Việt Nam Thời Báo

VNTB – Dạ Lữ Viện: có ai còn nhớ?

Phú Nhuận

 

(VNTB) – “Dạ Lữ Viện” là cái tên mà đến tận năm 2018 người ta vẫn còn nhắc đến…

 

Nhân bài viết “Trẻ ăn xin ở Việt Nam và trách nhiệm của nhà nước” đăng trên trang Việt Nam Thời Báo, xin được kể về một Sài Gòn từng có một khu gọi là “Dạ Lữ Viện”.

Tư liệu cho biết, ngày 16-11-1949, Dạ Lữ Viện ở số 345 Galliéni, Sài Gòn được khánh thành sau một thời gian xây dựng theo đề xuất của Bộ Xã hội. Ngôi viện này được dành cho người thất cơ lỡ vận, không nơi ngủ hằng đêm có thể đến để trú ngụ.

Rộng khoảng 200m2, mái ngói và các gian nhà được kiến trúc giống một cánh cửa mở vào một ngôi chùa. Với kiến trúc và cái tên viện như thế, có lẽ chính quyền muốn cho người mang kiếp nạn của phận làm người không no ấm khỏi có cảm giác là người được bố thí.

Đến khi ông Ngô Đình Diệm nắm chính phủ, những cuộc đụng độ thường xuyên khiến Dạ Lữ Viện tan hoang và số phận những con người ở đây trôi dạt tứ phương. Ngôi nhà Dạ Lữ Viện trở thành Ty Cảnh sát công lộ từ năm 1968 với tên là Cảnh sát Lưu Thông.

Một tài liệu lưu trữ thuật rành mạch như sau: Asile de nuit còn gọi là Dạ lữ viện địa phương được thành  lập dưới thời chánh phủ Trần Văn Hữu nằm tại đại lộ Gallieni tức là Trần Hưng Đạo về sau. Tòa nhà với cổng chánh có 3 cạnh với nóc tựa mái chùa nằm ở giữa và hai bên là hai dãy phòng và nhà ăn để phục vụ cho những người không nhà tá túc qua đêm và có miếng ăn. Dạ lữ viện địa phương được khánh thành vào ngày 16 tháng 11 năm 1949 vào lúc 18g30 bởi thủ tướng Trần Văn Hữu và ông trường quản lý vùng Sài Gòn – Chợ Lớn.

Năm 1957, Ty cảnh sát công lộ nằm sau lưng của tòa nhà quốc hội bị thu hồi và năm 1968 dời về Dạ lữ viện địa phương làm bộ chỉ huy.

Dạ lữ viện cῦng tổ chức một văn phὸng giới thiệu việc làm. Với danh sách người xin việc và thông tin việc làm được cập nhật mỗi tuần, văn phὸng được cho là giúp công ăn việc làm cho trên dưới 200 người từ thư kу́, lái xe đến giúp việc và phu phen.

Cὸn “Bὶnh dân phạn điếm” do kiến trúc sư Vō Ðức Diêm xây dựng gần chùa Phổ Giác thὶ được báo Trung Bắc Tân Văn, số ra ngày 17/3/1940 gọi bằng cái tên “nơi cực lạc của những kẻ đầu đường xό chợ”.

“Dạ Lữ Viện” lại đến nhắc đến ở những năm đầu 2000 với tin tức về khu nhà tập thể Dạ Lữ Viện, tại số 42/6 và 42/10 Nguyễn Văn Cừ, phường Cầu Kho, quận 1, TP.HCM. Đây là nơi cư ngụ của người nghèo tứ xứ, sống chen chúc, tạm bợ trong những căn phòng rách nát. Nhiều người vật lộn với đủ thứ nghề để kiếm sống và không ít bà mẹ già tiều tụy vì con…

Tin tức cho biết, năm 1982, khi một số hộ dân tại khu vực Dạ lữ viện ở Sài Gòn trước đó đi kinh tế mới trở về không có nơi cư trú, sống lang bạt trong chợ Nancy thì chính quyền địa phương đã bố trí một làm nơi tạm cư cho họ và gọi luôn tên khu Dạ Lữ Viện.

“Ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi đến căn nhà chung Dạ Lữ Viện là hàng chục ô nhỏ dành cho từng căn hộ chưa đầy 6 m2 liền kề nhau trong một không gian tối tù mù, dù là lúc này mới 2 – 3 giờ trưa.

Một ô nhỏ như thế này phải gồng mình từ 5 đến 7 nhân khẩu nên chỉ có những đứa trẻ hoặc người già mới được “ưu tiên” ở trong nhà. Còn thanh niên phải đem ghế bố ra ngoài đường để ngủ. Chị Lê Thị Hà, một người cư ngụ lâu năm tại đây, cho biết: “Khổ nhất là gặp trời mưa, những người ngủ ngoài đường phải trú mưa ở các khu nhà xung quanh chờ trời sáng. Đó là chưa kể những nguy hiểm rình rập như tai nạn giao thông do người đi đường say xỉn hay phụ nữ bị sàm sỡ…” – trích ghi chép của một nhà báo.

Một ghi chép khác vào năm 2008 mà có lẽ giờ đây nhân vật chính cũng đã mãn phần: “Bà Nguyễn Thị Nguyệt, 42/10 Nguyễn Văn Cừ, có người con gái bị phạt tù vì buôn bán ma túy, phải nuôi 3 đứa cháu và 3 đứa chắt. Bà Nguyệt đã kề cái tuổi 80 mà hàng ngày vẫn thức dậy từ 4g sáng để luộc ốc bán.

Bà bộc bạch rằng, đã hơn 50 năm rồi, cuộc đời bà gắn liền với con ốc. Đến bây giờ, khi chợ Nancy bị giải tỏa, bà và quầy ốc của mình lại lui vào trong con hẻm nhỏ chật chội. Bà bám vào cái sạp ốc ấy để sống qua ngày.

Đôi tay run run khều những con ốc trên chiếc chảo nóng, khóe mắt bà tèm nhem vì khói bụi, mái tóc bạc phơ, cái lưng khom, gầy yếu… Tôi chợt nghĩ, có lẽ chỉ cần một cơn gió mạnh cũng đủ cuốn bà đi. Vậy mà ít ai ngờ đã mấy chục năm, bà nuôi 6 đứa con và một đàn cháu.

Giọng bà run run: “Chồng chết từ năm tôi mới 27 tuổi nên tôi phải kiếm sống nuôi con một mình. Rồi 3 đứa con trai lần lượt chết, một đứa con gái đi tù, bỏ lại cho tôi một đàn cháu, chắt. Tiền bán ốc mỗi ngày được 50.000 đồng, trừ chi phí thì tiền lời chẳng còn bao, mà vẫn phải thức khuya dậy sớm. Cả đời tôi, chắc không thể thoát được cái nợ đời, nợ kiếp với con ốc này đâu!”. Nói xong, bà đưa tay chùi mắt…”.

Xόm nhὀ ổ chuột nghѐo nàn gần chợ Nancy có cùng cái tên “Dạ Lữ Viện” đã bị “giải tỏa”, và người viết tin rằng vẫn đang có nhiều xóm nhỏ ổ chuột khác đang theo bước chân sinh kế của người nghèo nơi đô thị.


Tin bài liên quan:

VNTB – Không cho tiền người ăn xin: chín người mười ý

Bùi Ngọc Dân

VNTB – Phận đời chốn trần gian

Phan Thanh Hung

VNTB – Hôm nay ông Táo về trời…

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo