VNTB – Đại dịch corona đưa Hoa Kỳ -Trung đến gần với Chiến tranh Lạnh hơn

VNTB – Đại dịch corona đưa Hoa Kỳ -Trung đến gần với Chiến tranh Lạnh hơn

Hoàng Quân Dịch
 

(VNTB) – Đại dịch coronavirus đã đưa Hoa Kỳ và Trung Quốc đến gần hơn với Chiến tranh Lạnh mới với một bước ngoặt bất ngờ nhưng có khả năng gây thương vong.

 

Chính sách cứng rắn của hai nước, và áp lực chính trị do đại dịch gây ra khiến các nhà lãnh đạo khó tránh khỏi việc leo thang.

Trong hai tháng liên tiếp, khi virus khiến hàng vạn người thiệt mạng và gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng trên toàn thế giới, các quan chức của hai siêu cường này đổ lỗi cho nhau.

Tổng thống Donald Trump thường gọi virus corona là “virus Trung Quốc”.

Các quan chức chính phủ Hoa Kỳ âm thầm yêu cầu đánh giá quốc tế về sai phạm của Trung Quốc trong khủng hoảng sức khỏe toàn cầu. Họ đã chộp lấy các trường hợp khẩn cấp về y tế để tấn công các mạng lưới sản xuất và các mối quan hệ kinh tế khác được thiết lập giữa hai nước trong 40 năm qua.


Bắc Kinh thông qua các phương tiện truyền thông và các tác nhân chính trị nhà nước để chỉ trích bài phát biểu và hành động “phân biệt chủng tộc và bài ngoại” của giới tinh hoa chính trị “vô trách nhiệm và bất tài” ở Hoa Kỳ. Thậm chí giới quan chức Trung Quốc cong cáo buộc quân đội Hoa Kỳ gieo rắc đại dịch corona.

Trong bối cảnh dịch bệnh, thuế quan trị giá hàng tỷ Mỹ kim mà Tổng Thống Trump đánh lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và thuế chống thuế quan từ Bắc Kinh vẫn tồn tại, làm gia tăng chi phí thương mại trong lúc các doanh nghiệp vật lộn để duy trì hoạt động (sản xuất, kinh doanh).

Trừng phạt thương mại ảnh hưởng đến các thiết bị y tế đang có nhu cầu rất lớn, như khẩu trang, găng tay và kính, mà đa số được sản xuất tại Trung Quốc.

“Điều này cho thấy mối quan hệ Mỹ-Trung thù địch như thế nào bởi vì họ thậm chí không thể kìm chế khiêu khích và tìm cách phối hợp nỗ lực (hợp tác) cùng nhau.” Bà Susan Shirk, Chủ tịch Trung tâm Trung Quốc thế kỷ 21 từ Đại học California, San Diego bày tỏ.

Shirk và các học giả Trung Quốc khác đã không từ bỏ mối quan hệ hai quốc gia. Bà và hàng chục chuyên gia Trung Quốc khác, cựu chính trị gia và  ngoại giao từ mọi tầng lớp đã đưa ra một tuyên bố chung vào thứ Sáu kêu gọi những nỗ lực hợp tác mới.

Họ kêu gọi Washington tìm kiếm “giải pháp hợp tác nhằm ngăn chặn và đánh bại virus trong và ngoài nước”.

“Các nhà máy của Trung Quốc có thể sản xuất các thiết bị bảo hộ  và thuốc men cần thiết để chống lại dịch bệnh, nhân viên y tế của họ có thể chia sẻ kinh nghiệm lâm sàng quý giá, và các nhà khoa học có thể hợp tác cùng nhau để phát triển vắc-xin,” tuyên bố nêu rõ.

Liệu có bên nào chuẩn bị rút khỏi cuộc đối đầu hay không vẫn chưa rõ ràng. Cả Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đều có lý do chính trị cấp bách để đạt mục tiêu.

Khi số người chết tăng lên và gây áp lực kinh tế đến nhiều người Mỹ hơn, áp lực đối với Tổng thống Trump cũng gia tăng.

Jude Blanchette, Chủ tịch Trung Tâm Trung Quốc học thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết: “Nếu chúng ta đang đối phó với suy thoái toàn cầu và trong nước, chắc chắn sẽ có tiếng nói của chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa dân tộc và bài ngoại.”

Ông cảnh báo: “Họ sẽ tìm cách trả thù và đổ lỗi cho ai đó”.

Có bằng chứng cho thấy các thông điệp chống Trung Quốc của Tổng thống Trump, đã được lưỡng đảng trong Quốc hội và các công ty Mỹ chấp nhận. Các công ty này ngày càng không hài lòng với mối quan hệ của họ với Trung Quốc.

Khi cuộc bầu cử tháng 11 đến gần và những thành tựu mà ông gầy dựng dường như bị xoá sổ, Tổng thống Trump có thể tăng cường tấn công Trung Quốc và buộc tội phía truyền thông chỉ trích nội các của ông là thân Trung Quốc, bao gồm cả Đảng Dân chủ. Một cố vấn chiến dịch của Trump, người yêu cầu không được nêu tên, nói: “Một cách để tiếp tục giành chiến thắng trong cuộc bầu cử là biến nó thành một cuộc trưng cầu dân ý về Trung Quốc”.

Việc tiếp tục đàn áp những người bất đồng chính kiến ​​và nhân quyền, và thực hiện các biện pháp quân sự gây hấn  ở Biển Đông và các dữ kiện khác của Bắc Kinh cũng làm gia tăng  phẫn nộ với Trung Quốc.


Về phía Trung Quốc, sự chỉ trích của Mỹ đối với quốc gia này và nỗi đau kinh tế do thuế quan đã gia tăng tình cảm dân tộc. Sự phẫn nộ của người dân và phản ứng quy mô lớn của ĐCSTQ đối với dịch bệnh đã củng cố quyền lãnh đạo của  Tập Cận Bình, giúp ông dễ dàng tiếp tục đàn áp bất đồng chính kiến.

Nhiều người ở Trung Quốc tức giận với việc Tổng thống Trump đổ lỗi đại dịch cho họ vì điều đó không công bằng và thực tế là sai. Họ cho rằng việc Trung Quốc đã phong toả Vũ Hán và các ổ dịch khác là một mô hình để ngăn chặn và đánh bại dịch bệnh. Nhiều người cũng tin rằng Trung Quốc đang giang tay giúp đỡ các quốc gia khác dù là Trung Quốc vẫn phải đang đối diện với khủng hoảng trong nước.


Ở Trung Quốc, người ta tin rằng chính phủ đã kiểm soát dịch thành công và “Trung Quốc – ngay cả khi không phải là vị cứu tinh của thế giới, thì ít nhất đã làm quá khả năng để giúp đỡ thế giới.” – David Bachman, một chuyên gia Trung Quốc tại Đại học Washington cho biết.

Thiệt hại kinh tế gia tăng do đại dịch có thể làm trầm trọng thêm sự bất mãn của người dân hai nước.

Hai nền kinh tế dự kiến ​​sẽ trải qua cuộc suy thoái lớn nhất trong nhiều thập kỷ, hàng triệu người bị mất việc, các công ty bị tê liệt hoặc bị phá sản, các nhà lãnh đạo chính trị phải đối mặt với khủng hoảng mà với các biện pháp kích ứng kinh tế truyền thống dường như không còn hiệu quả.

Các nhà phân tích nói rằng khi suy thoái kinh tế lan rộng thì việc thỏa hiệp trở nên khó khăn hơn thậm chí là khi giảm thiểu căng thẳng đều có lợi cho hai bên.


Blanchett nói: “Tôi không nghĩ mọi thứ sẽ tốt hơn kể từ đây. Một Trung Quốc ngày càng độc tài, cùng với sự suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu, suy thoái nội bộ, cộng với một tổng thống dân túy, cùng với năm bầu cử, điều đó có nghĩa là ngày càng có nhiều phán xét về Trung Quốc.”

Trong những tháng tới, nền kinh tế Trung Quốc dự kiến ​​sẽ trải qua sự tăng trưởng chậm nhất trong hơn 40 năm và thậm chí là tăng trưởng âm lần đầu tiên kể từ giữa những năm 1970.

Điều đó có thể đe dọa sự ổn định chính trị nếu Đảng Cộng sản không thể tiếp tục cải thiện tình trạng kinh tế để đổi lấy việc tuân thủ một hệ thống độc đoán và đàn áp.

Nhưng có những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Trung Quốc có thể hoạt động tốt hơn hầu hết các nước phương Tây dự kiến. Nicholas Lardy, một chuyên gia kinh tế Trung Quốc, cho biết các nhà máy tại Trung Quốc về cơ bản đã hoạt động trở lại và mức tiêu thụ điện đã trở lại 95% so với thời điểm này năm ngoái.

 

Không có nghi ngờ rằng do suy thoái kinh tế ở châu Âu và Hoa Kỳ, thương mại sẽ bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm nhu cầu, nhưng trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nhưng xuất khẩu từ Trung Quốc chỉ gây ra một nửa áp lực cho nền kinh tế Mỹ. Bắc Kinh không cần sử dụng một lượng tín dụng lớn để kích thích tăng trưởng kinh tế, cũng như không cần cung cấp bất kỳ biện pháp nào tương tự như kế hoạch cứu trợ trị giá 2 nghìn tỷ Mỹ kim được Hoa Kỳ áp dụng hai tuần trước.

Đối với Tổng thống Hoa Kỳ, cuộc đối đầu với Trung Quốc tập trung vào thương mại. Ông đã tiến hành một cuộc chiến thuế quan với Trung Quốc và làm xói mòn mối quan hệ giữa hai nước được vun đắp trong nhiều năm.


Vào tháng 1, có một tia hy vọng rằng căng thẳng sẽ giảm bớt: Hai bên đã đạt được thỏa thuận thương mại quan trọng và Trung Quốc đã hứa sẽ mua thêm các sản phẩm nông nghiệp và hàng hóa khác của Hoa Kỳ trị giá hàng tỷ Mỹ kim.

Nhưng Bachman nói: “Thỏa thuận thương mại được ký vào tháng 1 đã chết.” “Mục tiêu đó không thể nào đạt được. Do đó, đây sẽ là nguồn gốc của sự bất mãn từ phía Hoa Kỳ.”

Ngoài ra, đại dịch corona cho thấy sự phụ thuộc nặng nề của Hoa Kỳ vào nguồn cung cấp y tế và thuốc men thiết yếu từ Trung Quốc, cũng như nhiều sản phẩm khác.

Dịch bệnh này đã phá hủy chuỗi cung ứng hiện do Trung Quốc thống trị, khiến nhiều công ty Mỹ lên kế hoạch tái định cư sản xuất nơi khác và tái cấu trúc quan hệ thương mại toàn cầu.


Sự gián đoạn diễn ra khi các công ty Hoa Kỳ vỡ mộng với mối quan hệ Trung Quốc, liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và bí quyết của các công ty Hoa Kỳ tại Trung Quốc.

Bất kể hậu quả của cuộc khủng hoảng corona thế nào, gần như chắc chắn rằng mối quan hệ kinh tế giữa hai nước sẽ thay đổi trong dài hạn.

Clyde Prestowitz, cựu đàm phán viên hàng đầu của chính quyền Reagan, nói rằng đại dịch “cho thấy không thể liên kết chặt chẽ Hoa Kỳ với Trung Quốc. Ý tưởng cho rằng thương mại tự do và toàn cầu hóa sẽ chế ngự Trung Quốc và làm cho họ dân chủ hơn. Tôi nghĩ điều này là không đúng.”

 

Nguồn: https://tdn.com/news/coronavirus-pandemic-pushes-us-and-china-closer-to-cold-war/article_867ff36d-c09b-5d18-be39-56004dc1ddb3.html

 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)