VNTB – Công ty sách bắt tay với nhà trường để làm ăn? SOS! 

VNTB – Công ty sách bắt tay với nhà trường để làm ăn? SOS! 

Giang Tử

(VNTB) – Thật là đau đớn khi con cháu chúng ta bị giao phó vào tay một bộ giáo dục, chỉ biết đến có tiền! Buồn lắm thay.

 

Sách giáo khoa lớp 1: Dã man, trấn lột, phi giáo dục…cạn mọi lời bình!

Đó là cảm xúc bùng lên trong tôi khi xem cái danh sách 23 loại sách của một đứa trẻ lớp 1 phải mua với trị giá 807 ngàn đồng. Với số tiền này, một gia đình trung lưu thì không thành vấn đề. Với gia đình công nhân, nó là một món khá. Với gia đình nông dân, nó là một món lớn. Còn với những gia đình đang thất nghiệp, đang điêu đứng vì covid, nó là cả một gánh nặng khổng lồ… (fb CảnhTrầnThanh)

Tuy nhiên tôi không muốn nói sâu về tiền. Bởi người Việt chúng ta rất coi trọng việc học hành của con cháu. Sẵn sàng nhịn ăn nhịn mặc để cho con cháu được học hành tử tế. Thế nhưng, cái món 23 cuốn sách chồng lên lưng một đứa trẻ lớp 1 kia có đem lại cho chúng một nền học vấn tử tế không?

Xin thưa là không! Thậm chí nhiều cuốn sách trong đó còn dạy chúng những điều chưa cần thiết.

Nếu làm giáo dục một cách khoa học, trong sáng và nhân bản, trẻ lớp 1 chỉ cần cuốn tập đọc, tập viết và sang kỳ 2 có thể thêm cuốn toán trong con số 10. Hết! Còn các giờ hát, vẽ, thể dục… không cần sách! Chỉ cần các cô giáo có kỹ năng, hướng dẫn chúng vui chơi, xong!

Đằng này, la liệt là sách và vở bài tập. Đến người lớn nhìn vào còn hoa mắt chóng mặt và tự hỏi: ngành giáo dục đang làm cái trò gì đây? Họ đang định biến trẻ em nước Việt thành một lũ đơ vì núi kiến thức sách vở họ định nhồi vào cái đầu non trẻ của chúng sao?

Chúng đến lớp đến trường để chơi. Để vui bạn vui bè. Rồi chúng lớn lên chúng sẽ học, sẽ đọc, sẽ dần tích lũy kiến thức cần thiết cho đời người…

Thế mà nay, thậm chí họ cho trẻ học cả cuốn sách: “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống” dành cho trẻ lớp 2 đến lớp 5!

Ôi trời đất quỷ thần ơi! Tấm gương Hồ Chí Minh, các quan nhân nước nhà mũ cao áo dài hô hào học theo cả hàng vài chục năm nay, chả thấy ai được chữ nào: ông cụ dạy chí công thì họ toàn tư túi. Cụ dạy cần kiệm thì họ xa hoa phung phí, biệt phủ ăn chơi gấp trăm lần vua chúa xưa. Cụ dạy phải trong sạch thì ông nào ông ấy từ trên xuống dưới mặt mũi đen ngòm vì vơ vét, nhũng loạn dân lành…Thế mà nay họ định bôi trét cái gì lên tâm hồn trẻ thơ?

Không phải là bất thường đâu. Mà là cực kỳ bất thường, phi lý, vô giáo dục khi người ta nhét cho con cháu chúng ta mớ sách hổ lốn kia! Họ đang nhắm mắt làm liều, tìm mọi cách vơ vét móc túi người dân: tôi nói về ngành giáo dục và bọn làm sách giáo khoa ấy!

Thật là đau đớn khi con cháu chúng ta bị giao phó vào tay một bộ giáo dục, chỉ biết đến có tiền! Buồn lắm thay.

“Năm nay đời sống người dân bị ảnh hưởng vì COVID-19 rất nghiêm trọng. Phụ huynh là người lao động tăng thêm 50.000 đồng trong chi phí mua sắm đồ dùng học tập cho con cũng thành gánh nặng đối với họ”. Giáo viên một trường tiểu học tại TP.HCM nói như vậy trước nhiều khoản tiền “bủa vây” phụ huynh đầu năm học mới. (báo Tuổi trẻ)

Nhiều lớp học sinh mua gần 1,2 triệu đồng mua sách

Năm học 2020 – 2021 là năm đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 1. Cùng với đó, sách giáo khoa (SGK) cho chương trình mới này được “xã hội hóa”, mức giá tăng so với SGK lớp 1 của năm học trước.

Tuy nhiên, theo niêm yết giá của các nhà xuất bản (NXB), một bộ SGK theo đúng quy định của Bộ GD-ĐT không quá 200.000 đồng. Ví dụ các bộ SGK lớp 1 của NXB Giáo Dục Việt Nam có giá từ 179.000 – 194.000 đồng/bộ. Nhưng trên thực tế, nhiều phụ huynh có con vào lớp 1 phải chi số tiền gấp nhiều lần như thế do phải “mua kèm” sách bổ trợ, sách tham khảo, tài liệu và đồ dùng học tập.

Còn các lớp 2 đến lớp 12 hiện vẫn học theo SGK tương ứng với chương trình cũ do NXB Giáo Dục phát hành. “Nhưng một phụ huynh có con học lớp 8 cho biết đã nhận từ cô giáo chủ nhiệm của con danh mục sách phải mua “khiến nhiều người phát hoảng”.

Cụ thể, danh sách liệt kê 39 đầu SGK và sách bổ trợ “bắt buộc mua”, còn 17 đầu sách khác thuộc nhóm “tự chọn”. Tổng số tiền của sách bắt buộc phải mua trên 755.000 đồng, còn số tiền sách “tự chọn” là 434.000 đồng. Tính cả hai loại trong danh mục trên gần 1,2 TRIỆU ĐỒNG.

“Đây mới chỉ là “tiền sách”, chưa kể các loại tiền đầu năm mà một học sinh trung học phải mua như đồng phục, tiền nước sạch, tiền vệ sinh, tiền gửi xe, tiền hỗ trợ bán trú, học phí…”.

Ở các lớp bậc trung học, nhất là lớp cuối cấp, hàng chục đầu sách tham khảo được giáo viên hướng dẫn phụ huynh mua, thậm chí nhận “mua giúp”, đồng thời giáo viên sử dụng bài tập, ngữ liệu trong sách tham khảo để dạy, giao bài tập. Việc này khiến phụ huynh buộc phải mua thì con mới có sách học.

Khác với tiểu học không có “vở bài tập in” nhưng môn học nào trong danh mục sách trên cũng có kèm theo các loại sách bài tập, bài tập nâng cao, luyện giải toán qua Internet, thực hành toán theo phương pháp dạy học tích cực, thực hành kiểm tra đánh giá năng lực, giới thiệu bộ đề thi…

 

Vở in bài tập và “luật bất thành văn”

Trong danh mục 25 đầu sách/đồ dùng học tập của Trường tiểu học An Phong (TP.HCM) đang xôn xao trên mạng xã hội thực chất chỉ có 9 SGK trong danh mục quy định của Bộ GD-ĐT với tổng số tiền gần 200.000 đồng. Số còn lại là sách bổ trợ, dụng cụ học tập. Trong số này có những sách tuy không nằm trong quy định của Bộ GD-ĐT nhưng như “luật bất thành văn”, hầu hết các nhà trường đều yêu cầu học sinh phải có đủ. Đó là vở bài tập in của tất cả các môn học.

Ở hầu hết các trường học tại Hà Nội, TP.HCM giáo viên đều hướng dẫn học sinh tiểu học làm bài tập trên vở bài tập in. Trong khi đó học sinh vẫn đồng thời dùng vở viết thông thường để ghi bài và làm bài tập.

(Nguồn: https://tuoitre.vn/phat-hoang-voi-nhung-khoan-tien-bua-vay-dau-nam-hoc-20200907222135446.htm)

 

Bìa bao, cặp sách cũng “đồng phục”?

“Ông N.T. phụ huynh ở quận 10 – kể năm học mới bắt đầu khi dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, cuộc sống gia đình ông bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thu nhập giảm hẳn mà chi phí cho con đi học ngày càng tăng lên.

“Gia đình tôi có hai con, cháu lớn đang học Trường THCS NTP, cháu nhỏ đang học Trường tiểu học DMC ở quận 10. Ngoài việc yêu cầu học sinh đi học phải mua quần áo theo đồng phục như nhà trường quy định, đến cả cái bìa bao tập chúng tôi cũng phải mua theo đồng phục của trường”.

Các cuốn tập ngoài thị trường bây giờ đã có bìa cứng rất đẹp, chỉ cần dán nhãn vở lên rồi bao thêm 1 lượt giấy kiếng trong nữa là xong. Vậy mà nhà trường bắt học sinh phải mua bìa bao tập do trường phát hành, có logo, có tên trường và phải bao đúng màu bìa cho các môn” – phụ huynh này bức xúc.

Ngoài ra, ông nói thêm: “Tôi còn tốn thêm một khoản tiền để mua cặp đi học theo đúng mẫu do nhà trường đưa ra cho đứa con lớn. Trong khi cháu đã được tặng một cái balô rất đẹp từ trước nhưng không được sử dụng để đi học. Tôi hỏi bạn bè thân quen thì được biết có rất nhiều trường cũng có tình trạng này”.

Theo một số phụ huynh có con học tiểu học ở Hà Nội, thường nhà trường thông tin đăng ký mua SGK từ cuối năm học trước. Ngày tổng kết năm học cũ, học sinh được phát luôn sách cho năm học mới.

Mỗi học sinh được phát một túi bao gồm đủ sách cần dùng cho năm học sau. Trong số này, ngoài SGK, sách bài tập đi kèm còn có các vở bài tập in, vở tập viết. Cách làm này khiến phụ huynh đều hiểu “vở bài tập in”, thậm chí các sách tham khảo, bổ trợ khác đều là bắt buộc.

Tuy nhiên nhiều giáo viên cho rằng nếu không dùng vở bài tập thì phải có chỉ đạo bằng văn bản một cách cụ thể từ Bộ GD-ĐT và các sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT. Bởi với giáo viên, ban giám hiệu chọn sách nào phải dạy theo sách đó. “Nói chung chung là “không bắt buộc” nhưng thực tế hầu hết các trường tiểu học đều bắt buộc mà có ai bị xử lý gì đâu?” – một giáo viên kết luận.

 

Bài Tập In Sẵn: Lợi Hay Hại ?

GV sẽ đỡ phải viết bảng,

Học trò đỡ phải chép trên cuốn tập.

Gọi là học chay !

Thầy cô thì rất thích thú vì rảnh rang hơn!

 Học trò thì không cần rèn luyện chữ viết

 và vô hiệu hóa kênh ghi nhớ qua nét chữ tự viết nữa !

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)