VNTB – Dân biểu Đức, Chủ tịch Nhóm Dân biểu về Quan hệ với Khối ASEAN, đòi trả tự do cho nhà báo Ts. Phạm Chí Dũng

VNTB – Dân biểu Đức, Chủ tịch Nhóm Dân biểu về Quan hệ với Khối ASEAN, đòi trả tự do cho nhà báo Ts. Phạm Chí Dũng

 

——————————————————————————————-
Bản dịch tiếng Việt
của tổ chức VETO! Human Rights Defenders‘ Network
(VETO! Mạng lưới Người Bảo vệ Nhân quyền) 
Email: VETO.germany@gmail.com, Web: www.veto-network.org 
——————————————————————————————–

Thông cáo báo chí


v/v: Dân biểu Đức Renate Künast (*) kêu gọi trả tự do cho nhà báo Ts. Phạm Chí Dũng 

Ngày 05 tháng 1 năm 2021

Dân biểu liên bang Đức Renate Künast tuyên bố như sau về bản án đối với các nhà báo Việt Nam:  Ts. Phạm Chí Dũng, ông Nguyễn Tường Thụy và ông Lê Hữu Minh Tuấn vào ngày 5/1/2021 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Hôm nay tôi rất bàng hoàng nhận tin nhà báo nổi tiếng Ts. Phạm Chí Dũng, Chủ tịch của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN), đã bị Tòa án Nhân dân TpHCM kết án 15 năm tù và thêm 3 năm quản thúc tại gia với cáo buộc „Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam“. Hai cộng sự viên của ông cũng bị tòa án này kết án tổng cộng 22 năm tù và 6 năm quản thúc tại gia. Đây là án tù cao nhất cho tới nay cho tội danh này đối với người bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam. Cũng trong tư cách là Chủ tịch Nhóm Dân biểu  về Quan hệ với Khối ASEAN của Quốc hội Liên bang Đức tôi kêu gọi Việt Nam trả tự do cho Ts. Phạm Chí Dũng, ông Nguyễn Tường Thụy và ông Lê Hữu Minh Tuấn. Việc bắt họ là độc đoán và phiên xử đã không đáp ứng với nghĩa vụ quốc tế được qui định bởi Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã gia nhập vào năm 1982.

Ts. Dũng là một nhà báo tự do trong một quốc gia không có tự do báo chí. Từ năm 2012 ông đã viết bài cho các tổ chức truyền thông ở trong và ngoài Việt Nam. Mặc dù đã từng bị bắt giam và hăm dọa nhiều lần, ông vẫn dấn thân bảo vệ nhân quyền. Ngay trước khi bị bắt Ts. Dũng đã nhiều lần và mạnh mẽ kêu gọi Nghị Viện Âu Châu không bỏ phiếu thông qua Hiệp định Thương mại Tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA) nếu Việt Nam không trả tự do cho các tù nhân chính trị và không cải thiện tình trạng nhân quyền một cách cụ thể. Việc bắt giam ông ngay trước khi Nghị viện Âu Châu phê chuẩn EVFTA đã cho thấy mối liên hệ của vụ việc này với EVFTA. Các quốc gia thành viên của Liên minh Âu Châu (EU) có bổn phận đấu tranh cho ông được tự do và cho tự do báo chí ở Việt Nam với tất cả các phương tiện của EVFTA và Hiệp định Đối tác và Hợp tác giữa EU và Việt Nam (PCA). Những hứa hẹn cải thiện nhân quyền trong tiến trình phê chuẩn EVFTA là chưa đủ mà cần chứng minh bằng hành động thực tế. Thương mại tự do với khối EU không thể diễn ra mà không bảo vệ nhân quyền.“  

Lai lịch

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, SN 1966, bị bắt vào ngày 21/11/2019. Cho đến khi phiên xử diễn ra ông bị giam không cho gặp mặt gia đình và không cho gặp luật sư trong một quãng thời gian dài. Ngay trước khi bị bắt ông đã có 5 hoạt động đáng kể cho nhân quyền liên quan đến Hiệp định Thương mại Tự do giữa EU và Việt Nam, trong đó có 2 thỉnh nguyện thư và một video clip gửi cho Nghị viện Âu Châu.

Qua sự thỉnh cầu của tổ chức nhân quyền Veto! tôi đã nhận lời bảo trợ cho Tiến sĩ Phạm Chí Dũng để cho thấy rằng tôi rất lo lắng về tình trạng tự do báo chí tồi tệ ở Việt Nam. Quyền hiến định về tự do ngôn luận và tự do báo chí tại Việt Nam sẽ được đo lường bằng cách đối xử đối với trường hợp của ông. Trường hợp của ông sẽ đại diện cho các công sự viên và nhiều nhà báo, Facebooker and Blogger đang bị giam giữ.

Qua đề nghị của tôi Chương trình Dân biểu Bảo vệ cho Dân biểu (PsP) của Quốc hội Liên Bang Đức đã nhận bảo trợ cho ông. 

(*) Thông tin về dân biểu Đức Renate Künast

Vào ngày 07/10/2020, bà Renate Künast, dân biểu Quốc hội Liên Bang Đức, đã chính thức loan báo nhận việc nhận bảo trợ cho ông Phạm Chí Dũng, một nhà báo tự do và Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN), và đưa ông vào chương trình “Dân biểu bảo vệ Dân biểu” của Quốc hội. Trong bài phỏng vấn của Quốc hội liên bang Đức vào ngày 01/12/2020, bà Künast trình bày rõ phương cách đấu tranh cho tự do của Phạm Chí Dũng và cho quyền tự do báo chí ở Việt Nam.

Luật sư Künast, sinh năm 1955, là dân biểu Quốc hội Liên Bang Đức từ nhiệm khóa 2002 đến nay. Bà từng là Bộ trưởng Liên bang về Bảo vệ Người tiêu thụ, Dinh dưỡng và Nông nghiệp (2001-2005), Chủ tịch  Uỷ Ban Tư pháp và Bảo vệ Người tiêu thụ của Quốc hội liên bang Đức (2014-2017), Dân biểu tiểu bang Berlin (1985-1987, 1989-2000), Chủ tịch  Khối dân biểu đảng Xanh tại Quốc hội tiểu bang Berlin (1990-1993, 1998-2000), Chủ tịch đảng Xanh Liên bang (2000-2001) và Chủ tịch  Khối dân biểu đảng Xanh tại Quốc hội Liên bang Đức (2005-2013).

Nguyên văn:

Renate Künast fordert die Freilassung des vietnamesischen Journalisten Dr. Pham Chi Dung

Die Bundestagsabgeordnete Renate Künast erklärt zu der Verurteilung der vietnamesischen Journalisten Dr. Pham Chi Dung, Nguyen Tuong Thuy und Le Huu Minh Tuan am 5. Januar 2021 in Ho Chi Minh Stadt, Vietnam:

„Mit großer Bestürzung erfahre ich heute, dass der bekannte Journalist Dr. Pham Chi Dung, Vorsitzender der Vereinigung der Unabhängigen Journalisten in Vietnam (IJAVN), vom Volksgericht in Ho Chi Minh Stadt wegen „Propaganda gegen den Sozialistischen Staat“ zu 15 Jahren Haft und 3 weiteren Jahren Hausarrest verurteilt worden ist. Zwei seiner Mitstreiter wurden in diesem Prozess zu insgesamt 22 Jahren Haft und 6 Jahren Hausarrest verurteilt. Das ist bislang die höchste Strafe wegen dieser Anschuldigung für Menschenrechtsverteidiger in Vietnam. Auch als Vorsitzende der Parlamentariergruppe ASEAN im Bundestag, fordere ich Vietnam auf, Dr. Pham Chi Dung, Nguyen Tuong Thuy und Le Huu Minh Tuan  freizulassen. Ihre Verhaftungen waren willkürlich und die Gerichtsverhandlung entsprach nicht der internationalen Verpflichtung nach dem UN Internationalen Pakt für Bürgerliche und Politische Rechte, dem Vietnam 1982 beigetreten ist.

Dr. Dung ist ein freier Journalist in einem Land ohne freie Presse. Er schrieb seit 2012 für Medien in Vietnam und außerhalb. Trotz zahlreicher Verhaftungs- und Einschüchterungsversuche setzte er sich weiter für die Menschenrechte ein. Unmittelbar vor seiner Verhaftung hatte Dr. Dung das Europäische Parlament mehrmals und nachdrücklich dazu aufgerufen, das EU-Vietnam Freihandelsabkommen (EVFTA) nicht ohne Freilassung von politischen Gefangenen und konkrete Verbesserung der Menschenrechtslage in Vietnam zuzustimmen. Seine Verhaftung im Vorfeld der EVFTA Ratifizierung deutete auf diesen Zusammenhang hin. Die EU – Mitgliedstaaten haben die Pflicht, sich für seine Freilassung und die Pressefreiheit in Vietnam mit allen verfügbaren Mitteln des EVFTA und Partnerschaft- und Kooperationsabkommens (PCA) einzusetzen. Versprechungen zur Verbesserung der Menschenrechtslage während des EVFTA Ratifizierungsprozesses reichen nicht aus, es kommt auf Taten an. Freihandel mit der EU darf  nicht ohne Einhaltung der Menschenrechte stattfinden.“

Hintergrund

Dr. Pham Chi Dung, geboren 1966, wurde am 21.11.2019 verhaftet und bis zum Prozessbeginn in Haft ohne Kontakt zu seiner Familie und zum großen Teil zu seinen Anwälte gehalten. Unmittelbar vor seiner Verhaftung machte er mit fünf bedeutsamen Aktionen für die Menschenrechte auf das EU -Vietnam Freihandelsabkommen aufmerksam, darunter zwei Petitionen und eine Video-Botschaft an das Europäische Parlament.

Auf Bitte der Menschenrechtsorganisation Veto! habe ich die parlamentarische Patenschaft für Dr. Pham Chi Dung übernommen, um zu zeigen, dass ich um den desolaten Zustand der Pressefreiheit in Vietnam besorgt bin. Das in der vietnamesischen Verfassung verbriefte Recht auf Meinungs- und Pressefreiheit wird auch an der Behandlung seines Falls gemessen. Sein Fall steht stellvertretend für seine inhaftierten Mitstreiter und zahlreiche Journalisten, Facebooker und Blogger, die sich in Haft befinden.

Auf meine Initiative hin wurde Dr. Pham Chi Dung in das Patenschaftsprogramm „Palamentarier schützen Parlamentarier“ des Deutschen Bundestages aufgenommen.


 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)