thuận về Những Nguyên Tắc Cơ Bản Chỉ Đạo Giải Quyết Vấn Đề Trên Biển Giữa nước Việt Nam và nước Trung Quốc được ký vào Tháng Mười 2011. Những vấn đề tranh chấp lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Đông về hai Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những tranh chấp này mang tính pháp lý và tồn tại khách quan và tạo thành một yếu tố trong các tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Biển Đông. Chính Trung Quốc rất nhiều lần khẳng định có hai tranh chấp cốt lõi ở Biển Đông giữa Trung Quốc và vài quốc gia ASEAN, đó là tranh chấp chủ quyền một vài bãi đá và hải đảo trên Biển Đông và các tranh chấp về biên giới lãnh hải. Trung Quốc đã bác bỏ sự tồn tại của các tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề chủ quyền của Quần Đảo Hoàng Sa, quần đảo này hiển nhiên là ở trong hải phận Biển Đông, và do đó Trung Quốc đã hoàn toàn mâu thuẫn trong lý luận của họ.

Một lần nữa, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam trên hai Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hãy tôn trọng và thực thi trách nhiệm pháp lý quốc tế của Trung Quốc, hãy dừng lại các hành vi làm cho tình hình tranh chấp thêm phức tạp, bằng phương pháp hòa bình, hãy cùng Việt Nam và các bên liên quan tìm giải pháp thỏa thuận các tranh chấp trên Biển Đông một cách công bằng và khách quan, theo luật quốc tế, đặc biệt là Điều Lệ của Liên Hiệp Quốc liên quan đến Công Ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Phái Đoàn Thường Trực Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc xin được tận dụng cơ hội này để yêu cầu các Phái Đoàn Thường Trực của các Quốc Gia Thành Viên tại Liên Hiệp Quốc sự bảo đảm sự kiện này nhận được sự quan tâm cao nhất.

New York, 25 Tháng Tám 2016

Tin bài liên quan:

VNTB – Hồ sơ: Sài Gòn – nhà thương thí

Baraju T. Ogelefecejo

VNTB – Cải Cách Ruộng Đất ở Việt Nam (bài 2)

Bùi Ngọc Dân

VNTB – Kỷ niệm 71 năm Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền – Liên Hiệp Quốc và vấn đề b

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo